K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.


 

22 tháng 12 2017

troi laen mang tra day

5 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.


 

8 tháng 12 2017

ban chep mang ne nhung ko sao co tra loi la duoc

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .

4 tháng 6 2019

"Hôm qua em đi chùa Hương. Hoa cỏ còn mờ hơi sương"... Mỗi lần nghe câu hát đó là tôi lại nhớ về quê hương. Nơi có dòng sông, đáy uốn lượn quanh co, có cánh đồng cò bay mỏi cánh, tít ở ngoài xa có dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp. Nhưng tôi yêu hơn tất cả là cánh đồng lúa vào mỗi buổi sáng mai. Nó mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, dân dã, thanh bình hệt như tính tình người dân quê tôi vậy, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm của tôi mỗi khi hè về!

Từ tờ mờ sáng, không khí còn se se lạnh. Những giọt sương mai đọng đầy trên những tán lá, gió nhè nhẹ lay động, cành lá rung rinh. Làng xóm như bồng bềnh trong buổi sương sớm. Trên không, từng đám mây trắng xanh ghép thành những hình thù kì thú: kia là con nai ngơ ngác, chỗ khác là con gấu đang say giấc... Trong xóm, trên nóc mỗi gian bếp, khói la đà bay lên tạo thành những dãi lụa mềm mại uốn lượn quanh bầu trời. Mùi khói trấu thơm thơm của thóc nếp là một mùi đặc trưng của làng quê. Khiến ai đã từng ngửi thì khó lòng mà quên được. Lúc này, ánh đèn đêm đã tắt nhường chỗ cho bình minh ló dạng. Bầu trời sáng lên đôi chút.

Trên các con hẻm của làng quê, người nông dân đã bắt đầu ra đồng làm việc. Một ngày mới bắt đầu. Tôi cũng thức giấc dậy theo anh chị ra đồng. Trước mắt tôi là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ hè thu xanh mơn mởn ngà đầu vào nhau thì thầm cùng chị gió. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm cả cánh đồng nhấp nhô gợn sóng. Lúc này, vầng hồng đã thực sự hiện ra giữa làn mây như một quả cam chín khổng lồ chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật. Xa xa, ông mặt trời đang từ từ đạp xích lô qua khỏi đỉnh núi.. Cánh đồng bỗng phút chốc hiện ra thật lạ lẫm. Phía xa xa, một đàn cò trắng thành hàng dài trên bờ ruộng, chúng đứng im phăng phắc như đang tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai. Nhưng chỉ cần một tiếng động nhẹ là chúng vội tung cánh bay lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận trời xa... Đứng giữa hai cánh đồng vào thời điểm này, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Khắp nơi nhuộm một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Sóng lúa nhấp nhô như tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống mượt mà, êm ái. Sóng lúa đuổi nhau vội vàng phát ra những âm thanh êm dịu. Đây đó ở thửa ruộng kia, người thì làm cỏ, người thì phun thuốc trừ sâu. Xa xa, những chú bé dắt trâu bò cho ăn trên các bờ ruộng. Chỗ kia từng đám trẻ thả diều trên các triền đê, nào là bướm, nào là thuyền cứ chao qua chao lại trên bầu trời trông thật đẹp mắt. Tôi cũng hòa mình vào đám trẻ. Lúa lúc này đang dày dặc. Chúng mọc san sát vào nhau không rõ từng vạt ruộng. Như những ngày đầu vừa gieo cấy. Xen kẽ từng đám ruộng lớn là những con mương thủy lợi nước trong xanh, ánh sáng chiều chiếu xuống dòng nước lấp lánh. Thỉnh thoảng, một vài chú cá nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, lơ đãng quan sát các bác nông dân làm việc. Bao quanh những con mương thủy lợi là những bờ đê với những hàng nhãn xum xuê do các cụ trồng. Vừa để che nắng cho các bác nông dân mỗi khi muốn ngồi nghỉ mệt, vừa có trái ngọt để thưởng thức cũng như tăng thêm kinh tế cho gia đình. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gõ lộc cộc của những chiếc xe chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều cho những triền đê tạo ra những âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này mà không biết chán. Mai này, khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, tiếng cười của những người nông dân "một nắng hai sương" nđi thu hoạch lúa. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại những kỉ niệm của thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Được thưởng thức một buổi bình minh trên cánh đồng, tôi càng tha thiết quê hương và tự nhủ phải trân trọng chén cơm hạt gạo. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt thu.

25 tháng 6 2018

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đùa đang vẫy tay chào . Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Hok tốt

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

30 tháng 8 2018

câu ca dao dung để khuyên

chủ đề giữ chí kiên định

2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en

2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý

đây là 1 văn bản

có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac

còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

31 tháng 10 2017

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tôi thích nhất là tác phẩm Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương.

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.



31 tháng 10 2017

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bộc phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.Hương âm vô cải, mấn mao tồi.Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?dịch thơKhi đi trẻ, lúc về giàGiọng quê không đổi, tóc đà khác baoTrẻ con nhìn lạ không chàoHỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?(Phạm Sĩ Vĩ dịch)Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:“Hồ tử tất như khauQuyện điểu quy cựu lâm”(Cáo chết tất quay đầu về núi gòChim mỏi tất bay về rừng cũ)(Khuất Nguyên) Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giọng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt. Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

19 tháng 9 2017

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

19 tháng 9 2017

Đề bài:Viết về quê hương em

Bài làm

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.