tập làm văn : đề bài : ta về một quyển sách trong tủ sách phụ huynh lớp em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Tiếng Việt 4” là cuốn sách giáo khoa mà em yêu thích nhất. Cái cảm giác thú vị khi em cầm nó trên đôi bàn tay nhỏ bé của mình trong giờ Tập đọc đầu tiên khi bước vào năm học mới đã làm em nhớ mãi.
Cuốn sách (Tập 1) dày 184 trang, cỡ 16x24 cm. Bìa màu vàng nhạt sáng bóng nổi bật tên sách Tiếng Việt 4 bằng dòng chữ màu đỏ tươi. Tranh minh họa gợi lên hình ảnh thân mật, say mê của sáu cô cậu học trò nhỏ ngồi quanh bàn theo dõi cô giáo chữa bài trên cuốn vở mở rộng.
Em đã bắt gặp chú Dế Mèn ngộ nghĩnh, hào hiệp và tốt bụng đáng yêu đang ân cần an ủi chị Nhà Trò bé bỏng, yếu đuối. Dế Mèn mắt trón xoe, trên đầu có hai dải tóc dài uốn cong. Chân chú như đi giày, đôi càng lởm chởm những răng cưa sắc nhọn. Chú đã làm cho mụ Nhện và lũ Nhện Gộc, Nhện Vách bạt vía kinh hồn.
Trang 51 là bài thơ ngụ ngôn “Gà TRống và Cáo”. Cảnh bà già kẻ cắp gặp nhau thật hóm hỉnh.
Em say mê ngắm nhìn không vhasn một số tranh ảnh minh hòa: danh họa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong bài “Vẽ trứng”, chú Tư và năm bạn nhỏ trong bài “Chiếc xe đạp của chú Tư”, Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông xin đi đánh giặc, v.v..
Nhiều tranh đẹp, nhiều bài thơ hay, nhiều mẫu chuyện vui và lạ: Nàng tiên Óc, Những hạt thóc giống, Trong quán ăn Ba – cá – bống, v.v... Những bài học về văn miêu tả đối với em rất hấp dẫn. Mỗi trang sách như mở ra trong tâm hồn em một thế giới bao la, đầy ước mơ và hi vọng. Ông Trạng thả diều mới đáng yêu làm sao! Em khẽ đọc bài thơ ”Nếu chúng mình có phép lạ”, chỉ đọc môt lần là em thuộc ngay:
“Nếu chúng mình có phép lạ,
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh,
Chớp mắt thành cây đầy quả,
Tha hồ hái chén ngọt lành”.
Năm học lớp ba, em cứ lẹt đẹt mãi môn Tiếng Việt. Nâng cuốn sách “Tiếng Việt 4” lên đôi bàn tay, em ước ao sẽ trở thành một học sinh Tiểu học “văn hay chữ tốt”.
1. Em cùng các bạn trong tổ mình thu thập các cuốn sách, bài viết của các thành viên trong tổ, sắp xếp thành từng loại rồi bày trí.
2. Tổ của em cử người thuyết trình về gian sách (bàn sách) của tổ mình.
3. Em kể một câu chuyện, bài thơ có trong các cuốn sách của tổ trưng bày; hoặc biểu diễn tiết mục văn nghệ với tổ mình.
em cảm thấy rất ghét tủ sách phụ huynh. Nơi đó giữ nhưng bản tử kiểm điểm của em.
Số quyển sách Tiếng Anh chiếm:
1-2/5-1/3=4/15(tổng số)
Tổng số sách là:
44:4/15=165(cuốn)
Số sách Toán là 165*2/5=66 cuốn
Số sách Văn là 165*1/3=55 cuốn
Gọi số sách mà lớp 9A quyên góp là a. Ta có :
\(12⋮a\)
\(16⋮a\)
\(18⋮a\)
Và a trong khoảng \(250->300\)
\(\Rightarrow a\in BCNN\left(12;16;18\right)\)
\(12=2^2.3\)
\(16=2^4\)
\(18=2.3^2\)
\(BCNN\left(12;16;18\right)=2^4.3^3=144\)
\(BC\left(12;16;18\right)=B\left(144\right)=\left\{144;288;432;...\right\}\)
Vì a trong khoảng \(250->300\)
\(\Rightarrow\)Nên : Số sách mà lớp 9A quyên góp là : \(288\)
Nhưng sách của cậu như thế nào? Màu, các chi tiết ngoài bìa sách
Học kì một của lớp 5 đã kết thúc. Bước sang học kì hai, em thay một số sách giáo khoa, trong đó có quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. Từ lúc nhìn vào bìa cuốn sách, em đã thấy thích thú và càng tìm hiểu nội dung bên trong quyển sách, em càng bị hấp dẫn.
Quyển sách được thiết kế hình chữ nhật, khổ 17x 24 cm, trông mới xinh xắn làm sao! Mặt bìa trước và bìa sau quyển sách láng bóng, được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài bìa phía trên in chữ TIỂNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau ngồi trên triền đồi nói chuyên vui vẻ. Trước mặt các bạn, những người nông dân đang hăng say cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tưoi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng. Quả là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, thể hiện cuộc sống thanh bình của đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, bìa trước còn ghi dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục. Bìa sau giới thiệu các cuốn sách khách trong bộ sách giáo khoa lớp 5 tập hai và có ghi rõ giá tiền.
Lật từng trang sách, em thấy mỗi bài học mang lại một vốn kiến thức mới lạ, đầy cuốn hút. Những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in đã mở ra kho tàng kiến thức lí thú và bổ ích với chúng em.
Quyển sách khá dày, gồm hơn môt trăm bảy mươi trang - những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in. Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dãn và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ lá phiếu vào thùng phiếu in hình huy hiệu đội viên, có dòng chữ "Sẵn sàng", thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều sử dụng màu chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo mỗi tuần đều có các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyên và Tập làm văn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp chúng em hứng thú hơn trong học tập. Đặc biệt, phần ghi nhớ sau mỗi bài học Luyện từ và câu được đóng khung với nền màu cam, tạo nên sự chú ý cho người đọc.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5 tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Em bọc sách và dán nhãn vở cẩn thận, sau đó nắn nót ghi họ tên mình lên nhãn vở. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách, luôn vuốt phang các góc cuốn sách và nâng niu, giữ gìn người bạn ấy.
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.
Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.
Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.
Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Phiệt, trưởng phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy (Thái Bình) tâm sự: Huyện biển chúng tôi vừa đông dân, nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái Bình (48 xã, thị trấn), mặt bằng kinh tế còn nhiều khó khăn. Dân vùng lúa có “của ăn, của để” là chuyện hiếm hoi. Dân vùng biển thì kinh tế thất thường, không ổn định. Điều kiện xã hội như thế, khó có khả năng bảo đảm cho con, em mình được học hành trong hoàn cảnh tốt nhất. Bảo đảm cho các cháu những điều kiện tối thiểu cũng đã là nỗ lực rất lớn của các bậc phụ huynh và sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Ở Thái Thụy là nơi khởi động sớm phong trào “quyên góp ủng hộ sách giáo khoa cũ” có tác dụng thiết thực và rất hiệu quả. Nhưng, sách tham khảo, sách văn học, sách truyện... cho học sinh là chuyện xa xỉ với các em. Có nhiều lý do, trong đó có giá sách cao, các em không có tiền để mua. Lỗ hổng kiến thức xã hội và kỹ năng sống trong học sinh vùng biển là rất lớn. Điều này, ngành Giáo dục Thái Thụy đã biết từ rất lâu, nhưng vì “lực bất, tòng tâm”, không có cách nào giúp các em được.
Từ đầu năm 2012, anh Phiệt và các cộng sự là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thái Thụy đã triển khai ý tưởng: Xây dựng tủ sách trong các lớp học (tủ sách trong nhà trường đã có từ lâu, 100% trường tiểu học và THCS đều có tủ sách thư viện). Ý tưởng ấy nung nấu suốt cả năm 2012 đến tháng 3/2013 thì bắt đầu thực hiện. Lúc đó, tổ chức “Sách và những người bạn” thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng”, đưa sách và tặng cho các trường thuộc ngành Giáo dục Thái Thụy. Từ tháng 4/2013, Phòng GD&ĐT chính thức chọn Trường THCS Thụy Liên làm điểm, huy động sự đóng góp của giáo viên, phụ huynh, các doanh nghiệp, con, em địa phương làm ăn xa quê... được 30 triệu đồng, dành toàn bộ số tiền trên mua sách, chia đều cho 12 lớp, bình quân mỗi lớp có 70 đầu sách gồm: Sách tham khảo, sách truyện, sách thiếu nhi, sách rèn luyện kỹ năng sống... Phòng GD&ĐT đóng toàn bộ tủ sách chuyển về cho tất cả các trường, lớp. Đến tháng 5/2013, có 100% các lớp, các trường ở Thái Thụy đều có tủ sách... Toàn huyện đã có trên 30.000 cuốn sách do các em đóng góp, trị giá 350 triệu đồng. Tất cả cán bộ, giáo viên đều trích 30.000 đồng, cao nhất tới 500 – 700.000 đồng, ủng hộ “tủ sách phụ huynh”. Riêng Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng, đã ủng hộ 83 tủ sách, với gần 3.000 cuốn sách tham khảo và sách truyện (nằm trong lộ trình ủng hộ 214 “tủ sách phụ huynh”). Đến tháng 8/2013, trước thềm năm học mới 2013 - 2014, ngành Giáo dục Thái Thụy lại chọn trường tiểu học Thụy Phong làm điểm phát động trong các trường bậc tiểu học. Kế hoạch đặt ra là “tủ sách phụ huynh” ở các lớp tiểu học có trị giá 1,3 triệu đồng tiền sách và THCS là 2 triệu đồng.
Nhà giáo Phạm Đức Phiệt tiết lộ chủ trương sẽ phát động trong học sinh dành tiền mừng tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, để mỗi em mua một quyển sách truyện, sách tham khảo... đọc xong thì ủng hộ vào “tủ sách phụ huynh” để tất cả các bạn được dùng chung.
Huyện nghèo, nhưng biết làm giàu tri thức sẽ không nghèo. “Tủ sách phụ huynh” – một sáng kiến nhỏ đem lại hiệu quả lớn đang trở thành phong trào sôi nổi và hết sức nhân văn ở ngành Giáo dục huyện Thái Thụy.