Thuyết minh về cách làm diều giấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.
Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.
Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon. Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều giấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ giấy khổ 30x30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chuẩn bị xem như xong.
Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gãy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80 cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.
Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.
Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam.
I. Mở bài: giới thiệu về con diều
Thả diều là một trò chơi dân gian của người Việt Nam, đến bay giờ thì trì chơi này vẫn được duy trì. Dù sự phát triển của khoa học công nghê, các trò chơi điện tử, nhưng niềm yêu thương dành cho con diều vẫn không thể phai. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về con diều.
II. Thân bài: thuyết minh về con diều
1. Lịch sử tạo ra con diều:
- Thả diều có nguồn gốc vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm.
- Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành
- Chiếc diều nhờ gió để bay lên, nên diều có ý nghĩa như sự vương lên trong cuộc sống, bay cao bay xa như diều
2. Các hình dạng, hình thù của diều
- Hình hộp
- Hình vuông
- Hình rồng
- Hình chim
- Hình người
3. Cách làm diều:
a. Chuẩn bị vật liệu làm diều:
- Giấy A2, để làm diều giấy bạn nên dùng loại giấy khổ lớn, không nên sử dụng giấy nhỏ như A4, A5...
- Thanh tre đã vót
- Dây cước
- Hồ dán
- Thước, kéo
- Dao rọc giấy
- Bút chì
b. Làm diều:
- Bước 1: cắt giấy theo hình mà bạn muốn
- Bước 2: dán thanh tre đã vót lên giấy để cố định
- Bước 3: Xong làm đuôi cho diều
- Bước 4: trang trí diều
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con diều
Con diều như biểu tượng cho truyền thống của dân tộc Việt Nam
Chúng ta hãy cùng giữ gìn một trò chơi thú vị này.
Bài tham khảo 1
Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân dan. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.
Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đò chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều dấy đơn giản.
Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều dấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.
Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh dấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc dâu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.
Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng dấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.
Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam
Bài tham khảo 2
Diều ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là diều hình thuyền, hay còn gọi là diều trăng, kích thước rất khác nhau, nhỏ từ 1 m, to thì 3 đến 5 m, cá biệt lên đến 8 m (cái này nếu gặp gió có thể nhấc bổng cả một đứa trẻ). Đầu vụ hè, tre hơi già (bắt đầu ngả mầu vàng) được đốn, cây tre làm diều phải là cây vừa tầm, không quá cao vì những cây này thường mềm, và không quá thấp, và không được quá nhiều cành. Tre hạ xuống, được pha làm nhiều khúc tuỳ thuộc vào kích thước diều định làm, phơi trong nắng nhạt khoảng 5 – 7 nắng cho bớt nước là có thể chuốt được rồi.
Vót cọng diều là cả một quá trình, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của con diều. Cọng nếu vót quá nhỏ, diều sẽ dễ lên nhưng nếu gặp gió cả sẽ bị chao. Nếu to quá, diều sẽ rất khó ăn gió. Cọng diều được vót thuôn nhỏ về hai đầu, dễ bắt gió nhưng vẫn đủ độ cứng khi gặp gió cả. Hai cọng diều không nhất thiết phải bằng nhau nhưng mỗi cọng bắt buộc phải đối xứng nhau. Để kiểm tra sự đối xứng của cọng diều người ta thường lấy một sợi dây không co dãn, kéo cọng theo một mức nhất định và quan sát.
Có những chuẩn mực nhất định khi lên khung: Chiều dài diều thường gấp 3 lần chiều ngang. Độ cong của diều thường phụ thuộc vào con mắt của người dựng nhưng thường vào khoảng 15 đến 20 độ. Khung diều phải cân nếu không diều sẽ bị chao.
Khung đã lên xong, bây giờ đến công đoạn phất diều, có nhiều chất liệu khác nhau có thể dùng để phất diều, phổ biến là giấy bản, hiện nay diều được phất chủ yếu bằng ni lon. Diều phất phải vừa căng nhưng không được kéo khung, mép khâu phải đều cân xứng.
Buộc lèo là một công đoạn rất quan trọng. Độ dài của lèo được tính bằng hai lần chiều ngang diều tức là 2/3 chiều dài diều, mối nối giữa lèo và dây diều có thể điều chỉnh được để tuỳ thuộc vào gió và độ cao mong muốn mà chỉnh lèo. Sáo diều được làm từ ruột nứa hay cật tre đan phết sơn, lỗ sáo được khoét từ những loại gỗ nhẹ và không co dãn như gỗ mít.
Một bộ sáo thường có từ 3 đến 5 sáo để tạo ra các âm vực khác nhau, từ tiếng thanh của sáo nhỏ đến tiếng trầm của sáo to. Diều thường được thả ở cánh đồng đầu làng, sau đó được dắt về nhà của gia chủ hay đầu làng. Một cánh diều tiêu chuẩn là tiếng sáo phải rõ, trong, cánh diều phải đứng không chao, dây không được trùng.
Mình còn nhớ hồi còn bé buổi chiều bọn trẻ con hay tụ tập thả diều ở sân bóng hay bãi cỏ, hay chạy ở đường.Vui thật có đứa chạy mỏi cả chân mà diều thì quay tít mù.
Làm diều đầu tiên phải tìm được tre, tre phải già già đó nhá chọn lấy đoạn giữa, dóc ra, phơi nắng phơi sương cỡ một tuần cho ổn định (không thì để trên nóc bếp củi để phơi bồ hóng ý). Sau đó vót thành từng que đều nhau tròn tròn cỡ ngón tay út của trẻ con. Lúc vót cũng kỳ công, phải cân chỉnh làm sao để đến khi buộc sợi dây vào giữa thân que tre thì nó thăng bằng, trọng lượng được dàn đều trên cả que. Khi cầm 2 đầu uốn cong lại thành hình cánh cung thì phải tròn căng. Phải như thế thì mới uốn thành cánh diều được. Khung của các loại diều Tu (giống mảnh trăng lưỡi liềm), diều Quạ (giống diều Tu nhưng có thêm cái mỏ quạ & cái đuôi xoè ra bên dưới để cân bằng gió), diều Dái (từ diều Tu, có thêm 2 vòng tròn bên dưới giống như tên gọi của nó cũng để cân bằng). Trong ba loại diều trên thì diều Tu là khó làm nhất, vì độ thăng bằng rất nhạy, chỉ cần tính sai ở công đoạn vót tre làm khung, dán giấy, hay buộc dây lèo là diều lên trời cứ quay tít mù.
Khi tre vót xong rồi, tiếp theo dùng dây sợi để lên khung cho diều, lúc này rất cần phải khéo tay để hệ thống dây kéo & chằng cho các que tre uốn thành cánh diều.
Lên xong khung diều rồi thì dán giấy, Chọn giấy nào nhẹ dai mà bền nhé. mà chẳng may khi đang thả bị mưa một chút còn kéo về kịp.
Dán xong giấy thì cơ bản đã nhìn thấy chiếc diều rồi, nhưng vẫn chưa khai sinh cho nó được, phải để cho hồ khô hết, trọng lượng diều ổn định rồi mới buộc dâu lèo. Tìm dây sợi chắc & dai để buộc lèo, có nhiều loại lèo (lèo đôi, lèo ba) tuỳ theo số mối nối. Buộc mỗi một mối lèo lại phải nhấc diều lên cân chỉnh sao cho thật thăng bằng. Trong lúc làm diều nếu có lỗi trong lúc lên khung hoặc dán giấy thì bước buộc lèo chính là hiệu chỉnh sau cùng.
Cuối cùng là dây diều. Ra chợ hỏi dây dù hình như có 2k một quận nhỏ.Mua mấy quận gỡ ra rồi nối lại.Chọn loại dây nhẹ nhẹ thôi nhé.
TK
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.
Refer
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; dây: nếu là diều to bạn phải có dây to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; hồ dán; sáo (chỉ để lắp cho diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thăng bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đừng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản.
Để làm phần đầu, bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Tương tự phần đuôi cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Tuy nhiên một đầu nhọn của tam giác sẽ gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vào đuôi của trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một chiếc diều hình con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Nguồn gốc của trò chơi
Theo một số sử liệu ghi chép, thả diều là trò chơi được du nhập từ Trung Hoa từ 2800 năm trước. Chiếc diều đầu tiên được ghi nhận tại đây do công một người thợ mộc tên là Lỗ Ban chế tạo ra.Tuy nhiên câu chuyện từ thời Xuân Thu không đủ thuyết phục để có thể khẳng định trò chơi này bắt nguồn từ Trung Quốc bởi vì đất nước ta luôn chú trọng những món ăn tinh thần bằng hình thức các trò chơi dân gian. Có thể nói, cánh diều ra đời trên những cánh đồng lúa vừa thu hoạch, dưới các sườn núi và trên những triền đê cùng với tiếng sáo vi vu của lũ trẻ mục đồng.
Cấu tạo của chiếc diều
Cánh diều ở Việt Nam rất đa dạng: diều hộp, diều vuông, diều rồng, diều chim, diều người, diều quạ…Tùy thuộc vào từng loại diều mà cấu tạo của chúng không giống nhau.Tuy nhiên xét về cấu tạo các bộ phận làm nên diều ta có thể thấy, diều gồm ba bộ phận cơ bản: khung diều, giấy diều và dây diều.
Cách làm một chiếc diều quạ cơ bản:
Diều quạ là loại diều phổ biến nhất đối với trẻ em vì cách làm chúng khá đơn giản, chỉ qua vài bước những đứa trẻ đã có trò chơi thú vị. Diều quạ cũng tiện lợi và bay cao kể cả những ngày trời gió nhẹ.Dụng cụ làm diều: tre tươi cứng và dẻo; giấy làm diều (có thể chọn giấy màu khổ lớn, giấy báo, giấy quảng cáo…); cuộn dây nilong, hồ dán, kéo, dao gọt tre.Bước tiến hành:+ Chuẩn bị hai thanh tre dài 90cm được gọt dũa bóng và nhỏ, đảm bảo độ dẻo của tre.
+ Uốn cong hai thanh tre để tạo thành khung cánh quạ
+ Để làm đầu của quạ, ta dùng một thanh tre nhỏ dài 10cm rồi uốn cong buộc hai đầu vào trục khung sao cho tạo thành đầu nhọn.
+ Để làm đuôi diều, ta chọn thanh tre dài 25cm và buộc thành hình tam giác, một đầu nhọn của tam giác găn với thanh trục.
+ Dán giấy lên phần cánh diều sao cho các mép giấy thẳng đều.
+Riêng phần đuôi, giấy đuôi dán thả dài và chắc chắn để tránh gió làm đứt.
+ Đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre để cột dây diều, buộc hai đầu sợi dây vào hai lỗ vừa đục và lấy một đoạn dây 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước,đầu còn lại buộc vào đuôi của trục.
Cách thả diều
Địa điểm: thả diều thích hợp nhất là thả ở đồng quê, trên các triền đê, cánh đồng…nơi có những bãi đất trống không nhiều cây cao và không có đường dây điện.Thời gian: diều có thể chơi quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất vẫn là mùa xuân. Những ngày sau tết khi khí trời hanh khô, mát mẻ và những cơn gió nhẹ sẽ giúp cánh diều bay cao. Đây cũng là thời điểm mùa màng thu hoạch xong, công việc nhàn rỗi và những cánh đồng trống thích hợp cho lũ trẻ thi nhau xem diều ai bay cao nhất.Cách chơi: Nâng cánh diều theo phương ngang, đầu diều hơi chếch lên trên rồi chạy một đoạn, sau đó buông cánh diều và nắm chặt dây. Cánh diều được gió nâng lên cao dần, người chơi kéo nhẹ sợi dây để dây căng theo cánh diều. Khi diều cao ở tầm vừa ý thì giật nhẹ dây rồi buộc dây diều vào một cột cố định nếu người chơi muốn nghỉ tay ngắm diều.
Ý nghĩa của trò chơi
Thả diều là trò chơi yêu thích của trẻ em và cả người lớn bao đời nay. Sau những giờ lao động mệt nhọc,được thả hồn theo những cánh diều, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm mây trời lơ đãng là điều tuyệt vời.Trò chơi dân gian này còn đi vào các dịp lễ tế, hội hè ở một số địa phương còn tổ chức thi thả diều,làm diều để cánh diều trở nên tinh tế, xinh đẹp và thể hiện bàn tay sáng tạo của con người.Thả diều chứa đựng ý nghĩa muốn bay cao, bay xa,cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Thả diều còn mang tính giáo dục rất lớn đối với trẻ em. Từ cách làm diều, cách chọn lựa giấy, dây và cách nâng diều lên cao sẽ giúp các em học được tính kiên nhẫn, sự tinh tế, khéo léo.
Kết bài: Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, các trò chơi hiện đại thay thế dần trò chơi dân gian. Không chỉ thế,khi nhà cao tầng và những đường dây điện cao thế mọc lên, dân cư đông đúc hơn đồng nghĩa với những địa điểm thả diều thu hẹp lại. Tuy nhiên trò thả diều vẫn không bị may một trong nhân dân. Đâu đó ta vẫn thấy những cánh diều căng gió thi nhau trên bầu trời, những cánh diều nuôi giữ ước mơ kỉ niệm.
Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.
Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.
Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa váo sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.
Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.