Tả Cây Xoài ( Ko Chép Trên Mạng )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
gia đình em ai cũng thích hoa nên mẹ em quyết định trồng một cây hoa hồng để ở trước vườn
cây hoa hồng nhà em được trồng trước cửa, mỗi buổi sáng dậy chỉ cần bước ra sân là em có thể chiêm ngưỡng được ngay những bông hoa hồng rực rỡ, thơm ngát. Hoa hồng mang vẻ đẹp quý phái, mang vẻ đẹp riêng cây của nó nhiều gai, màu anh, hoa của nó có màu hồng, thân cây của nó lắm gai, mỗi gai cách nhau 1 – 2 cm, thân có rất nhiều nhánh và nở trên cành những gốc cay tươi tốt. Gốc cây được chồng trên một cái chậu to, vì được chăm sóc tốt nên cây rất xanh và tốt, mùi hương của nó bay ngào ngạt trong sương sớm.giống hoa hồng của nhà em là hông Bungari được bố em mang từ tận bên kia về nên hoa rất đẹp và thơm. Cánh hoa mỏng xếp đều lên nhau và hoa rất to và thơm nữa. Mỗi buổi sáng sớm em đều ngắm những bông hoa hồng tươi trong sáng sớm. Hình ảnh bông hoa kiêu sa vừa e ấp trong sương sớm e ấp trong làn sương đốn tim biết bao người.lá của cây hoa hồng có màu xanh, mỗi cây có rất nhiều lá và gai. Gai của cây hoa hồng nếu như chúng ta bị đâm vào tay thì sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Rễ cây cây hoa hồng có màu đen, mỗi cây có rất nhiều nhánh và nụ hoa. Cả cây hoa hồng trùm lên một góc sân nào là những bông hoa nở rồi khoe sắc, rồi những nụ còn chúm chím, rất đáng yêu.
Em rất yêu cây hoa hồng vì nó còn biểu tượng cho một tình yêu đẹp, và em yêu vẻ đẹp quý phái của nó.
Cây hoa hồng có thân cây nhỏ ở gần rễ có màu nâu nhưng càng lên cao thân cây hoa hồng có màu xanh. Thân cây hoa hồng có nhiều gai nó có thể khiến tay chúng ta chảy máu khi chạm vào. Lá hoa hồng không to nhưng mỗi tia lá có 3 lá một lá to và hai lá nhỏ ở phía dưới. Cây hoa hồng có rất nhiều lá ở nhiều nhánh từ thân đến ngọn. lá hoa hồng thon xung quanh là hình răng cưa.
Đến mùa ra hoa thì cây bắt đầu đâm nụ những nụ hồng chúm chím nhỏ xinh to dần và hé dần màu đỏ của cánh hoa và bung ra thành một bông hoa hồng cực đẹp. Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa hồng mỏng và quấn đan xen với nhau. Ở giữa bông hoa là nhụy hoa màu vàng làm cho bông hoa rất thơm.
Vào mỗi buổi sáng khi sương bắt đầu xuống đậu trên những tán lá và cánh hoa cùng ánh nắng mặt trời sớm mai chiếu vào làm cho khúm hoa hồng đẹp đến long lanh và diễm lệ khiến ai nhìn vào cũng yêu thích.
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình Việt Nam đều sắm cho mình một cành đào để trưng. Hoa đào là biểu tượng cho sự ấm cúng, hạnh phúc, an lành. Cây đào từ lâu đã trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình tôi vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Cây đào nhà tôi trồng là đào phai Nhật Tân. Bố nói “để chọn được cành hoa ưng ý, thì phải lên thẳng những vườn hoa Nhật Tân”. Tôi vẫn còn nhớ năm đầu tiên bố mua đào về bố đã kể cho chị em tôi nghe về truyền thuyết hoa đào làm chúng tôi càng thêm yêu và quý trọng loài hoa này hơn. Truyện kể rằng: có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu trên vùng núi cao phía bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có nhiệm vụ bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào. Cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa. Hằng năm, gần đến Tết, hai vị thần này lại phải lên trời gặp Ngọc Hoàng; do không có người bảo vệ nên dân trong làng rủ nhau lên rừng chặt đào mang về cắm trong nhà để phòng ma quỷ. Có lẽ từ đó mà hoa đào trở thành vật mang lại sức khỏe, niềm vui cho gia đình, tượng trưng cho mừa xuân, cho ngày Tết. Và không biết tự bao giờ tôi bỗng thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào, những bông hoa đào nở bừng lên như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng cả phòng khách.
Bố thường trồng cây vào một chậu sứ to màu gạch, trên nền chậu có khắc các họa tiết tinh tế. Cây đào cao gần 2m, tán cây tròn, xòe rộng. Gốc cây màu nâu thẫm xù xì, vững chắc. Khi bố mang về thì nó đã được các cô chú trồng vườn tạo kiểu dáng từ trước trông độc đáo đến lạ. Các cành màu nâu được uốn cong rất đẹp. Theo dọc những cành đào là rất nhiều lá nhỏ xanh mơn mởn, mà người ta vẫn gọi là lá lộc. Lúc đầu, cây rất ít hoa nhưng lại nhiều nụ chúm chím xinh xinh, rồi dần dần càng nở rộ. Vào chính giữa Tết, khi thời tiết đẹp, hoa đào như những cô thiếu nữ duyên dáng khoe những bộ áo cánh màu hồng phai dịu dàng, thanh thoát ẩn hiện bên những chiếc lá lộc xanh. Những cánh hoa được xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Chính giữa những bông hoa nhỏ xinh lộ ra nhị hoa màu vàng tươi lấm tấm như rắc phấn. Hương hoa đào không nồng nàn như các loài hoa khác nhưng tôi vẫn cảm nhận được mùi hương dịu nhẹ man mác của nó. Thấy hoa đào mỗi ngày đua nhau khoe sắc, mẹ bảo “đó là lộc đầu năm, may mắn sẽ đến với cả nhà ta trong dịp năm mới này”. Gia đình tôi ai cũng rất vui vì có cây đào trong ngày Tết. Mẹ đưa tôi đi mua rất nhiều đồ trang trí xinh xắn, những bao lì xì ngộ nghĩnh về tô điểm cho cành đào thêm đẹp. Mỗi khi quây quần bên mâm cơm gia đình, cả nhà tôi lại ngắm nghía, xuýt xoa trước vẻ đẹp của cây hoa. Bố thường trêu: “Nhà mình cũng biết chơi đào đấy nhỉ, nó đẹp thế kia mà”. Cả nhà tôi lại cười ầm lên trong sự vui vẻ đón chào năm mới.
Loading...
Chơi đào không chỉ là sở thích của riêng nhà tôi mà còn là một thú vui cho mọi nhà, đặc biệt là các cụ già và các nghệ nhân yêu thích cái đẹp giản dị của hoa đào. Đâu đó trong những bức vẽ của các họa sĩ, những câu đối của ông đồ cũng ẩn hiện bằng hình ảnh, bằng câu chữ một cành đào tươi tắn, dịu dàng của ngày Tết ấm áp tình yêu thương.
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau nở rộ.
Mong rằng thú chơi đào sẽ được lưu giữ mãi như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Vui mừng biết mấy là vào ngày Tết, những đứa trẻ lại thấy mình lớn hơn, được thêm một tuổi. Nhưng tôi yêu Tết còn bởi tết có cái đẹp của sắc đào. Không chỉ đẹp, hoa đào còn mang lại không khí ấm cúng, quây quần, vui vẻ trong mỗi gia đình. Cùng bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cành đào đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Tết Việt, để mỗi người con xa quê, khi lắng lòng nhớ tới quê hương, lại thấy lấp lánh sắc đào hồng tươi.
Dàn ý chi tiết:
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau...)
2) Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.
- Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.
- Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.
b. Tả từng bộ phận của cây:
- Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.
- Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.
- Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.
- Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.
c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:
- Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.
- Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.
d. Ích lợi của cây chuối:
- Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.
3) Kết luận:
- Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.
Dàn ý chi tiết:
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau...)
2) Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.
- Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.
- Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.
b. Tả từng bộ phận của cây:
- Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.
- Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.
- Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.
- Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.
c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:
- Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.
- Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.
d. Ích lợi của cây chuối:
- Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.
3) Kết luận:
- Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.
Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
bạn tham khảo nha
Ánh nắng mùa xuân ấm áp vui tươi ghé thăn mọi người, mọi vật. Cây bàng ở sân trường tôi cũng vậy, dưới nắng xuân, nó đang sung sướng ngắm những giọt sương sớm còn đang đọng trên lá.
Cây bàng đã “cao tuổi“ rồi! Rễ nó nổi lên mặt đất, ngoằn nghèo như những con trăn hiền lành. Thân cây mới gọi là “đại lão”, phải vài ba đứa chúng tôi mới ôm xuể. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp vài cục u bướu lồi lõm, to tướng, Vỏ nó đã già khô, có những chỗ đã xanh rêu, mốc meo nhưng trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa dồi dào sức sống…Xuân về cho cây bàng tấm áo mới. Trên các cành cây, những chồi non nhú ra, e ấp như ngọn lửa xanh gọi đến bao nhiêu là chim chóc, ong bướm.
Rồi xuân đi, hạ sang. Từng đàn ve về tụ họp, râm ran bàn tán chuyện mùa thi. Cây bàng xòe tán rộng ra bốn phía y như một chiếc ô khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Trong cái tán lá ấy, lấp lánh những chùm quả vàng ươm, ngọt lịm, đung đưa cho cặp mắt học trò thèm muốn. Sau cơn mưa đầu mùa hạ, cây bàng như xanh tươi hơn. Và thật bất ngờ, thú vị khi một lần đến đón tôi, bố tôi kể rằng chính dưới gốc cây này ngày xưa bố từng say sưa những ván bi quyết liệt. Bố tôi đã từng giấu những viên bi có được trong các hốc cây lõm vào như cái hang kia.
TL :
Mỗi người đều có một sở thích riêng. Người thì yêu hoa huệ, hoa lan, hoa tulip,…nhưng em thích nhất là hoa hồng bạch - nàng công chúa của các loài hoa.
Hoa hồng bạch mới đẹp làm sao? Từ xa nhìn lại, hồng bạch như một cây nấm đội chiếc mũ trắng, trông rất dễ thương.
Thân hồng mảnh khảnh, tròn trịa, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa ăn cơm một tí, tỏa ra nhiều cành to, cành nhỏ chi chít, đan xen vào nhau. Trên các cành cây ấy là những chiếc gai như những chàng vệ sĩ bảo vệ nàng công chúa vậy. Lá hồng hình bầu dục, xung quanh có viền răng cưa đều đặn, tưởng như ai đã trang trí đường diềm cho nó. Mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới tim tím ram ráp nổi rõ các đường gân.
Nụ hoa hồng hình thoi, được bọc trong đài hoa thanh tân. Nụ hồng uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai và dần dần hé nở. Hoa hồng bạch không như hoa ly sáu cánh, hoa chanh năm cánh,…mà nó có nhiều cánh xếp chồng lên nhau hết lớp này đến lớp khác. Mỗi cánh mỏng, mịn như nhung. Màu nhụy vàng làm cho hồng bạch thêm rực rỡ. Hoa hồng bạch kiêu hãnh vươn cao trên cuống dài, hơi ngả về hướng mặt trời. Trong ánh nắng vàng tươi, ong bướm đều bị hoa hồng quyến rũ, bay rập rờn.
Vừa đẹp lại vừa thơm nên hồng bạch luôn có mặt trong các buổi tiệc, ngày sinh nhật… ngoài ra, tinh dầu hồng còn làm nước hoa cho các quý bà, quý cô, họ mang trên mình một hương thơm dịu dàng, tự nhiên.
Em yêu hoa hồng bạch lắm. Nó là biểu tượng của một tình bạn chân thành, là loài hoa cao quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Em thầm cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho Trái đất một loài hoa đẹp như thiên thần vậy.
Tham khảo!
Hoa phượng là loài hoa gắn bó với tuổi học trò với tuổi thơ của mỗi người. Hoa phượng thể hiện ánh nhìn của tuổi trẻ tranf đầy mơ ước nhưng đồng thời cũng gợi cho chúng ta sự tiếc nuối về một thời đi học. Thân cây phượng cao to xù xì, rễ cây vươn dài như những con rắn khổng lồ. Nhìn lên cao những tán phượng vươn xa ôm ấp cả sân trường, trên cành cây có những chiếc lá xanh mơn mỡn màu ngọc bích như những viên pha lê lấp lánh. Nhất là vào buổi trưa nắng ánh sáng mặt trời gọi vào những chiếc lá len qua những búp non mơn mỡn trong cây phượng thật lung linh, xinh đẹp làm sao! Những chùm phượng đỏ rực, bên trong là những nụ hoa vàng đanh chờ ngày được nở rộ, được dâng hương sắcc cho đời. Tôi còn với những ngày thi cuối kỳ tôi cùng lũ bạn đi nhặt cánh phượng rồi ép vào những cuốn nhật ký, có khi chúng tôi cùng ngồi ôn bài dưới góc Phượng, cùng nắm tay nối thành một vòng lớn bao quanh cây phượng. Những lúc đó Phượng đu đưa trong gió nhẹ nhàng thả những cánh hoa xuống đất như muốn tham gia vào cuộc vui của chúng tôi nhưng cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, sẽ có sự chia ly. Hè đến sân trường vắng lặng một mình phượng đứng giữa sân thoáng một nỗi buồn, nỗi cô đơn vô tận. Phượng buồn thì tôi cũng buồn, tôi muốn ba tháng hè trôi thật nhanh để được gặp thầy cô bạn bè để nhìn thấy những chùm phượng đỏ, vẻ đẹp tuyệt mỹ đến từ những điều giản dị nhất của cuộc sống. Tôi yêu hoa phượng, yêu vẻ đẹp giản dị, không cầu kì của nó, giản dị trong sáng như tâm hồn của học sinh. Bởi vậy mà hoa phượng còn có tên là hoa Học Trò
bạn tham khảo dàn ý để tả nha:
Dàn ý tả cây sấua. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu về cây sấu mà em muốn miêu tả.b. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về cây sấu:
Cây sấu đó được trồng ở đâu?Cây sấu đó có cao lớn không?Cây sấu năm nay bao nhiêu tuổi? (già hay là cây non)- Miêu tả cây sấu:
Cây sấu cao khoảng 3m, nó còn cao hơn những cột đèn đườngThân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, nếu là hai đứa con nít thì ôm vừa inVỏ thân cây màu nâu sẫm, cứng cáp, xù xì, nhưng không thô ráp đến như thân cây bàngTừ đoạn cách mặt đất tầm 2 mét, các nhánh cây bắt đầu tỏa raCành cây tỏa ra dày và bệ vệ, các cành ở dưới thô to như bắp tay, càng dài ra thì phần cành càng nhỏ hơnTừ các cành cây, tỏa ra vô số nhánh nhỏ, cùng lá câyLá cây sấu to như lá mít, nhưng bề ngang nhỏ hơn, thon dài, màu xanh sẫmCác lá sấu mọc dọc theo nhánh cây với mật độ khá dày, xum xuêVì thế, tán lá cây sấu như một cây nấm xanh khổng lồMùa hè, đứng dưới tán lá sấu thì mát mẻ vô cùng- Công dụng của cây sấu:
Tạo bóng mát, che cho người đi đườngThân cây có thể cung cấp gỗQuả sấu là một loại quả có thể làm rất nhiều món ngon như mứt sấu, canh sấu, sấu dầm…- Một kỉ niệm của em với cây sấu. Gợi ý:
Những trưa hè, cùng bạn tụ tập vui chơi dưới bóng mát cây sấuCùng bạn trèo lên, hái sấu về để làm món sấu ngâmc. Kết bài
Tình cảm của em cho cây sấuMong muốn của em dành cho cây sấuTham khảo :
Nơi góc sân trường mỗi mùa hè đổ lửa, nổi bật lên sắc đỏ như lửa cả một khoảng trời là sắc màu của cây phượng. Cây phượng đã có từ lâu lắm rồi. Từ ngày em vào trường, cây phượng đã đứng sừng sững ở đó, chứng kiến năm tháng học trò của em.
Thân cây khá lớn, vừa một vòng tay ôm của em. Vỏ cây màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Khác với những cây cổ thụ khác, rễ cây phượng không nổi lên mặt đất, mà nó chìm sâu xuống đất mẹ, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây khẳng khiu, như cánh tay người, xòe ra bốn phía. Lá phượng là loại lá kép, nhỏ như lá me, mọc thành từng phiến lá, màu xanh nhạt. Nhìn từ xa, những phiến lá đó rung rinh trong gió như đuôi con chim phượng. Có lẽ vì lẽ đó, nên cây mới có tên là cây phượng. Mùa xuân, phượng xòe tán lá xanh rờn mát rượi. Hè sang, phượng trổ những nụ hoa nhỏ xinh bằng đầu ngón tay, màu xanh non. Rồi những nụ hoa ấy bật nở ra những cánh hoa đỏ thắm. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi, một cánh màu trắng có những tía đỏ. Nhị hoa vươn dài, đầu có túi phấn. Bọn em thường hay lấy những nhụy hoa ấy chơi chọi gà rồi cười vang một góc sân trường. Từng bông hoa kết lại thành chùm, khắp các cành cây chi chít những chùm hoa đỏ, nhìn từ xa, cả cây phượng như một ngọn đuốc bốc cháy rừng rực. Hết mùa hoa, phượng kết quả. Những quả phượng thon dài, dẹp như những chiếc lược giữa trời. Đông sang, lá cây rụng hết, trơ lại cành cây khẳng khiu đợi mùa xuân đâm chồi nảy lộc.
Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường ra gốc cây phượng, nhặt những cánh hoa rơi đầy dưới gốc, đem về ép thành cánh bướm trong vở. Cánh bướm đỏ rực mang theo bao mơ ước học trò. Em rất yêu quý cây phượng. Em sẽ chăm chỉ tưới nước để cây luôn xanh tốt.
Cứ mỗi dạo tháng tư về, những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu lất phất, rồi đến những cơn mưa rào như rửa sạch những hạt bụi vương trên những cành cây, cây cối đang sung sướng vươn mình đón lấy những giọt nước mát như gội rửa những cái nắng chói chang, oi bức mà tháng 3 để lại. Ấy cũng chính là thời gian mà những cây xoài trứơc hiên nhà tôi lại đơm hoa kết trái.
Đứng trước hiên nhà, ngước nhìn lên cao tôi chỉ toàn thấy một màu xanh. Nhìn kỹ lắm, lâu lắm mới có thể nhận ra màu xanh đậm của những chiếc lá và màu xanh mơn mỡn, tươi tắn của những trái xoài non. Chúng quấn quýt với nhau như đang sợ phải xa rời. Cành xoài như một cánh tay lực lưỡng vươn dài vững chắc, đón lấy và che chở những trái xoài bắt đầu to dần nặng dần theo ngày, theo tháng. Tất cả đang rũ xuống về một hướng như cô gái đang xõa mái tóc mượt mà của mình đang trải lòng mình về một nơi nào đó xa xăm….
Cây xoài ấy, nếu ông tôi không kể thì tôi cũng chẳng biết nó được trồng khi nào, đã qua bao nhiêu lần đơm hoa, kết trái, đã qua mấy bận truân chuyên để giữ lại cho gia đình tôi bây giờ một món quà lưu niệm đáng quý về những ngày tháng vất vả, khó nhọc của ông.Cây xoài này được ông tôi trồng bằng hạt chứ không phải bằng xoài cắt nhánh như bây giờ. Hạt xoài ông mang về từ những ngày đi gặt lúa mướn, phải chăm bón rất vất vả nó mới được cao lên, vậy mà nó không chịu cho trái. Bà tôi thấy vậy, bảo ông tôi chặt bỏ đi nhưng ông không nỡ và vẫn tin một ngày nào nó sẽ cho ông quả xoài ngon như ông từng được ăn. Nó may mắn được cứu sống, hình như nhờ vậy nó mới chịu có trái. Nó là cây ăn quả đầu tiên mà ông tôi trồng được.
Mẹ tôi bảo ngày đầu tiên mẹ về với cha thì cây xoài trước hiên đã bắt đầu đơm hoa, nhưng cây xoài ngày ấy nó không cao và nghiêng về phía nhà mình như bây giờ. Nó đứng thẳng, sum xuê lá và chi chít những bông li ti, vàng óng. Rồi ngày mẹ bắt đầu có tôi trong bụng, mẹ đã được ăn những trái xoài thật ngon, ấy thế chả nhẽ chẳng phải là tôi đã được ăn từ lúc còn trong bụng mẹ sao?
Thời gian dần dần đi qua, cây xoài đã qua mấy độ thu đến xuân về, không biết được bao nhiêu tuổi, nhưng hình như nó đã bị chia bớt tình cảm cho những cây cam, quýt…xung quanh nhà, hình như nó đang bị lãng quên. Nhưng ông tôi thì không quên nó, ông vẫn chăm bón nó thường xuyên, lâu lâu lại phun thuốc mấy con rầy đen bám trên lá,trên trái .
Rồi tôi lớn lên, tôi đã được chứng kiến tận mắt những ngày mùa xoài đến khi tôi lên sáu tuổi, cây xoài từ những bông nhỏ vàng lấm tấm rồi đến những trái xanh non, và những chùm xoài chín vàng óng ánh được giở lồng tre đem xuống, trông thật là ngon và hấp dẫn mà chưa chắc một loại xoài nào bây giờ có được. Được thưởng thức một quả xoài chín mọng, được nghe ông tôi kể về cây xoài này, tôi càng cảm thấy quý nó và yêu ông tôi thêm. Lúc nhỏ, tôi là một đứa con gái bướng bỉnh mà quậy phá y hệt là con trai. Có một lần không nhớ rõ việc gì mà tôi đã làm ông tôi giận, ông xách cây roi rượt tôi chạy vòng vòng nhà, chạy mệt mà đường cùng rồi, tôi leo tót lên cây xoài rôi vẫy tay với ông. Thật hết biết nói, nhưng ông tôi thấy cây cao, sợ tôi ngã nên năn nỉ tôi leo xuống, thế là ông hết giận.
Mười mấy năm trôi qua, cây xoài lớn dần lên, cao lên, to ra, tôi và em tôi nắm tay nhau mới vòng hết thân cây xoài. Nó lớn hơn tôi cả chục tuổi vậy mà lá vẫn xanh, mùa nào ra trái cũng to, ăn cũng ngọt đậm đà, lạ thiệt. Cho đến khi một cơn bão lớn ở đâu ập tới bất ngờ, gió thổi mạnh, mọi cây cối xung quanh nhà ngã rạp, và cây xoài không đủ sức chống chọi với sức gió mạnh đã ngã về phía hiên nhà, tán lá rũ về một phía. Cơn bão đi cũng là lúc cuộc sống của gia đình bắt đầu thiếu vắng ông bởi cái quy luật sinh tử của tạo hóa đã vĩnh viễn cướp mất ông trong cuộc sống thường nhật của gia đình.
Ông tôi mất, cây xoài vẫn đứng đó nhưng hình như trông có vẻ nó già cỗi đi vì không ai săn sóc, lớp vỏ ngoài thân xù xì, nâu sạm đi. Tuy vậy, nó vẫn đứng ngày ngày trong nắng, trong gió, trong cái cuộc sống bình dị hằng ngày cùng với gia đình tôi nhưng tôi có thể cảm nhận được trong nó có chút gì đó u buồn, cô đơn khi nghe những tiếng xào xạc trên lá trong mỗi chiều tắt nắng.
cây xoài cao 2m thân gỗ có khoảng 33 chiếc lá nó hay bị sâu bệnh và thường chết nên tốt nhất mọi người nên chặt nó đi