Cách làm 1 bài văn nghị luận
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB:- Dẫn dắt , giới thiệu được bài thơ hoặc ca dao , tục ngữ .
TB:
*Giải thích câu tục ngữ , ca dao:
-Nghĩa đen
-Nghĩa bóng
=> nghĩa sâu xa , nghĩa khái quát
*Dẫn chứng, lí lẽ:
-Lấy những dẫn chứng tiêu biểu , xác thực để chứng minh nó.
-Lấy những lí lẽ thuyết phục , đáng tin cậy để thuyết phục người đọc , người nghe.
3.KB:-Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Trả lời : Để làm một bài văn nghị luận chứng minh, ta cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước sau:
– Phân tích đề và tìm ý: Đọc kĩ đề bài để hiểu các yêu cầu của đề sau đó xác định vấn đề cần chứng minh (luận điểm chính, tổng quát của bài). Từ luận điểm chính, xác định các luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính. Tiếp tục xác định các luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) để làm rõ từng luận điểm phụ. Câu hỏi tìm ỷ đặc trưng của lập luận chứng minh là: như thế nào?
– Sắp xếp luận điểm chính, các luận điểm phụ với luận cứ đẩy đủ thành dàn bài gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
– Hoàn chỉnh dàn ý thành bài văn lập luận chứng minh.
– Đọc lại bài và sửa lỗi nếu có.
Hệ thống luận điểm trong bài chứng minh phải được xếp theo trình tự hợp lí nhằm giúp người đọc (nghe) nắm được vấn đề. Có thể chọn trong những cách sau để sắp xếp luận điểm:
– Theo thứ tự thời gian: quá khứ
– hiện tại – tương lai; trước – sau; các mùa; các mốc thời gian…
– Theo thứ tự không gian: trong nước – thế giới; miền Bắc – miền Nam; miền xuôi – miền ngược…
– Theo các lĩnh vực hoặc phạm vi của cuộc sống: giới tính, tuổi tác, ngành nghề…
Mỗi luận điểm có thể trình bày thành một đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp…
Trong bài văn nghị luận giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:
– Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài.
– Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề…
– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra…
Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thế nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự vận dụng những hiểu biết của bản thân từ thực tế, từ văn học , ...
Hok_Tốt
#Thiên_Hy
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khẳng định trong thực tiễn. Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số,…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ.
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để họ tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra đúng, là phải.
2. Những điều lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Xác định rõ vấn đề cần chứng minh.
– Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa.
– Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc.
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày một cách sâu sắc hơn.
Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song hành với nhau trong quá trình lập luận.
3. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiện bốn bước:
a) Tìm hiểu đề và tìm ý ;
b) Lập dàn bài ;
c) Viết bài ;
d) Đọc lại và sửa chữa.
4. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh:
– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã đửợc chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
5. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
II – LUYỆN TẬP
Đề bài: Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát tâm tình của người dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề yêu cầu chứng minh nhận định về một nội dung của ca dao. Nhận định đề cập hai ý lớn:
– Ca dao là tiếng hát của người lao động về lao động.
– Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động.
2. Lập dàn bài
a) Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.
b) Thân bài:
– Chứng minh nội dung thứ nhất:
Ca dao là tiếng hát của người lao động về. lao động. Ca dao là tiếng hát của người lao động về công việc của mình: cày bừa, chăm bón, gặt hái ; những niềm vui, nỗi buồn trong công việc.
– Chứng minh nội dung thứ hai:
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động. Tiếng hát tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình (với ông bà, bố mẹ, anh em, vợ chồng).
c) Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề cần chứng minh.
B1: Cần xác định được dạng bài nghị luận phù hợp.
B2: Bài viết phải đảm bảo đúng bố cục
B3: Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân và mở rộng vấn đề