K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

Tôi là một cô gái trẻ sống ở làng Cổ Đô, nơi nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ nhỏ, tôi đã say mê học hỏi và không ngừng tìm tòi cách dệt lụa sao cho mịn màng, óng ả hơn. Một ngày nọ, khi đang chăm sóc vườn dâu, tôi chợt nhận ra rằng nếu cho tằm ăn lá dâu tươi ngon, kén của chúng sẽ chắc hơn, tơ kéo ra cũng dài và bền hơn. Tôi vui mừng khôn xiết, liền thử nghiệm nhiều cách se sợi, dệt lụa, và cuối cùng đã tạo ra loại lụa mềm mại, mượt mà hơn hẳn những loại lụa trước đây. Dần dần, dân làng tôi ai nấy cũng học theo kỹ thuật ấy. Lụa làng tôi trở nên nổi tiếng, được các thương buôn khắp nơi tìm đến mua. Tôi rất vui vì có thể giúp bà con cải thiện cuộc sống. Nhưng rồi, vì mải mê nghiên cứu, tôi kiệt sức và qua đời khi tuổi còn trẻ. Thương tiếc tôi, dân làng lập đền thờ và tôn tôi là Bà tổ nghề dệt lụa, đời đời ghi nhớ công lao. Tôi không còn trên trần thế, nhưng mỗi khi thấy những dải lụa mềm mại bay trong gió, tôi biết rằng nghề dệt lụa vẫn còn mãi với quê hương mình.

(Lưu ý: đây mình viết dựa trên nhân vật chính)

-cô bé nấm-

15 tháng 9 2023

Tham khảo

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.

- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Kể bằng ngôi thứ 3

Người kể không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như một kẻ vô nhân tính. Hắn ta đối xử tàn nhẫn, lạnh lùng với tất cả mọi người.

- Người kể thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo đối với nhân vật Gia-ve

26 tháng 8 2018

                                                  Cô bé quàng khăn dở

Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet. Cô định vào quán net để chơi Liên quân thì nhớ lời mẹ dặn : khi về mẹ con mình solo game sau.

Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.

Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:

- Bà ơi, sao tai bà to thế?

- Để bà nghe ngóng được nhiều.

- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?

- Do bà hay cúi trước người khác đấy.

Cô bé vẫn còn thắc mắc:

- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?

- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.

Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.

- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?

- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.

Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:

- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?

- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít "nhất dạ cửu giao".

Cô bé lại hỏi:

- Bà ơi, sao mồm bà to thế?

- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.

Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:

- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?

Lão sói thong thả:

- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.

- Thế sao bụng bà to thế?

- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.

Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.

Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.

Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.

  Cô bé quàng khăn đỏ về nhà thủ thỉ nói : đáng lẽ ra mình nên ở trong bụng con sói vì ở đó ko phải đi học nhỉ.

26 tháng 8 2018

Tôi clà bà ngoại cô bé quàng khăn đỏ.Đến 1 hôm nọ, mẹ cô dặn cô đem bánh mà mẹ cô vừa làm xong sang biếu tôi. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ cô có đặn cô rất kĩ:

– Đường vòng qua rừng rất nhiều chó sói, nên con đi thì hãy đi đường thẳng để tránh bị chó sói ăn thịt.

Cô bé quàng khăn đỏ

Cô bé dạ dạ vâng vâng mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà tôii. Trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, nhiều con bướm với đôi cánh thật đẹp với đủ mọi sắc màu, quên lời mẹ đã dặn cô bé tung tăng đi theo đường rừng. Cô bé đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:'mẹ cô bảo ko được đi đường vòng cơ mà?''

    

Không nghe, cô bé không trả lời Sóc. Cô nhất quyết không nghe lời mẹ dặn và lời khuyên của Sóc nên vẫn cứ đi đường vòng qua rừng. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Con chó Sói rất to lớn tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ầm ầm hỏi cô:

– Này, cô bé quàng khăn đỏ, cô đang tung tăng đi đâu thế?

Thấy chó Sói đang ở trước mặt mình và hỏi, cô bé cũng rất sợ hãi, nhưng mà cô cũng đành phải mạnh dạn trả lời câu hỏi của chó Sói :

– Tôi đang đi sang nhà bà ngoại tôi để tặng bà ngoại giỏ bánh mà mẹ tôi mới làm xong.

Chó sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: À, hóa ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu mới được. Mưu tính trong bụng vậy cho nên chó Sói lại hỏi cô bé:

– Nhà bà ngoại cô ở nơi đâu, có còn xa không cô bé?

Cô bé quàng khăn đỏ đáp:

– Nhà bà ngoại tôi ở tại bên kia khu rừng này. Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.

Nghe xong, chó Sói thôi chưa ăn thịt cô bé mà nó chạy thẳng 1 mạch tới nhà tôi. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy tôi nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong tôi nó lên giường đắp kín chăn giả vờ tôi đang ốm.

Vì chó sói chưa ăn thịt cô bé ngay lúc còn ở trong rừng nên cô bé đã đến được nhà tôi. Khi đến cô bé thấy chó Sói đắp chăn kín người nằm ở trên giường, cô bé quàng khăn đỏ tưởng là tôi đang bị ốm thật, cô cất tiếng hỏi:

– Bà của cháu ơi! Bà ốm lâu chưa bà?

Sói không đáp lại cô bé, nó vẫn chùm chăn kín mít giả vờ rên hừ…hừ

– Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang chút bánh mới làm sang biếu bà.

– Vậy à, thế cho bà cảm ơn hai mẹ cháu. Cháu ngoan của bà lại đây với bà.

Cô bé quàng khăn đó chạy tới bên cạnh giường, thấy lạ cô bé hỏi:

– Bà ơi, sao cháu thấy tai bà hôm nay dài thế?

– Tai bà dài để có thể nghe được cháu nói rõ hơn, con sói đáp lại cô bé

– Bà ơi, hôm nay mắt bà nhìn to và đen thế ?

– Mắt bà to để bà có thể nhìn ngắm cô cháu gái xinh đẹp của bà được rõ hơn,

Cô bé thấy lạ lẫm nên hỏi tiếp:

– Bà ơi, vậy sao hôm nay cháu thấy mồm bà to thế ?

– Mồm bà to để bà có thể ăn thịt cháu ngon lành

Nói xong, con sói tung chăn chồm dậy lao vào vồ lấy cô bé ăn thịt. May đúng lúc đó, có bác thợ săn đi ngang qua, sẵn có chiếc búa trong tay bác phang ngay một cú trời giáng vào đầu con sói. Bị trúng đòn con sói gian ác lăn quay ra chết. Biết con sói vừa ăn thịt tôi, bác nhanh tay lấy con dao trong bếp mổ bụng con sói kịp thời cứu được tôi. May mắn, cả hai bà cháu thoát khỏi nạn này.thật may cho chúng tôi.

Từ ấy trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.

TK MK NHA. ~HỌC TỐT~

14 tháng 12 2020

Anh hùng Hoàng Trọng Tình sinh năm 1949 tại thôn Trung Nghĩa ( nay là thôn Trung Phú) xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay đã nghỉ hưu ở phường Thạch Phú, thành phố Hà Tĩnh. Tháng 9 năm 1973, Hoàng Trọng Tình được giao làm Chính trị viên Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Cả Tiểu đoàn và Trung đoàn đều lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến dịch năm 1972 và là đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 304 được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Tháng 7 năm 1974, Sư đoàn được Bộ Tổng tham mưu điều từ Quảng Trị vào tăng cường cho Quân khu 5 tấn công tiêu diệt chi khu quân lỵ Thượng Đức, đập tan cánh cửa phía Tây vào Đà Nẵng, mở rộng vùng giải phóng. Qua 10 ngày thử thách ác liệt, cùng với các đơn vị bạn, Trung đoàn 66 một lần nữa chứng minh được hào khí anh hùng của mình, cắm lá cờ cách mạng kê chi khu Thượng Đức. Trong dày đặc khói mù của thước súng và bom đạn, đứng nhìn quân lỵ Thượng Đức tan hoang, đổ nát, Hoàng Trọng Tình không thể tin được chiến thắng đã là một sự thật hiển nhiên. Bởi Thượng Đức là cánh cửa thép bảo vệ phía Tây Đà Nẵng, là đại bản doanh của Quân đoàn I ngụy do Tướng Ngô Quang Trường chỉ huy. Ba năm liền từ 1968-1970, quân ta đã nhiều lần tấn công Thượng Đức nhưng không thành công. Và lần này, trước hệ thống phòng thủ hết sức kiên cố của địch, Trung đoàn 66 của anh đã phải chịu tổn thất khá nặng nề mới giành giật được. Cuối cùng thì lời tuyên bố ngạo mạn của kẻ địch hôm nào: " Nước sông Vu Gia có chảy ngược thì Việt cộng mới lấy được Thượng Đức" đã trở nên huênh hoang, trống rỗng. Sau nhiều tháng tổ chức, lực lượng hòng tái chiếm Thượng Đức không thành công, Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 và Sư đoàn 1 dù được coi là đơn vị thiện chiến bậc nhất trong tổng dự bị chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu đã bị đánh tan. Địch tiếp tục tung Lữ đoàn 369, Sư đoàn Thủy quân lục chiến lên ngăn chặn quân ta mở rộng địa bàn chiến lược vào Đà Nẵng. Từ ngày 24-27/3/1975, Trung đoàn 66 chuẩn bị bước vào một trận đánh lớn tiêu diệt kẻ thù. Hoàng Trọng Tình nay được điều về làm Chính trị viên Tiểu đoàn 8,chỉ huy Tiểu đoàn phòng ngự phía trước ở khu vực Bàn Tân 2. Khoảng hơn 4 giờ sáng, ngày 27/3, anh nhận được lệnh của Chính ủy Trung đoàn Lê Xuân Lộc: nhanh chóng tổ chức tiểu đoàn thành lực lượng tiến công mở đầu, theo trục đường 14 đánh thẳng vào sân bay và trung tâm thành phố. Lồng ngực anh và các cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn như muốn vỡ òa vì sung sướng khi nghe phổ biến nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh: " Thần tốc, táo bạo, nhanh chóng đánh chiếm thành phố Đà Nẵng". Chính ủy Lê Xuân Lộc quán triệt thêm:" Phải hết sức tranh thủ thời gian, không để mất thời cơ. Chỗ nào địch cứng thì bỏ qua, lấy mục tiêu chiếm thành phố làm chính". Đây là lần đầu tiên của anh nghe nhắc nhở một cách đánh khá lạ. Nhưng linh tính báo có một điều gì đó hệ trọng sắp xảy ra nên ai nấy đều háo hức, chờ mong. Không kịp thổi cơm, Chính trị viên Hoàng Trọng Tình cho anh em ăn lương khô rồi theo trục đường số 14 chọc thẳng vào Đà Nẵng. Một cảnh tượng hỗn loạn diễn ra trên suốt dọc đường. Dân chạy loạn, địch chạy trốn, đan xen nhau, nhốn nháo không kể xiết. 2 giờ sáng ngày 29/3 quân ta chiếm luôn quận lỵ chi khu Ái Nghĩ, 4 giờ sáng hôm sau vào được trung tâm thành phố. 12 giờ trưa thì hoàn toàn làm chủ sân bay Nước Mặn và một số mục tiêu trong nội thành Đà Nẵng. Hàng vạn tù binh ngụy bị về chỗ tập trung, vẻ mệt mỏi, chán chường. Hơn một ngày đêm, Hoàng Trọng Tình và các chiến sỹ đã vượt hơn 40 km với bao lực lượng, phòng tuyến cực mạnh của địch chốt giữ. Nhìn thành phố lung linh, rực rỡ sắc màu, hôm qua còn là ước ao, nay đã về tay mình, mọi người vẫn còn ngỡ ngàng như đang trong mơ. Cũng cố lực lượng, bổ sung đạn dược và quân dụng đơn vị lại cùng sư đoàn quân đoàn làm một cuộc hành quân thần tốc dọc theo miền duyên hải trục đường 1. Chỉ sau hơn 11 ngày đơn vị đã vượt qua chặng đường dài gần một ngàn km xuyên qua 3 quân khu, đi qua 11 tỉnh, 18 thị xã của địch. Trong đó nỗi bật nhất là tiêu diệt và làm tan rã 5.000 tên địch, giải phóng thị xã Hàm Tân, góp phần đập tan hệ thống phòng thủ Sài Gòn từ xa trên hướng Đông của Mỹ - Ngụy. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Quân đoàn 2 được lệnh tấn công. Sư đoàn 304 của Hoàng Trọng Tình đánh vào căn cứ Nước Trong, là điểm phòng ngự rắn nhất còn lại của địch trên hướng Đông Nam Sài Gòn. Ròng rã gần 3 ngày đêm giành giật quyết liệt, hai bên đều bị tổn thất lớn, đến 10 giờ sáng ngày 29/4/1975 chúng ta hoàn toàn làm chủ khu vực Nước Trong và ngã ba đường 15, sẵn sàng tiến quân vào Sài Gòn. Trung đoàn 66 là lực lượng chủ yếu, nằm trong đội hình thọc sâu gôm cả xe tăng, pháo binh, công binh, tấn công vào nội thành, với mục tiêu chủ yếu là Dinh Độc Lập. Trước sức mạnh như triều dâng bão cuốn của quân ta, xe tăng M113 chờ quân tiếp viện hốt hoảng húc vào nhau và trở thành những đống sắt vụn bất động trước hỏa lực của B40, B41 và pháo bắn thẳng. Tăng cháy, địch bỏ chạy trong nháo nhác, hoảng loạn vẫn không làm người dân Sài gòn bận tâm. Bà con mở toang cửa sổ, kéo lên đứng chật ban công các nhà cao ốc, hồ hởi. Đúng 11 giờ ngày 30/4/1975, lực lượng thọc sâu đã dành được Dinh Độc Lập, bắt gọn cả Tổng thống Dương Văn Minh lẫn một số thành viên nội các Sài Gòn. Hoàng Trọng Tình chỉ thị cho Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 nhanh chóng luồn lách qua các chướng ngại, lao thẳng vào cổng Đài Phát thanh ngụy. Đài nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đối diện với cục An ninh nhân dân. Khi quân ta tiến vào Cục An ninh thì không còn bóng dáng một ai. Đồ đạc, giấy má, tài liệu bừa bãi, ném vương vãi khắp nơi. Tên Đại tá Cục trưởng An ninh trong hoảng loạn, dùng súng giảm thanh tự sát chết ngay tại phòng làm việc. Chiếm giữ xong Đài phát thanh, Hoàng Trọng Tình giao nhiệm vụ cho Đại đội 5 bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn cho Đài để chuẩn bị cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Mặt khác, nhờ bà con đi tìm các nhân viên của Đài đang lẫn trốn trở về vị trí làm việc. Hơn 11 giờ trưa ngày 30/4, chiếc xe Zep do Trung đoàn phó Nguyễn Xuân Thệ và một số sỹ quan đi cùng áp giải Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Ngọc Mẫn dừng lại trước thềm Đài. Ông Minh ăn mặc dân sự, quần áo màu sẫm, cốt cách đạo mạo, xuống xe bước vào phòng thu của Đài. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 từ căn phòng lịch sử này vang lên lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng Miền Nam của viên tổng ngụy cuối cùng - Đại tướng 4 sao Dương Văn Minh. Cờ cách mạng tung bay ngạo nghễ trên nóc Dinh Tổng thống và các cơ quan, công sở ngụy. Những người lính chúng ta trong những bộ quân phục mới toanh, không kể đơn vị, lạ, quen ôm chầm lấy nhau mà hôn, mà khóc. Những giọt nước mắt cảm động, vui sướng cứ thế tuôn chảy trên các khuôn mặt còn sạm đen khói. "Cảm nghĩ của tôi trong trong giờ phút thiêng liêng trọng đại trước chiến thắng vinh quang ấy thật khó tả nổi. Khi đối diện với Tổng thống Dương Văn Minh và chuẩn bị để ông ta đọc tuyên bố đầu hàng, tôi thầm nhớ lại chặng đường chiến đấu đầy khốc liệt, mất mát, hi sinh của Trung đoàn 66 anh hùng với bao đồng đội đã ngã xuống". Nhớ lại ngày 16/9/1973, Hoàng Trọng Tình vinh dự cùng anh em đón Thủ tướng Phi - đen và Phạm Văn Đồng vào thăm Quảng Trị. Tại điểm cao 241 Cam Lộ, khi Phi - đen đứng trên khẩu pháo 175 li " vua chiến trường" của quân ngụy bị ta thu giữ, tay phất cao lá cờ Quyết thắng, hô to: " Hẹn gặp các đồng chí tại thành phố Sài Gòn", các anh đầy háo hức, song nghĩ vẫn còn xa vời vợi. " Trong cuộc đời chinh chiến của mình, có biết bao trận đánh đã đi qua, bao mất mát hy sinh đã nếm trải, nhưng được trực tiếp chứng kiến một Đại tướng Tổng thống đối phương mặt cúi gầm buồn bã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì chắc cũng chỉ có một lần mà thôi!" Hoàng Trọng Tình rưng rưng nước mắt. Tôi biết, anh đang nghĩ đến những đồng đội, đồng hương thân thương bao ngày đêm chia ngọt sẻ bùi như Đại đội trưởng Chung, Chính trị viên Nam người Nghệ Tĩnh, Chính trị viên Diễn người Thanh Hóa, ... đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn, không được cùng anh em chào đón những phút giây lịch sử. Được nghe anh hùng, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình - người con của quê hương Thạch Thắng, kể chuyện về cuộc đời chinh chiến của mình, em quý trọng, biết ơn các anh hùng liệt sỹ, các chú thương binh gấp bội lần. Chúng em rất tự hào về các anh. Quê hương Thạch Thắng thật hãnh diện về những con người như các anh. Là học sinh trường Tiểu học Thạch Thắng, chúng em xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của anh.

19 tháng 12 2020

?????

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

7 tháng 3 2023

Này có rõ rệt quá không :v

CM
22 tháng 12 2022

Qua lời kể về cách múa khiên của Đăm Săn, người kể chuyện bày tỏ sự quý trọng, ngưỡng mộ đối với nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Ngôi kể thứ nhất, là nhân vật tham gia hành động chính

16 tháng 2 2022

D

16 tháng 2 2022

D