Mơ đầu bài thơ nhớ con sông quê hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Ta nhận ra thể thơ này dựa trên cách sắp xếp ý, không có quy tắc về số lượng âm tiết hoặc vần điệu.
Câu 2. Từ láy trong đoạn thơ trên bao gồm: "Quê hương", "bánh đa", "đồng vàng", "lúa chín".
Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên là hình ảnh. Tác giả sử dụng các hình ảnh về quê hương, những âm thanh như tiếng sáo
Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ là mô tả về quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào, đáng yêu.
Câu 5. Những câu thơ sau gợi về những kỷ niệm về tuổi thơ, như cảm giác như mơ, sự dại khờ đáng yêu của cậu bé, tiếng sáo diều và cánh cò trắng chiều chân đê. Những kỷ niệm này gợi lên cảm xúc của sự ngọt ngào, hạnh phúc và sự kết nối với quê hương.
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về sự yêu quê hương và những kỷ niệm đáng trân trọng về tuổi thơ. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta giữ vững tình yêu và ghi nhớ quê hương, nơi đã định hình và gắn kết với chúng ta.
câu 3 :
- Điệp từ 'quê hương", "là": làm nhịp điệu bài thơ thêm dồn dập, cảm xúc và nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong thơ.
- So sánh "quê hương là..." nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.
a) Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt
- Thể thơ: Thơ lục bát biến thể (thơ lục bát có một số câu ngắn hơn hoặc dài hơn so với thể thơ lục bát truyền thống).
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
b) Xác định đối tượng biểu cảm, biện pháp tu từ
- Đối tượng biểu cảm:Quê hương.
- Biện pháp tu từ:
- Ẩn dụ:Quê hương được ẩn dụ qua các hình ảnh như "tiếng ve," "lời ru của mẹ," "dòng sông," "góc trời tuổi thơ," "tiếng sáo diều," "cánh cò trắng."
- Liệt kê:Liệt kê các hình ảnh thân thuộc của quê hương như "tiếng ve," "dòng sông," "tiếng sáo diều," "cánh cò."
c) Nội dung chính của đoạn thơ
Đoạn thơ gợi lên những hình ảnh thân thương và bình dị về quê hương, nơi gắn liền với tuổi thơ và những ký ức đẹp đẽ. Qua các hình ảnh quen thuộc như tiếng ve, lời ru của mẹ, và tiếng sáo diều, tác giả bày tỏ tình cảm sâu nặng và sự gắn bó với quê hương.
d) Đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc về quê hương
Quê hương trong trái tim em là nơi chứa đựng những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ. Đó là con đường làng quanh co, nơi em cùng lũ bạn chạy nhảy dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng mênh mông, và hương lúa chín thoang thoảng mỗi khi mùa gặt đến. Quê hương còn là những buổi chiều ấm áp, ngồi bên bờ sông lặng lẽ ngắm nhìn mặt trời khuất dần sau rặng tre. Tất cả những hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm hồn em, tạo nên tình yêu mãnh liệt và lòng biết ơn với mảnh đất thân yêu, nơi đã nuôi dưỡng em lớn lên từng ngày.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lời
Quê hương! Tiếng gọi sao mà thiêng liêng, thân thiết quá! Mỗi khi nhắc đến tình cảm quê hương trong lòng ta chợt cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Nhất là đối với những kẻ xa quê thì mối tình quê hương ấy càng thêm đong đầy, cháy bỏng. Dường như hình ảnh dòng sông, con đò, xóm chợ, rặng dừa...lúc nào cùng hiện hữu trong lòng..
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương