chỉ ra các biện pháp tu từ trong 2 câu dưới đây:
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
sóng đã cài then đêm sập cửa"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đăng lần vừa vừa thôi chị, lần sau đăng 5 câu thôi nha. Em xin chị
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Phép so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa. (Phép nhân hóa)
( Huy Cận)
b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
(Chính Hữu)
Phép hoán dụ: Giếng nước gốc đa tức quê hương, người ra lính - chiến sĩ.
Phép nhân hóa: nhớ
c. Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
( Nguyễn Du)
Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép ẩn dụ.
d. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Phạm Tiến Duật)
Phép ẩn dụ:
- "Xe" là tinh thần chiến đấu, yêu nước, việc làm cách mạng của các anh chiến sĩ.
- "miền Nam phía trước" là mục đích phía trước tương lai của anh chiến sĩ về sự tự do, độc lập của toàn nước Việt.
- "một trái tim" là trái tim yêu nước, một trái tim bằng lòng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc.
e. Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
( Hữu Thỉnh)
- Phép nhân hóa
g. Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
( Lưu Trọng Lư)
- Phép nhân hóa
h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..
( Thép Mới)
- Phép nhân hóa và ẩn dụ: tre có nhiều lợi ích cho con người, hơn hết là có thể hỗ trợ người Việt đánh giặc giữ nước.
i. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
( Nguyễn Đình Chiểu)
- Phép so sánh
k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm)
- Phép điệp ngữ
l. Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( Nguyễn Duy)
- Phép nhân hóa
Biện pháp tu từ : so sánh : ( mặt trời với hòn lửa ) ; nhân hoá ( sóng-cài then ; đêm- sập cửa )
Biện pháp tu từ được sử dụng ở trong hai câu thơ đầu.
Tác dụng :
Gợi vẻ đẹp kì vĩ , tráng lệ , ấm áp , của cảnh hoàng hôn trên biển.
Gợi cảm giác vũ trụ , biển cả ấm áp , gần gũi , thân thương như ngôi nhà. Con người đi trong biển điêm như đi trong chính ngôi nhà của mình .
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
"Mặt Trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
=> Điểm nhìn con thuyền từ khơi xa nhìn về đất liền, bờ bãi
- biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
+ so sánh: so sánh mặt trới một cảnh kì vĩ của thiên nhiên với hòn lửa ấm áp
+ nhân hóa, ẩn dụ: so sánh thiên nhiên, vũ trụ như một ngôi nhà khi đêm xuông
- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.
+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.
- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới
+ Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
a. PTBĐ : miêu tả, tự sự,biểu cảm
b, BPTT : so sánh ("mặt trời xuống biển" với "hòn lửa")
`->` Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm để làm cho câu thơ trở nên sinh động và hay hơn đồng thời giúp người đọc hình dung được hình ảnh đẹp đẽ của mặt trời khi xuống biển.
Biện pháp nhân hóa,biên pháp so sánh
so sánh và nhân hoá nhé!!! tk mk đê