Con co cha nhu......
Con khong cha nhu nong noc đứt đuoi
Noi chín.....lam muoi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.
Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Chúc bạn học tốt!
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.
Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận. Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết! Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất. Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
Tham khảo nha em:
Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này thế nào? Tại sao con người lại cần đến tình thương như vườn hoa cần hạt nắng?
Con người từ cổ chí kim cho tới hôm nay, từ tạo thiên lập đại cho tới giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng: tình thương la một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để ta nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao.
Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường. Có vẻ như con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự trao ban thì niềm vui nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vu này mới đích thực. Nó xuất phát từ con tim là lòng tự nguyện và nó sẽ là động lực để giúp ta sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 Bill Gates thì ai cũng biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ khắng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta có thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.
Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thì bức tranh này tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh cuộc sống. Hiểu theo chiều hướng này thì những bông hoa không thể thiếu trong cuộc sống. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó chúng ta thấy, ánh nắng là yêu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy.
Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “ai thương tôi thì tôi thương lại”, theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong chữ “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn vì thực tế ngày hôm nay, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại không có kiến thức. có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bện tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng… Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặn trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người, giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương con người chi như một cái máy biết đi, biết nói, không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra để trải đều trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thới gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không.
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp, hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ làn ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết.
con co cha nhu nha co noc
noi chin ma lam muoi
a, con có cha như nhà có nóc
con o cha như nòng nọc đứt đuôi
b,nói chín thì nên làm mười
nói mười làm chín kẻ cười người chê