Lập dàn ý và Tả lại cảnh gia đình em vào ngày tết.ai làm được mình tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
>> Tham khảo: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
bn vào cái này mà tham khảo mk trả lời ở đấy
https://olm.vn/hoi-dap/question/1064237.html
I. Mở bài: Giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.
II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
- Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thồng thoáng.
- Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
- Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ họ
III. Kết bài
Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
- Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Dàn ý chung:
I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.
Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.
Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.
Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.
Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.
Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.
Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.
Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.
Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.
Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.
k mk nha
Mỗi khi Tết đến xuân về lòng người lại không ngừng rộn ràng háo hức. Trẻ con được may áo mới, người lớn được dịp nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả và đặc biệt gia đình được đoàn tụ sum vầy. Chiều ba mười tết năm nào nhà em cũng tổ chức bữa cơm tất niên đầm ấm. Các cô các chú đều gác lại những công việc của một năm để có mặt đầy đủ bên gia đình.
Mọi người đến từ sáng, cả nhà cùng nhau đi mua sắm Tết mua chúng cho gia đình con trưởng rồi lại mua riêng cho gia đình nhà mình. Đến trưa về ăn nhẹ và đầu giờ chiều bắt đầu làm cơm. Phụ nữ thì xào nấu còn đàn ông thì thịt gà, băm chặt. Bọn trẻ con biết làm rồi thì rửa bát lau bát để chuẩn bị ăn cơm. Một số đứa khác nhặt rau giúp cho mẹ mình.
Bữa tất niên có đề huề những món ngon thường ngày không có. Trên mâm cơm tất niên có sáu món ăn tất cả. Bên này đĩa giò được thái rất công phu tỉa tót nhờ bàn tay của những người phụ nữ đảm đang, bên trên được trang điểm bằng một bông hoa cà rốt và một cành lá đinh lăng ăn kèm. Một đĩa thịt gà đầy đủ cả cố cánh lẫn chân gà, đùi gà. Da gà vàng ươm, thịt gà chín tới trông rất hấp dẫn. Bên cạnh là một bán miến, sợi nào sợi nấy trắng trong như được chất lọc từ những hạt gạo tinh túy nhất. Một bát khoai xào nước mắm thơm phức vàng ươm, một đĩa bánh trưng xanh, một đĩa thịt lợn, một bát dưa hành. Mâm cơm tất niên thật sung túc, đầy đủ.
Trên mâm cơm ấy, những người đàn ông tay cầm chén rượu miệng trao cho nhau những lời chúc thiết tha, chân tình. Mọi người ai nấy cũng cười nói vui vẻ. Những phụ nữ ăn uống cùng nhau, cười nói với nhau. Họ ăn xong trước họ lên giường ngồi nói chuyện với nhau rất vui vẻ, họ kể về chuyện đã qua, họ định hướng về tương lại phía trước.
Cứ như thế bữa cơm tất niên diễn ra thật hạnh phúc, chiều ba mươi tết khép lại một năm cũ đầy những vất vả nhọc nhắn và mở ra một năm mới sung túc hạnh phúc hơn.
Dàn ý :
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học.
Ngôi trường nằm ở đâu? (Trên đường Âu Cơ – Q.11)
Em đến đây vào lúc nào? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm)
Để làm gì? (Đi học; trực lớp)
II. Thân bài:
A. Tả bao quát:
- Trường có diện tích thế nào? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc)
- Từ xa thấy cổng trường ra sao? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp)
- Sáng sớm khí trời thế nào? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh)
B. Tả từng bộ phận:
- Quang cảnh trường khi đến đây? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm)
- Học sinh đến sớm làm gì? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …)
- Cảnh sân trường khi trời sáng dần? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …)
- Hoạt động của một nhóm bạn? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng; một số bạn đang trực lớp; …)
- Thầy cô thế nào? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …)
- Giờ truy bài? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …)
- Giờ lên lớp? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học)
C./ Tả cảnh vật liên quan:
- Bầu trời sáng mai? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.)
- Chim chóc? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt)
III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em.
Em có cảm nghĩ gì về trường em? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em)
Em hứa gì? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)
A. Mở bài :
- Giới thiệu về buổi sáng sớm nơi em đang sống
B. Thân bài :
1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó
- Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.
- Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương
- Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng
2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người
- Em dậy sớm ra sân tập thể dục
- Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương
- Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng
- Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn
- Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng
- Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ
- Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn
- Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.
C. Kết bài :
- Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.
** Đoạn văn
"Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh.Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em . Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông , mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm , họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng , khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng . Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời . Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống . Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình , đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng . Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu . Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo . Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.
Dàn ý chung:
I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
Chúc bạn học tốt
Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?
- Cu Ti là em ruột cùa tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.
Thân bài:
a) Tả hình dánq của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vai.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt cùa bé:Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/ viết đoạn | Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng thơ liên quan. | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật/sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn biểu cảm về sự việc | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng quy tắc/ luật lệ liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
1 Mở bài:
* Giới thiệu chung :
- Thời gian: Chiều 30 Tết.
- Không gian: Ngôi nhà của em.
- Nhân vật: Những người thân trong gia đình.
2. Thân bài:
Bữa cơm sum hpp :
- Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết.)
- Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người nhỏ việc nhỏ...)
- Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?
- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?
- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...)
3. Kết bài:
* Cảm xúc của em :
- Cảm động và thích thú.
- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.
- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.
I. Mở bài: giới thiệu không khí tết ở gia đình
Ví dụ:
Tết là thời gian mà mọi người cùng về nhàm cùng quay quần bên nhau sau bao ngay xa cách và làm việc mệt mỏi. tết là đoàn tụ, là tụ họp để chia sẻ những kỉ niệm vui buồn và nói cho nhau nghe dự dịnh của năm mới. mỗi lần tết đến, là mỗi lần được sống trong hạnh phúc. Mỗi lúc đến tết, gia đình em luôn quay quần bên nhau rất vui vẻ và hạnh phúc.
II. Thân bài: tả không khí tết ở gia đình em
1. Tả khung cảnh ngày têt
2. Tả không khí ngày tết ở gia đình em vào buổi sáng
3. Tả không khí ngày tết ở gia đình em vào buổi trưa
4. Tả không khí ngày tết ở nhà em vào buổi tối
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về không khí ngày tết ở gia đình em
Ví dụ:
Mỗi dịp tết thì gia đình em rất vui và hạnh phúc. Em hi vọng chúng ta sẽ giữu được truyền thống dân tộc này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả không khí tết ở gia đình” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Ba là cây nên vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh……. Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật là kì là. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.
Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.
Gia đình em có bốn thành viên: cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.
Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em trai đang nhạn mình là những đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. những hình ảnh đo như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quẩn bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đàng được phát sóng. Thình thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đâu dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.
Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.
Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.
Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.