(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Chữ ta
Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
Rồi báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Hàn Quốc nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó, ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.
12-4-1994
(Hữu Thọ, theo Bình luận báo chí thời kì đổi mới, NXB Giáo dục, 2000)
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì?
Câu 3. Để làm sáng tỏ cho luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào?
Câu 4. Chỉ ra một thông tin khách quan và một ý kiến chủ quan mà tác giả đưa ra trong văn bản.
Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
Câu 1.Văn bản "Chữ ta" thuộc kiểu văn bản nghị luận. Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm cá nhân, lập luận bằng dẫn chứng cụ thể, nhằm bày tỏ suy nghĩ về việc sử dụng tiếng nước ngoài ở Việt Nam và khẳng định cần phải giữ gìn, tôn trọng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của dân tộc.
Câu 2.Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là thái độ của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh mở cửa, hội nhập với thế giới. Tác giả phê phán việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong bảng hiệu, báo chí ở Việt Nam, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc tôn trọng và đề cao tiếng Việt.
Câu 3.Tác giả đã sử dụng phép so sánh đối chiếu giữa Hàn Quốc và Việt Nam để làm rõ luận điểm:
“Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.”
→ Đây là một quan sát thực tế về Hàn Quốc, mang tính khách quan.
“Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.”
→ Đây là suy nghĩ, đánh giá mang tính cá nhân của tác giả, thể hiện ý kiến chủ quan.
Lập luận được củng cố bằng những quan sát thực tế cụ thể và đi kèm với nhận xét sâu sắc, từ đó làm nổi bật quan điểm về việc cần giữ gìn, tôn trọng tiếng mẹ đẻ như một biểu hiện của lòng tự trọng dân tộc.