Đề bài : mùa xuân là tết trồng cây
làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
câu thơ trên muốn nhắn gửi tầm quan trọng của việc trồng cây, em có đồng ý với ý kiến trên không? hãy trình bày ý kiến của mình bằng một bài văn nghị luân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.
+ Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.
+ Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.
Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.
Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.
Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham Khảo
Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bác Hồ không chỉ là một nhà cách mạng tài ba, một thi sĩ tài năng mà còn là một người cha gần gũi với nhân dân. Bác luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của mọi người, lo lắng cho nhân dân từng li từng tí. Sinh thời, Bác đã đưa ra những lời khuyên rất mực quý báu cho mọi người, những lời khuyên đó còn mang nhiều giá trị đến hôm nay. " Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" là một lời khuyên như thế.
Bác đã chỉ dạy cho chúng ta về lợi ích của việc trồng cây. Mùa xuân là mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn. Nếu mùa hè là những ngày nóng nắng khô hạn, mùa thu lại dễ mưa lũ kéo dài, mùa đông cây cành trơ trọi thì mùa xuân là mùa để cây cối ươm mầm sự sống. Vạn vật đua nhau khoác lên mình vẻ kiêu kì và diễm lệ đua cùng sức sống mùa xuân. Bởi vậy, Bác khuyên ta mùa xuân là thời điểm thuân lợi nhất để trồng cây, hãy xem trồng cây như chuẩn bị Tết vậy, phấn khởi và cùng nhau tình nguyện trồng và chăm sóc cây. Trồng cây trong không khí náo nức, tưng bừng để tạo nên những mầm xanh tươi đẹp. Hãy xem trồng cây như là một phong trào, một lễ hội đầy tươi đẹp của mùa xuân. "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" . Tết trồng cây không chỉ mang lại lượng cây xanh lớn mà còn làm đẹp cho đất nước, làm đẹp cho đời, xuân ở đây là sức sống trường tồn, là sự đẹp đẽ vĩnh cửu của đất nước. Tết trồng cây sẽ mang lại cho đất nước sự tươi mới, tràn trề nhựa sống, là tương lai, là hy vọng vào sự phát triển, đi lên, vươn tới biển lớn năm châu.
Thực tế đã chứng minh, cây xanh mang đến cho chúng ta những lợi ích to lớn. Đó là những con đường ngập tràn màu xanh, những cánh rừng trù phú và giàu có, những khu bảo tồn thiên nhiên giàu đẹp, cây cỏ tươi xanh tạo nên nét đẹp hài hoà, gần gũi tự nhiên. Cây xanh giúp điều hoà khí hậu, tạo nên bầu không khi trong lành, dễ chịu; là lá phổi quan trọng, hút khí cacbonic và thải ra khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật. Cây xanh cũng cấp cho con người nguồn hoa quả, thực phẩm quý giá, làm đẹp cho đời bởi hương sắc của muôn hoa. Cây xanh còn chống xói mòn đất hiệu quả, ngăn cản những dòng nước chảy xiết của thiên tai, thời tiết. Nếu sự sống không có cây xanh thì không thể tồn tại mãi mãi. Không có cây xanh, con người làm sao có thể sống trong một môi trường trong lành và khoẻ mạnh?
Vì thế, lời dạy của Bác như một kim chỉ nam cho hành động của con người qua bao thế hệ. Mùa xuân nào, nhân dân, đất nước cũng tổ chức trồng cây, ra quân sau đợt Tết. Cây xanh được trồng khắp các đường phố, khắp các trường học và các trung tâm. Từ cán bộ công chức, đến học sinh, các em nhỏ cũng chung tay nhau trồng và chăm sóc cây. Đây là một việc làm thường lệ của các cơ quan tổ chức. Nhà nước cũng chủ trương giao đất cho nhân dân trồng cây để phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhiều biện pháp ngăn chặn chặt phá rừng làm nương rẫy được đề ra đạt hiệu quả cao. Nhiều rừng cây, khu bảo tồn được xây dựng. Nhiều công viên xanh, khu đô thị xanh ra đời. Tất cả tạo đều nhằm mục đích tạo cho bộ mặt đất nước giàu đẹp và tươi xanh. Nhiều cuộc vận động xanh được mở ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng hạ đốn những cây sống lâm năm. Đó là hành động rất tàn nhẫn. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy cũng xảy ra nhiều. Điều đó không chỉ ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường mà còn dẫn đến nhiều lsinh vật bị mất đi môi trường sống dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học.
Vì vậy, vâng theo lời Bác dạy, chúng em, những thế hệ trẻ cháu ngoan Bác Hồ luôn cố gắng học tập và lao động, trồng cây xanh, chăm sóc vườn trường; siêng năng tưới cây, nhổ cỏ, trồng thêm hoa và cây xanh cho vườn trường xinh đẹp, nơi đường làng ngõ xóm. Chúng ta hãy cùng chung tay vì một hành tinh xanh.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
xin lỗi nhé
Đề văn trên thuộc loại đề gì?
=> đề văn nghị luận chứng minh
Tham khảo
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này?
=> Lời khuyên của Bác qua hai dòng thơ:
Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.
=> Trong bốn mùa của đất nước, mùa xuân có khí hậu ấm áp, ôn hòa, có mưa xuân lất phất khiến đất đai tươi tốt, cây cối đâm chồi, nảy lộc xanh tươi. Do đó, mùa xuân là mùa thích hợp cho cây trồng phát triển.
Đề văn trên thuộc loại đề gì?
=> đề lạ thế chưa nghe bao h
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Moi dot tet den xuan ve cay coi lai dam choi nay loc,hoa co tot tuoi.Long moi nguoi lai phoi phoi don xuan ve va khong quen huong ung phong trao"trong cay xanh " theo loi day cua Bac Ho :"mua xuan la tet trong cay/lam cho dat nuoc cang ngay cang xuan".
do la doan mo bai xin loi minh ko biet viet dau ban tick dung nha
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bn tham khảo nhé:
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Riêng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà"
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp… chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ… Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam… Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
Bạn tham khảo :
Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi, phát triển nhất trong năm. Sinh thời,. Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.
Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức, tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết... (Vui như Tết). Bác đã đem lại cho phong trào trồng cây không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.
~ HT ~
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Vì vào mùa xuân, Bác Hồ đã khuyên mọi người nên trồng cây xanh. Các bn cũng bít đấy, cây xanh có chức năng rất nhiều, tạo cảnh thoáng mát, tươi xuân cho con người cũng như đất nước. Nên Bác đã viết hai câu thơ này để khẳng định việc trồng cây là rất quan trọng, làm cho đất nước thêm tươi đẹp, càng ngày càng xuân
trả lời :
Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bác đã chỉ dạy cho chúng ta về lợi ích của việc trồng cây. Mùa xuân là mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn.
*Vì:
- Cây nói riêng rừng nói chung là “lá phổi xanh” cung cấp cho con người bao khí ô xi quan trọng.
- Cây cho ta gỗ quý để làm nhà cửa, làm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như bàn ghế, giường, tủ,…
- Cây có tác dụng rất lớn, rất thiết thực cho cuộc sống của con người.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đáp án: C
Giải thích : (Đất trồng cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững – SGK trang 7)
“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” Câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lời kêu gọi mà còn là thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc trồng cây đối với sự phát triển của đất nước. Cá nhân em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, bởi trồng cây không chỉ góp phần làm đẹp cho thiên nhiên mà còn mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
Trước hết, trồng cây là hành động thiết thực bảo vệ và cải thiện môi trường. Cây cối giúp làm sạch không khí, hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các khu đô thị. Các cánh rừng và cây xanh còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm cho đất, giảm thiểu xói mòn, chống lại lũ lụt, đồng thời tạo ra các hệ sinh thái phong phú. Khi môi trường sống của con người bị ô nhiễm, cây cối chính là một phần không thể thiếu để phục hồi lại sự cân bằng và làm cho thiên nhiên trở lại trong lành.
Thực tế, vào những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những hệ lụy nghiêm trọng từ việc phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. Những cơn bão lớn, lũ lụt và hạn hán khốc liệt xảy ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản. Việc trồng cây, bảo vệ rừng và duy trì các diện tích cây xanh là cách hiệu quả để ngăn chặn những thiên tai này, tạo ra sự ổn định cho hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
Bên cạnh đó, trồng cây còn có lợi ích về sức khỏe. Cây xanh giúp tạo ra không gian sống trong lành, thoáng đãng, mang lại cho con người cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc tiếp xúc với cây cối và thiên nhiên có tác dụng cải thiện tinh thần, giúp giảm stress, lo âu. Trong các khu đô thị hiện đại, khi mà không gian xanh ngày càng hạn chế, việc trồng cây và tạo ra các công viên cây xanh là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của cư dân thành phố.
Ngoài ra, cây còn là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Các loại trái cây, rau xanh, nông sản được trồng từ cây cối không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm sạch, tự nhiên giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cây còn đóng vai trò trong việc bảo vệ các loài động vật, sinh vật có lợi khác trong hệ sinh thái, tạo ra sự cân bằng sinh học cần thiết cho sự sống trên Trái đất.
Không chỉ có lợi ích về môi trường và sức khỏe, việc trồng cây còn có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Trồng cây, đặc biệt là cây ăn quả, cây gỗ, giúp tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, tạo việc làm cho lao động nông thôn, phát triển ngành chế biến thực phẩm, gỗ, du lịch sinh thái… Việc phát triển ngành trồng cây không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước theo hướng bền vững. Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, dược liệu từ cây cối cũng tạo ra nhiều sản phẩm giá trị cao, đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Thêm vào đó, trồng cây còn có ý nghĩa về mặt giáo dục và tinh thần. Nó không chỉ giúp con người nhận thức được giá trị của thiên nhiên mà còn là dịp để mỗi cá nhân, cộng đồng cùng nhau tham gia vào các hoạt động có ích cho môi trường. Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một bài học về sự kiên nhẫn, về trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ mai sau. Trồng cây không chỉ là hành động thực tế mà còn là thông điệp giáo dục về lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc và sự chăm sóc, bảo vệ đất nước.
Cuối cùng, trồng cây mang trong mình một giá trị tinh thần sâu sắc. Mỗi cây xanh được trồng không chỉ là một hành động bảo vệ môi trường mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, trách nhiệm đối với thế hệ mai sau. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, “Mùa xuân là Tết trồng cây”, hành động trồng cây như một cách để đón nhận mùa xuân, tạo ra một môi trường sống khỏe mạnh, đẹp đẽ và phát triển. Cây cối trở thành biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển và thịnh vượng, là minh chứng cho tình yêu và sự chăm sóc của con người đối với thiên nhiên và đất nước.
Như vậy, việc trồng cây là một hành động thiết thực và ý nghĩa không chỉ trong việc bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước. Từng cây xanh được trồng sẽ làm cho đất nước ngày càng tươi đẹp, như mùa xuân mãi mãi nở hoa. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trồng cây và chung tay hành động để bảo vệ môi trường, xây dựng một đất nước phát triển bền vững. Việc trồng cây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vinh dự của mỗi người dân đối với quê hương, đất nước.
Mỗi khi Tết đến xuân về, hình ảnh cây xanh đâm chồi nảy lộc khắp mọi nơi đã trở thành biểu tượng của sự sống và hy vọng. Câu thơ "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng thêm xuân" của Bác Hồ không chỉ gợi nhắc chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc trồng cây. Trồng cây không chỉ mang lại vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, sản sinh khí O2, làm sạch không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cây cối còn giúp giữ nước, ngăn ngừa xói mòn đất, làm mát không gian sống, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người và các loài sinh vật khác. Mặt khác, việc trồng cây còn có ý nghĩa kinh tế to lớn. Cây xanh cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất giấy, gỗ, đến dược liệu và thực phẩm. Rừng trồng còn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, việc trồng cây còn mang lại giá trị văn hóa và tinh thần. Truyền thống trồng cây vào dịp Tết không chỉ là một hoạt động bảo vệ môi trường, mà còn là dịp để mọi người gắn kết, cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây xanh đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân như biểu tượng của sự phát triển và thịnh vượng, mang lại niềm tin và hy vọng cho một năm mới tốt lành. Tóm lại, câu thơ của Bác Hồ đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc trồng cây đối với môi trường, kinh tế và văn hóa. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng và hành động cụ thể để bảo vệ và phát triển môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Để mỗi mùa xuân đến, đất nước chúng ta ngày càng thêm xuân.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA ! :))))