(4 điểm) Đọc văn bản sau:
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy...
Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá - sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.
(Biển, núi, sóng và em, Đỗ Trung Quân, Tạp chí sông Thương, 30/01/2013)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Chỉ ra từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ.
Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp so sánh trong đoạn thơ:
Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 5. So sánh tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên với tình yêu của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
(Trích Thuyền và biển, Xuân Quỳnh)