Tả 1 hành động có ý nghĩa của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trọng nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: "đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.
Tham khảo:
Mỗi năm, em lại được tặng rất nhiều món quà. Món quà nào em cũng quý, cũng thích. Nhưng trong đó, có một món quà mà em luôn cất giữ với một vị trí vô cùng đặc biệt, đó chính là chiếc túi do chính tay bà may cho em.
Lúc ấy, em mới học lớp một. Mỗi ngày đến lớp, bà thường cho em mang theo vài chiếc kẹo và bánh để ăn vào giờ ra chơi cùng bạn. Nhưng để trong cặp thì đôi khi kẹo bánh bị sách làm vỡ. Thế nên, bà đã may cho em một chiếc túi nhỏ.
Túi có hình chữ nhật, lớn bằng bàn tay của bà. Phần vải may túi là vải trơn màu hồng, được bà cắt từ cuộn vải dì Tư mua tặng bà may áo dài. Các góc của túi được bà may rất cẩn thận từng chút một, nên chắc chắn lắm. Nhìn mãi cũng chẳng tìm ra chỗ nào có chỉ thừa. Lúc ấy, mắt bà đã kém, nên chỉ may được vào ban ngày mà thôi. Nên phải hết gần hai ngày bà mới may xong.
Ở mặt trước của túi, bà đã thêu tên của em lên. Lúc ấy, em vừa tập viết chữ, đã được bà cầm tay viết nắn nót tên mình lên vải. Rồi theo đường mực bà mới thêu lên. Mỗi khi chạm tay lên tên mình trên chiếc túi, em lại cảm thấy hơi ấm bàn tay của bà đâu đây. Về miệng túi, thì bà làm dạng túi rút, Bà luồn một sợi dây dài trên miệng túi, chỉ cần kéo lại thì miệng túi sẽ đóng chặt và có quai để xách theo. Sợi dây ấy, được bà tết lại từ ba mảnh dây nhỏ xíu. Lúc bà đan, em ngồi bên cạnh, nhìn theo mà hoa cả mắt bởi sự khéo léo thoăn thoắt của đôi tay bà. Còn nhớ hôm ấy, khi bà vừa may túi xong, em liền cầm lên sung sướng lắm. Vội cầm kẹo cho vào rồi mang đi khoe khắp nơi. Niềm sung sướng ngày hôm ấy cho đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.
Bây giờ, em đã học lớp 5 rồi, không còn mang kẹo đến lớp nữa. Bà cũng đã đi xa rồi và chiếc túi cũng cũ dần theo năm tháng. Nhưng em vẫn nâng niu và giữ gìn chiếc túi thật cẩn thận. Em treo túi ở cạnh bàn học, để lúc nào cũng có thể nhìn ngắm nó, như ngày xưa, bà luôn ở bên cạnh mỗi khi em học bài.
2.
a) Hành động của Rai-ân như một lời kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ những người gặp khó khăn ở khắp nơi trên thế giới.
b) Những điều khiến cho em thấy thích ở tính cách của Rai-ân: lòng nhân ái, tính kiên trì, sự chăm chỉ, sự kiên định, quyết tâm theo đuổi ước mơ,...
1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .
2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình
mk chỉ có thể chép thôi thông cảm
tham khảo nha :
a) Tả hình dáng
cao – thấp, cao – lùn, to tướng – bé tẹo, mập – gầy, mũm mĩm – tong teo.
b) Tả hành động
khóc – cười, nằm – ngồi, đứng – ngồi, lên – xuống, vào – ra …
c) Tả trạng thái
buồn – vui, sướng – khổ, hạnh phúc – khổ đau, lạc quan – bi quan, phấn chấn - ỉu xìu …
d) Tả phẩm chất
tốt – xấu, hiền – dữ, ngoan – hư, khiêm tốn – tự kiêu, trung thành – phản bội, tế nhị - thô lỗ …
Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
- Hành động tặng cho Hiên chiếc áo đã thể hiện tính cách nhân hậu, biết sẻ chia cảm thông, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khắn hơn mình của hai chị em Sơn. Hành động đó thật đẹp đẽ và ý nghĩa
- Hành động đó đã giúp sưởi ấm tâm hồn của Hiên khi những ngày lạnh gió. Giúp em cảm thấy mình được yêu thương quan tâm và chia sẻ.
Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa
Chào các bạn,
Mỗi khi ta làm một điều gì, như là cho người hành khất một ít tiền, dạy không công cho một nhóm trẻ em đường phố, điều ta làm có ý nghĩa gì? Trong bài này chúng ta sẽ nhìn ý nghĩa của các hành động của chúng ta từ góc cạnh của chính ta.
Kinh Pháp Cú mở đầu: “Tâm làm chủ, tâm tạo.” Nghĩa là tâm ta làm chủ mọi hành động của ta, tạo ra mọi tư duy và hành động của ta.
Vậy đối với chính ta, người làm ra hành động, chỉ ta là thực sự hiểu tâm ta, cho nên chỉ ta hiểu được hành động đó có ý nghĩa gì. Và vì mức độ tĩnh lặng (cũng như trí tuệ tâm linh) của chúng ta khác nhau, nên ý nghĩa của cùng một hành động xem là như nhau lại có thể rất khác nhau, tùy theo ai làm hành động đó.
— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng, để muốn giật le với cô bạn gái đang đi bên bạn, thì có lẽ bạn sẽ đồng ý là việc bố thí đó chẳng ích lợi gì cho đời sống tâm linh của bạn cả. Hơn nữa, nó có nghĩa là “nói dối” – cố tình “nói” với cô bạn gái là bạn yêu người nghèo khổ, trong khi bạn chỉ đang nói dối (bằng hành động) để mua cảm tình của cô ấy.
— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng vì bạn thực sự muốn giúp người ấy có thêm được 20 ngàn đồng để sinh sống, thì đó là một hành động tốt. Nhưng đây là cái bẫy lớn nhất cho đời sống tâm linh của chúng ta.
Giúp người là một hành động tốt trên phương diện xã hội. Nhưng rất nhiều người lệ thuộc vào việc làm bên ngoài – bố thí, từ thiện, giúp xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách – để mong rằng những việc này giúp mình được công đức, được đầu thai nơi tốt sau khi chết, được lên Thiên đàng…
Các bạn, giúp người để mong mình được lợi như thế, rất có thể có lý trong nền kinh tế thị trường – tôi trả tiền và tôi lấy công – nhưng lâu đài tâm linh không phải là chợ búa mà tính mua bán, đổi chác, hơn thua, lời lãi.
Chúa Giêsu nói: “Khi bạn bố thí cho người thiếu thốn, đừng để tay trái của bạn biết tay phải đang làm gì, để việc bố thí của bạn có thể bí mật.” (Matthew 6:3).
Bố thí mà thích thiên hạ đều biết – như thói quen của chúng ta thích lên báo ngày nay – thì chẳng được công đức gì, mà còn làm cho cái tôi của bạn thêm trương phình. (Nhưng nếu bạn cần quảng cáo việc mình làm để kêu gọi mọi người giúp thêm tiền thì lại là chuyện khác phải không?)
— Hơn nữa, làm việc thiện để mong mình được giác ngộ, thì không thể giác ngộ được. Vì giác ngộ là tâm thanh tịnh, tâm tĩnh lặng. Tức là tâm chẳng muốn gì cả, kể cả muốn giác ngộ. Còn “muốn” là còn “tham”, còn “chấp”.
Kình Kim Cang (Đoạn 10) nói: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” – Không trụ vào nơi nào, thì sinh tâm [Bồ đề ] đó. Nếu còn bám vào từ thiện, bố thí, in kinh sách, xây chùa, giúp người, để mong giác ngộ, thì chẳng thể giác ngộ.
“Nếu Bồ tát trụ nơi pháp [tức là, nơi bất kì điều gì, kể cả Phật pháp] mà làm việc bố thí thì như người vào trong tối ắt không thể thấy. Nếu Bồ tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi.” (KKC, Đoạn 14).
Vô trụ (vô chấp) rốt ráo có nghĩa là Bồ tát “không chấp ngã, không chấp nhân, không chấp chúng sinh, không chấp thọ giả”. Tức là, Bồ tát không bám vào tôi, không bám vào người, không bám vào chúng sinh, không bám vào đời sống. Có nghĩa là, Bồ tát không thấy tôi, không thấy người. Bồ tát thấy tất cả là một. Bố thí mà không thấy mình bố thí, như là lấy đồ trong túi trái của mình, bỏ sang túi phải của mình, không nghĩ gì cả.
Bồ tát bố thí mà không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí, không thấy hành động bố thí, chỉ như là mình uống nước khi khát mà chẳng phải suy nghĩ gì về uống nước. Như là phản xạ tự nhiên, thấy ai cần thứ mình có thì mình đưa cho họ dùng. Chỉ giản dị thế. Bồ tát không mong cầu gì, không mong được phước gì, không thấy công đức gì, chỉ thuần túy làm việc “bố thí” vì có người cần gì đó mà mình có. Đó là tâm thanh tịnh. Tâm Bồ tát. Tâm giác ngộ.
Chúng ta có khuynh hướng làm việc từ thiện để ta thấy ta “tốt”, để ta thấy ta “làm từ thiện”, để ta thấy ta “biết yêu người”, để ta thấy ta “có lòng yêu người”… Các bạn, có lẽ những tư duy này chẳng có gì sai cả, và vẫn tốt một phần nào đó cho xã hội của phàm phu. Chỉ là, đó không phải là tư duy giác ngộ, và ta chẳng bao giờ giác ngộ được nếu ta có tư duy như thế.
Đức Phật nói: Ta thấy “Niết Bàn là ác mộng giữa ban ngày”. Niết bàn còn phải được xả bỏ, huống chi là các việc từ thiện, việc nhà chùa, nhà thờ.
Đương nhiên, vô chấp (vô trụ) là việc của tư duy, không phải là điều gì bên ngoài. Bạn vẫn làm đủ mọi thứ – từ thiện, bố thí, xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách. Chỉ là đừng nghĩ rằng những thứ này giúp bạn giác ngộ. Không bám vào chúng, không bám vào bất kì điều gì, kể cả mọi việc thiện, kể cả giáo pháp, kể cả Niết Bàn, thì chúng ta mới là Người tỉnh thức, Bồ tát.
Vấn đề của phàm phu là người ta không hiểu tâm thanh tịnh (tâm tĩnh lặng, tâm giác ngộ) là gì, và tưởng rằng chỉ cần làm “việc thiện” là đủ cho mình đạt. Điều này hoàn toàn sai, chính vì vậy mà đây là cái bẫy tâm linh cực lớn hằng tỉ tỉ người qua bao niên đại đã rơi vào mà không ra được.
— Tư duy này cũng là tư duy với Chúa Giêsu. Đừng làm việc gì chỉ để đổi chác hay mua lòng Chúa. Chúng ta là con của Thượng đế, chúng ta cần biết suy nghĩ như Cha của mình. Thượng đế yêu chúng ta và cho chúng ta đủ thứ chẳng để mua điều gì từ ta cả, kể cả mua tình yêu của ta. Thượng đế chỉ làm vì ta là con Thượng đế.
Mọi người đều là anh chị em của ta. Làm gì cho họ thì cũng như ta làm cho cánh tay của mình. Đừng nghĩ đến công cán gì khi mình xoa dầu nóng bóp cánh tay của mình.
Và đừng nghĩ làm từ thiện để được lên Thiên đàng cùng Chúa. Bạn đã có Thiên đàng rồi, chẳng cần phải đợi, nếu bạn đã biết nắm tay Chúa mà sống từng giây trong đời. Nếu bạn không biết nắm tay Chúa mà sống, thì bạn chẳng thể có Thiên đàng, vì bạn không thể dùng tiền bạc hay công đức gì của bạn đủ để có thể mua đất ở Thiên đàng. (Xem John 1:13).
Làm từ thiện, giúp người, bố thí thì hãy làm với tư duy của Chúa như thế. Không nghĩ gì về mình cả, quên mất cái tôi hoàn toàn, chỉ làm việc giúp người vì người là anh chị em trong nhà mình, và vì Cha của mình giúp mình chỉ vì tình yêu tự nhiên, chẳng vì gì khác.
Đó là trái tim của Chúa trong ta.
Chúc các Bồ tát, và con Chúa, tâm thanh tịnh.
\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)