1 nêu cảm nghĩ về phim của hãng phim disney
2 nêu lịch sử của hãng phim này
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
'Homecoming' là phiên bản "reboot" của Spider-Man trong 15 năm qua, điều khác biệt rõ ràng nhất là "nhền nhện" mới có một cuộc sống tươi sáng hơn những Spider-Man rất nhiều lần.
Nếu đã xem những phiên bản Spider-Man của Raimi và Webb, bạn sẽ thấy rằng Peter Parker được tạo nên từ những yếu tố sau: nghèo, nerd, bác trai bị bắn chết, nhện cắn...
Với những ai đã xem Captain America: Civil War hồi năm ngoái, đều nhận thấy những chi tiết cụ thể của phiên bản Spider-Man mới: trẻ trung, thông minh hài hước và quan trọng là không gặp khó khăn về tài chính (Tony Stark tài trợ từ a-z).
Được sát cánh cùng những siêu anh hùng của vũ trụ điện ảnh Marvel
Trở về nhà một cách đúng nghĩa (homecoming), phiên bản Spider-Man này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình và được xem như phần phim hay nhất về Spider-Man từ trước tới nay.
Đây là điều hết sức tuyệt vời khi Spider-Man gia nhập MCU, một Peter Park mới toanh được gặp gỡ và tiếp xúc với Avengers. Captain America: Civil War ra mắt năm 2016 đã xác định mối quan hệ giữa Peter Parker và Tony Stark trong vai trò định hướng, hỗ trợ Spider-Man hành hiệp. Hai con người này sẽ tiếp tục mối quan hệ đã được mở ra trong Spider-Man: Homecoming.
Rất nhiều người hâm hộ cho biết, họ cảm thấy rất sung sướng khi thấy Spider-Man trong Captain America: Civil War sử dụng máy bắn tơ như trong nguyên tác, khác hẳn Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi: cứ thế mà bắn, không cần đồ hỗ trợ. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng làm tất thảy người hâm mộ cảm thấy ấm lòng.
Dĩ nhiên, được trở về với cái nôi Marvel, Spider-Man đương nhiên sẽ được sát nhất với nguyên tác từ comics.
Dù đã quen với Tobey Maguire hay Andrew Garfield, Tom Holland đem đến sự khác biệt vì cơ bản cậu có độ tuổi tương xứng với comics Spider-Man.
Có thể thấy rõ sự trẻ trung, nhiệt huyết pha chút hiếu thắng đã làm nên bầu không khí mới mẻ cho hình tượng Spider-Man đã bị đóng khung nhiều năm về trước.
Thời điểm Spider-Man xuất hiện trong Captain America: Civil War, cậu mới khoảng 15 tuổi, còn rất nhỏ con. Tuy nhiên, lần trở lại tiếp theo của Tom Holland sẽ là một Spider-Man chiến đấu thành thục và tự tin hơn nhiều lần.
Nhân tố mới mẻ cộng với hình tượng nguyên bản, giới phê bình đã không tiếc lời khen cho Tom Holland, điều đó càng làm những người hâm mộ nóng lòng chờ ngày Spider-Man: Homecoming chính thức ra rạp.
Người hâm mộ sẽ không phải chứng kiến bác Ben ra đi hay Peter bị nhện cắn thêm một lần nào nữa...
Dường như, những phần Spider-Man trước đây đều bắt buộc phải có hai tình tiết: bác Ben bị bắn chết, Peter bị nhện cắn lên cắn xuống. Dù đó là điểm mấu chốt và làm nên con người của Spider-Man nhưng khán giả đã chán ngấy những tình tiết đó.
May thay, Marvel Studios không "nhai lại" những thứ đó nữa, cùng một timeline nhưng câu chuyện mới sẽ được mở ra. Spider-Man của Tom Holland không còn bị nỗi đau trong quá khứ ám ảnh, cũng chẳng bi lụy vì Marry Jane, cậu yêu bản thân hơn và tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống.
Robert Downey Jr. từng tiết lộ rằng Tony Stark sẽ giúp Peter "chơi lớn" bằng cách thiết kế bộ cánh mới xịn hơn, bảnh hơn rất nhiều.
Đồng thời, khán giả cũng được thấy cảnh lần đầu tiên Peter được tiếp xúc với người “trợ lý ảo” được cài vào bộ đồ mới (tương tự với bộ giáp của Iron Man) khi hoàn tất khóa huấn luyện và “unlock” toàn bộ chức năng của của nó.
Nhiều người hâm mộ cho rằng trợ lý ảo này rất giống với Friday - được lồng tiếng bởi Kerry Condon, người cũng đã lồng tiếng cho nhân vật trợ lý ảo này trong Avengers: Age of Utron và Captain America: Civil War. Đây là một trí thông minh nhân tạo được sáng chế bởi Tony Stark trước trận chiến Sokovia trong Avengers 2. Và giờ thì chắc hẳn ông chú Tony đã dành tặng món quà này cho ông cháu Peter của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn khác, Tom Holland đã tiết rộ rằng đây là bộ cánh Spider-Man "ngầu nhất" mà Peter Parker từng có: 576 cách bắn tơ khác nhau, chưa kể đến đủ thể loại chức năng, đơn giản như con nhện trên ngực có thể tách rời và bay đi thu thập thông tin cho cậu.
Spider-Man: Homecoming đang được kỳ vọng mức doanh thu khởi điểm là 135 triệu USD. Mặc dù mốc doanh thu này cao hơn nhiều so với The Amazing Spider-Man (62 triệu USD) và The Amazing Spider-Man 2 (91,6 triệu USD), thế nhưng nó vẫn ít hơn khá nhiều so với kỷ lục doanh thu mở màn của tất cả các phần phim Spider-Man 3 với 151,1 triệu USD.
Tuy nhiên, Spider-Man: Homecoming vẫn giành được rất nhiều cảm tình và sự chú ý của khán giả nên rất có khả năng phim sẽ thu về nhiều hơn mức kỳ vọng.
a,nhân vật chính là một cậu bé láu cá.trong một chuyến du lịch cậu bị bố mẹ ...để quên ở nhà
rồi cậu biết được nhưng chẳng hề sợ hãi.một ngày nọ có trộm.cậu đã bày ra những trò nghịch ngợm để cho chúng hết đường chạy thoát.
cuối cùng laf ba mẹ cậu về rôif hết phim.
b,phim rất hay và hài,có cảnh hơi thốn
phim mình xem lâu rồi nên có sai sót thì bạn thông cảm hihi
Mình chưa coi phim đó mà mình không thích coi phim ấn độ
có đứa bn trong danh sách bn bè của mk nó rủ xem nhưng k hiểu bn í diễn đạt cái j neen k xem , và nếu là film kinh dị thì bn rủ nhầm người rồi ^-^"
Mẹ ghẻ là một người độc ác
luôn luôn đối sử tàn nhaaxn với con chồng
mk xem Mẹ ghẻ toàn phim như vậy thôi
Walter Elias Disney (5 tháng 12 năm 1901 – 15 tháng 12 năm 1966) là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ và cùng với người anh là Roy O. Disney thành lập Công ty Walt Disney từ năm 1923.
Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri. Ngay từ nhỏ, Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago. Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: "Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!". Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim "Disney Brothers Studios" với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.
Mục lục
[ẩn]
Luôn đi đầu
Walt Disney trong đoạn phim quảng cáo Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn năm 1937
Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay ở Los Angeles. Bộ phim tốn 1.499.000 USD - một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh Đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công mỹ mãn trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỉ lục với điện ảnh Mỹ trong thập niên 1930. Từ bộ phim này, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh. Trong vòng 5 năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.
Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối - 39 Giải Oscar. Trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: "38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim".[2]
Kinh doanh giải trí chứ không phải làm nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Walt Disney thừa nhận: "Tôi không bao giờ thừa nhận công việc của tôi là nghệ thuật cả. Đó chỉ là một phần của ngành kinh doanh giải trí". Nhưng Walt Disney nhắc đi nhắc lại rằng tiền không phải là mục đích của ông, mà chỉ là phương tiện đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích, giải trí mà ông mang đến cho khán giả đã trở thành nhu cầu thiết yếu dài lâu, chứ không phải niềm khoái trá tức thời nữa. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ không phải tìm cách thể hiện mình. Cứ tưởng đối tượng phục vụ của Disney là trẻ em, nhưng thực ra không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Vì vậy, Disneyland chính là một công viên gia đình, nơi mà các ông bố bà mẹ và con trẻ cùng vui chơi với nhau. Walt Disney lúc nào cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Nhưng Walt là một cái máy sản xuất ý tưởng. Ông phác thảo sơ lược, rồi mô tả chi tiết bằng lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình. Chính Chuột Mickey đã ra đời như thế.