Qua câu nói của Bác Hồ :“Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành một Quân đội chính quy và hiện đai” đã để lại cho ta những ấn tượng sâu sắc như thế nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà Trần để lại bài học đáng nhớ.................................
Quân đội nhà Trần phản ánh việc tổ chức quân đội của nhà Trần trong gần 200 năm tồn tại trong Lịch sử VN. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Quân đội thời nhà Trần được đánh giá rất cao trong lịch sử quân sự Việt Nam vì những chiến công quân sự hiển hách, đặc biệt là sau ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Quân đội nhà Trần có tiếng vì sự tinh nhuệ, thiện chiến, kỹ luật cùng với những vị tướng chỉ huy tài ba trong thời kỳ này mà điển hình là Tiết chế Quốc công Trần Hưng Đạo
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà cụ.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ở làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay. Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Ngày khai trường bước vào lớp một là ngày để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong em. Hôm đó là một ngày trời thu trong xanh, em mặc quần áo mới, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Trên khuôn mặt của bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười và không dấu nổi sự hồi hộp có chút lo lắng và nhút nhát khi bắt đầu đến trường. Ngày khai trường đầu tiên với bao nhiêu cảm xúc và kỉ niệm đẹp. Em vẫn luôn luôn nhớ ngày hôm đó.
Từ ghép: khai trường, dấu ấn, sâu đậm, trong xanh, quần áo, cờ đỏ sao vàng, phấp phới, khuôn mặt, rạng rỡ, nụ cười, hồi hộp, nhút nhát, lo lắng, cảm xúc, kỉ niệm
tk:
Thánh Gióng là truyền thuyết mà em vô cùng yêu thích. Trong tác phẩm, em cảm thấy ấn tượng nhất với tiếng nói đầu tiên của Gióng. Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Nhân vật này đã gửi gắm truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Tham khảo: Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
Refer:
Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường.
Người đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất là Nam.Cậu ấy học rất giỏi.Cậu ấy luôn giúp mình trong học tập.Kể vậy thôi chứ nó nghịch như giặc ý
Em rất yêu yêu quý bạn của em
#yuri
Câu nói của Bác Hồ: "Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành một Quân đội chính quy và hiện đại" mang một thông điệp rất mạnh mẽ và sâu sắc về việc xây dựng lực lượng quân đội Việt Nam. Dưới đây là những ấn tượng mà câu nói này để lại: Khẳng định tầm quan trọng của Quân đội: Bác Hồ nhấn mạnh rằng quân đội không chỉ là công cụ bảo vệ Tổ quốc mà còn phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ và hiện đại. Điều này thể hiện tầm quan trọng của quân đội đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc: Bác Hồ khuyến khích quân đội không ngừng nâng cao sức mạnh về cả số lượng và chất lượng. "Tiến nhanh" nói đến sự phát triển nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu thời cuộc, "tiến mạnh" là sự gia tăng sức mạnh về cả nhân lực, vũ khí và kỹ thuật, còn "tiến vững chắc" khẳng định sự ổn định và bền vững của quân đội trong mọi hoàn cảnh. Quân đội chính quy và hiện đại: Câu nói này phản ánh yêu cầu không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của quân đội. Bác Hồ muốn quân đội trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, có tổ chức, kỷ luật và trang bị hiện đại để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả nhất trong thời đại mới. Định hướng phát triển quân đội trong bối cảnh mới: Câu nói này cũng phản ánh tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ về việc xây dựng quân đội phù hợp với xu thế thời đại, không chỉ mạnh mẽ về quân sự mà còn cần phải có sự đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức và sử dụng các công nghệ quân sự hiện đại. Từ những ấn tượng này, câu nói của Bác Hồ không chỉ mang ý nghĩa trong việc xây dựng quân đội mà còn là bài học lớn về tinh thần cầu tiến, đổi mới và xây dựng một lực lượng vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu nói của Bác Hồ: “Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành một Quân đội chính quy và hiện đại” không chỉ là một mệnh lệnh, mà còn là kim chỉ nam cho sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử. Nó chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bác và ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, câu nói khẳng định vai trò tối quan trọng của Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Quân đội là lực lượng nòng cốt, là trụ cột của Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong bối cảnh đất nước luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, vai trò của Quân đội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tiếp theo, câu nói thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ về con đường xây dựng và phát triển của Quân đội. Bác đã chỉ ra rằng, Quân đội ta phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc để trở thành một Quân đội chính quy và hiện đại. Điều này có nghĩa là, Quân đội phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, trang bị vũ khí hiện đại, đồng thời phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Câu nói của Bác cũng thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng Quân đội. Đó là quyết tâm xây dựng một Quân đội hùng mạnh, đủ sức bảo vệ Tổ quốc trước mọi kẻ thù. Quyết tâm này đã được thể hiện bằng những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân ta trong suốt những năm qua. Cuối cùng, câu nói của Bác Hồ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển của Quân đội. Quân đội ta luôn quán triệt và thực hiện lời dạy của Bác, không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Tóm lại, câu nói của Bác Hồ là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nó có ý nghĩa to lớn, là kim chỉ nam cho sự phát triển của Quân đội ta trong suốt chặng đường lịch sử.