K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1

Ai cũng có những người bạn thân, cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm vui buồn. Với em, Trung là người bạn thân duy nhất và những kỷ niệm về tình bạn này đều in sâu trong tâm trí em, đặc biệt là lần hai đứa bị bố mẹ phạt vì tội rủ nhau vào quán chơi điện tử.

Trung là cậu bạn tốt bụng, ngoan hiền nhưng hơi trầm tính, ít nói. Trung gần nhà, học cùng em từ những năm học mầm non và có nhiều sở thích chung giống nhau và khá hiểu nhau. Trung hay nhường nhịn em. Những lúc có chuyện gì buồn, cậu ấy đều lắng nghe em giãi bày. Tình bạn của chúng em cứ thế phát triển và có lẽ sẽ còn tiếp tục mãi mãi.

Chuyện xảy ra cũng đã hai năm nhưng em vẫn còn nhớ mãi. Hôm đó là một buổi chiều thứ 6 mùa hè, trên đường đi học về như mọi ngày, chúng em vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Bỗng nhiên em chợt nảy ra một ý tưởng táo bạo, em rủ Trung đi vòng qua quán điện tử sau trường Mầm Non với ý định vào đó chơi trò chơi. Đó cũng là lần đầu tiên vào quán của hai đứa. Ban đầu, khi nghe em rủ, Trung đã rất sợ hãi, không dám đi cùng. Cậu còn khuyên em không nên vào đó. Em vì tò mò, hiếu động, vẫn muốn thử một lần cho biết trò chơi ấy như thế nào mà thấy mấy anh cấp hai vẫn hay rỉ tai nhau vào đó sau mỗi chiều tan học. Em thuyết phục Trung, đồng thời hứa sẽ chỉ vào đó một lần này thôi. Trung sau một phút phân vân đã đồng ý đi cùng, vậy là mấy phút sau chúng em đã có mặt ở quán. Những màn hình máy tính với những trò chơi điện tử hấp dẫn đã nhanh chóng cuốn hút chúng em. Mải say mê với các trò chơi, đã hai tiếng đồng hồ trôi qua mà chúng em không hề hay biết. Đến khi báo hết tiền để chơi tiếp, nhìn ra ngoài trời đã nhá nhem tối, chúng em mới giật mình sợ hãi. Trung lo lắng lắm, chúng em chưa bao giờ đi học về muộn như thế này. Chắc chắn là bố mẹ hai đứa cũng đang lo lắng và đi tìm. Chúng em nhanh chóng về nhà, vừa đi vừa bàn nhau sẽ nói thế nào với bố mẹ. Em an ủi Trung là sẽ nhận lỗi vì đã rủ cậu ấy đi cùng. Vừa về đến đầu đường, đón chúng em là ánh mắt lo lắng và giận dữ của bố Trung. Em đang định nhận lỗi thì Trung đã nhanh chóng nhận hết lỗi về mình. Em không quá bất ngờ vì tính cậu ấy vẫn vậy, luôn nhường nhịn em. Em xin lỗi bố cậu ấy, kể lại toàn bộ sự việc và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Bố Trung bớt giận, căn dặn chúng em một hồi rồi đưa chúng em về. Bố mẹ hai đứa biết chuyện cũng rất buồn và thất vọng. Em thấy hối hận vô cùng, chỉ vì tò mò hiếu động, đã không làm chủ được mà rủ cả bạn cùng mắc sai lầm. Đó có lẽ là kỷ niệm buồn đáng nhớ nhất của chúng em.

Chúng em đã hứa sẽ không tái diễn những hành động bồng bột như vậy nữa. Nếu một trong hai chúng em có ý định không tốt, người còn lại phải khuyên bảo, nhắc nhở hoặc ngăn cản. Tình bạn của chúng em đã trưởng thành và ngày càng lớn lên như vậy. -----CHÚC BẠN HỌC TỐT-----

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?

4 tháng 3 2023

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để  luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.  Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

tham khảo ở link: https://hoidap247.com/cau-hoi/3272846

21 tháng 12 2021

Mk sẽ cap bài này gửi cho giáo viên ngữ văn bạn xem vì hành vi đem tài liệu KT ra ngoài UwU!

14 tháng 4 2018

Chọn đáp án: A.

16 tháng 11 2022

2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.

7 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

 

I, MB:

Văn chương nói chung , thơ ca nói riêng với sứ mệnh diệu kì của mình không bao giờ xa rời thực tế mà luôn vẽ nên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Đối với văn thơ thời kháng chiến, đó là hiện thực của cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh dữ dội ấy vẫn có nhưng gam màu lãng mạn hiện lên. Đến với bài thơ " Đồng chí", ngoài hiện thực dữ dội, đó còn là vẻ đẹp của tình đồng chí thiêng liêng .Điều này được thể hiện rõ nét qua 10 câu thơ cuối bài 

II, TB

 1, Khái quát chung

- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Bài thơ sáng tác mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời cũng  được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sáng lên cho một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

2, Phân tích, cảm nhận 

 a, Biểu hiện của tình đồng chí: 

+ Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. -> Vì tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc.

+ Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã.Có nhiều câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. ....Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.. Miệng cười buốt giá, chân không giầy

b, Tâm hồn lãng mạn, lạc quan (Ba câu thơ cuối.)

-Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng chờ giặc tới...

- Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, rét say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng. H/ả rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của đời lính. Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ , gần và xa...

- H/ả anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. 

3, Đánh giá chung

a .Nghệ thuật.

- Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức biểu cảm. 

b. Nội dung.

- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.

- Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nhà thơ Chính Hữu được biết đến là nhà thơ của những người lính, một trong những tác phẩm có giá trị lớn nhất là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước.

Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Trong cái khí lạnh, không gian âm u, lạnh lẽo đến gai người của núi rừng thì hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, nghị lực của tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động ấy sẽ xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối, cái vắng lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến đấu với kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả dường như đều rất nhẹ nhàng, tinh thần rất bình thản, bởi giây phút ấy luôn có đồng đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức chiến đấu, giúp họ vững tâm và quyết tâm hơn khi vào trận đánh.

Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trog lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình.

Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng thể hiện cho hiện thực, trăng thể hiện sự lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy được người lính không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, trong sáng đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh.

Chính Hữu đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến sỹ cách mạng, ánh trăng như muốn làm bạn với người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của chiến sỹ cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật nhất chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối trong hoàn cảnh phục kích giặc.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. "Đồng chí" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.

16 tháng 12 2021

Giúp Mk Vs

16 tháng 12 2021

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu.

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng.Đó có thể là một vùng quê thanh bình,thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động,sôi động.Với tôi,quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô,trập trùng.Mảnh đất ấy có con sông tươi nhỏ đưa về tưới mát những ruộng lúa,nương dâu xanh tốt.Đất vùng trung du không được màu mỡ,tươi tốt như phù xa đồng bằng,đất chỉ thích hợp với trồng màu và những rừng cọ,đồi chè.Quê hương tôi bình yên đến lạ,là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi người làm nương rẫy,là chia nhau những củ sắn ngọt bùi của những hàng xóm thân quen.Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hành trang theo suốt cuộc đời tôi.

CỦA BẠN ĐÓ,NÁT ÓC LUNkhocroilimdim