Tả mẹ khi đang nấu ăn
Tả khuổn mặt của ng chị
Giúp mk vs
càng nhanh càng tốt!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.
Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!
Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.
Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.
Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”
Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.
Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng.
NHIỀU NGƯỜI ĐỌC
by
Cương cứng cả đêm! Chỉ với vài giọt
Một cô gái từ Cần Thơ kiếm hơn 30 triệu đồng trong một ngày!
Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.
Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” – “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!
Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.
Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.
Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?
Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.
Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.
Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!
Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.
Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.
Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”
Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.
Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng
Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.
Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” – “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!
Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.
Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.
Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?
Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.
mk đang tả được ông đang đọc báo thui bạn ạ
bởi vì bài kia mình chưa viết
Nhìn lên chiếc đồng hồ đã điểm chính xác 5 giờ chiều, em vừa hoàn thành bài tập về nhà xong thì cũng là lúc mẹ đi làm về. Em vui mừng chạy ra đón mẹ và đỡ hộ mẹ chiếc làn đựng đầy thức ăn tươi sống. Mẹ mỉm cười và nói: “Hôm nay là ngày sinh nhật bố con, hai mẹ con mình sẽ làm nhiều món ăn thật ngon để chúc mừng bố nhé”. Em vui mừng trả lời: “Vâng ạ” và cùng mẹ vào bếp làm cơm.
Mẹ nhanh chóng thay chiếc váy màu hồng trẻ trung và mặc bộ quần áo ở nhà để thuận tiện chế biến thức ăn cho bữa tối. Dáng mẹ thoăn thoắt, đôi bàn tay mẹ nhanh chóng chuẩn bị những nguyên liệu để nấu ăn. Em chú ý cách mẹ chế biến từng món ăn để học hỏi. Mẹ dạy cho em rất nhiều món từ những món đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên, mẹ vo gạo thật sạch và cho nước nấu cơm. Tiếp đó mẹ tiến hành mổ cá, những chú cá tươi rói, khỏe mạnh đã nhanh chóng được mẹ sơ chế và ướp. Sau đó mẹ làm món thịt lợn kho dừa, mẹ nói đây là món bố con thích ăn nhất, em thấy trong mắt mẹ ánh lên niềm vui và đôi má mẹ ửng hồng. Mẹ từng nói, gia đình hạnh phúc chính là khi căn bếp luôn ấm cúng và nấu được những món ăn ngon cho những người yêu thương.
Em vừa hộ mẹ nhặt rau vừa quan sát mẹ bắt đầu rán cá. Mẹ khéo léo lật cá mặt này đến mặt khác để cá chín đều và không bị nát. Những con cá vàng ươm, thơm phức được đặt lên chiếc đĩa sứ dài xinh xắn. Tiếp đến mẹ bóc tỏi và cầm lấy rổ rau em vừa rửa sạch để xào. Từng cọng rau muống mẹ em xào vẫn giữ được màu xanh tươi và hương thơm đậm đà.
Tất cả những món ăn đã được mẹ chế biến trong vòng một tiếng đồng hồ. Em hộ me dọn đồ ăn ra mâm và chờ đợi bố về. Những món ăn đù màu sắc trông thật rực rỡ và đẹp mắp. Mẹ em tranh thủ cắm thêm lọ hoa hồng tỏa ngát hương thơm và gọt đĩa hoa quả nhiều màu sắc, em tỉ mỉ gói lại món quà để tặng bố. Khi bước vào nhà, em và mẹ hô to: “Chúc mừng sinh nhật bố”. Bố em vô cùng ngạc nhiên, vui mừng và hạnh phúc. Cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm và thưởng thức bữa tối
Với em, những món ăn mẹ nấu là những món ăn tuyệt vời nhất, bởi trong đó còn chứa đựng cả tình thương và hạnh phúc gia đình. Nhìn bố mẹ, em tự hứa sẽ cố gắng học hỏi nhiều món ăn ngon hơn để sau này có thể nấu cho gia đình.
Cho hình vẽ:
BxCyAED
Cho tam giác ABC có góc B < 900. Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A, vẽ tia Bx vuông góc với BC. Trên tia Bx lấy điểm D sao cho BD = BC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C, vẽ tia By vuông góc với B, trên By lấy điểm E sao cho BE = BA. Chứng minh rằng :
a) DA = EC
b) DA vuông góc với EC
Nhìn lên chiếc đồng hồ đã điểm chính xác 5 giờ chiều, em vừa hoàn thành bài tập về nhà xong thì cũng là lúc mẹ đi làm về. Em vui mừng chạy ra đón mẹ và đỡ hộ mẹ chiếc làn đựng đầy thức ăn tươi sống. Mẹ mỉm cười và nói: “Hôm nay là ngày sinh nhật bố con, hai mẹ con mình sẽ làm nhiều món ăn thật ngon để chúc mừng bố nhé”. Em vui mừng trả lời: “Vâng ạ” và cùng mẹ vào bếp làm cơm.
Cánh đồng buổi sáng đã rất đẹp. Cánh đồng quê vào một buổi chiều đẹp trời cũng đẹp không kém. Mình bất ngờ trước vẻ đẹp của cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nếu bạn được ngắm cánh đồng quê mình vào một buổi chiều thì bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái và dễ chịu.
Khi trời chưa tắt nắng, bầu trời cao xanh, từng đàn chim đang bay liệng giữa tầng không. Ánh nắng nhạt của buổi chiều trải khắp cánh đồng, những ruộng lúa chín như vàng sậm hơn. Còn những thửa ruộng đã gặt xong khoác lên mình màu áo mới. Trên những thửa ruộng đã gặt, những chú chim đang nhặt những hạt thóc rơi vãi. Các bác nông dân đang tập trung gặt cho hết khóm lúa còn lại.
Mặt trời lặn sau dãy núi phía xa xa. Trời mát dịu hơn vì đã hết nắng. Các bác nông dân đang sửa soạn ra về. Những xe lúa đầy ắp nối đuôi nhau về làng. Tiếng cười nói vui vẻ trước một vụ mùa bội thu.
Cánh đồng quê buổi chiều thật đẹp vào mùa lúa chín. Khi trở về thành phố, mình sẽ không bao giờ quên được những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng trìu bông, không bao giờ quên được tiếng sáo diều vi vu, vi vút., trên bầu trời cao, xanh thẳm...
Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.
Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.
Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.
Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…
Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả,chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.
Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.
Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp.Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo,nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình.Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng.Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền.
Em nhanh nhảu dọn ra để ăn,sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn,ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu.Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ
Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn,có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.
Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả,chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.
Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.
Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp.Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp.Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo,nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình.Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng.Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền.
Bài làm
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.
Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
# Chúc bạn học tốt #
Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả, chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có một bữa ăn ngon.
Mẹ rất đảm đang, chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.
Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp. Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo, nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chọn một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình. Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng. Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền. Em nhanh nhảu dọn ra để ăn, sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn, ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu. Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ.
Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn, có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.
HỌC TỐT ! k mình nha !
Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.
Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.
Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.
Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.
Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.
Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.
kick mình nha
Kết bài đay nha bạn
Có thể mẹ không thể cho tôi điều tốt nhất trên thế gian nhưng mẹ đã cho tôi điều tốt nhất mà mẹ có. Đó là sự hy sinh, sự khó khăn nhọc nhằn tháng ngày vì phải nuôi nấng, dưỡng dục tôi thành người. Mẹ dành cho chúng ta tình yêu thương rộng lớn tựa như biển trời. Mẹ là một người thật vĩ đại! Vì thế nên tôi hy vọng bất kỳ người con nào nên trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy, nên biết ơn công lao sinh thành to lớn của mẹ và:'' Ai còn mẹ thì xin đừng làm mẹ khóc vì chúng ta, đừng để nỗi buồn hằn in trên khuôn mặt phúc hậu của mẹ, nghe không?''
Đề1
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….
Đề2: tả mẹ lúc em bị ốm
“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là "mẹ". Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ không cao lắm nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường vận những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.