K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1

Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ là một ngôi trường khang trang và hiện đại, nằm tại trung tâm thành phố. Với cơ sở vật chất đầy đủ và đội ngũ giáo viên tận tâm, trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển cả về học tập lẫn kỹ năng sống. Mỗi lớp học đều được trang bị đầy đủ thiết bị học tập, từ máy chiếu, bảng tương tác đến thư viện phong phú sách và tài liệu. Các hoạt động ngoại khóa tại trường cũng rất đa dạng, từ thể thao, văn nghệ đến các câu lạc bộ học thuật, giúp học sinh rèn luyện và phát huy năng khiếu của mình. Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là môi trường phát triển toàn diện, nơi các em học sinh được trang bị những hành trang vững chắc cho tương lai.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ trái nghĩa: in đậm.

Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

23 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

 

 

10 tháng 11 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

10 tháng 11 2017

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

tham khảo:

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ"
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào,.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu

NM
6 tháng 10 2021

ta có :

undefined

17 tháng 3 2021

Có thật sự cần thiết khi tạo nhiều câu hỏi vậy không ạ?

17 tháng 3 2021

có bạn ạ vì mk rất gấp chứ ko phải mấy nguồi rãnh rồi ngồi nhắn chùa

17 tháng 3 2021

Tham khảo:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Vâng! Quê hương là cái nôi của cuộc đời nuôi dưỡng tâm hồn ta từ những ngày tấm bé. Quê hương mang đến dòng sữa mẹ thơm mát ngọt ngào cùng những lời ru ầu ơ trầm lắng của bà đưa ta vào giấc ngủ say.Thật tự hào khi tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Tĩnh thân thương – nơi khí hậu không kém phần khắc nghiệt nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi ban cho nhiều cảnh đẹp.Hà Tĩnh là dải đất của Tổ quốc Việt Nam có từ thời Văn Lang – Âu Lạc. Theo thời gian, Hà Tĩnh qua nhiều tên gọi, nhiều lần gộp tỉnh rồi tách tỉnh cho đến năm 1991 Hà Tĩnh là một tỉnh độc lập và cái tên ban đầu vẫn được giữ.Là vùng đất nối tiếp Nghệ An, giáp với Quảng Bình, Hà Tĩnh có ít đồng bằng, không giống như ngoài Bắc hay trong Nam Bộ, phía Tây là dãy Trường Sơn làm chỗ dựa và phía Đông là biển cả trước mặt. Nhìn chung quê tôi là vùng đất khó khăn, khí hậu khắc nghiệt mà người xưa thường gọi là đất “ tứ đăc” – bốn bề hiểm trở. Hà Tĩnh có sông Lam nhiều thác ghềnh, trước cũng từng được xem là con sông đẹp nhất của Việt Nam.Núi sông tạo vẻ nên thơ, vừa tạo vẻ dữ dội khi mùa thác lũ. Bên cạnh núi rừng thâm u, trùng điệp hiếm những đồng bằng xanh tốt thẳng cánh cò bay như Cửu Long, Thái Bình, tạo nên cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, rợn ngợp như luôn thử thách, rèn giũa con người. Con người tồn tại phải vừa kiên cường, vừa hào phóng, vừa chắt góp,bền bỉ…Chắc rằng trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng được nghe câu hát: “Mời anh về Hà Tĩnh đi dọc đường cái quan Vào tận Đèo Ngang rồi vòng lên Rú Lệ, Trên đường xuôi xuống bể ghé Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc vào Cẩm Xuyên, Thạch Hà ra Hồng Lĩnh.” Đến Hà Tĩnh, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh vật thiên nhiên kì vĩ nơi đây:Chín mươi chín ngọn núi HồngChín mươi chín con chim đậu, một con vùng bay điNúi Hồng Lĩnh (tên Nôm là Ngàn Hống hay Rú Hống, cũng đọc là Hống, tên chữ là Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh) thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Là dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ.Cùng với núi Hồng sông La, dòng Ngàn Sâu, Ngày Mọ hiền hòa, những bải biển Thiên Cầm, Thạch Hải,…góp phần tạo nên bức tranh họa đồ Hà Tĩnh.Được thiên nhiên tạo hóa ban nhiều cảnh vật, và như để tạo sự tương khắc, hài hòa, khí hậu nơi đây không mấy dễ chịu. Mùa nóng cũng nóng hơn, đồng ruộng nứt nẻ, cỏ cây khô cháy. Gió khô gây thiếu nước, nạn cháy rừng vì vậy hay xảy ra. Cái gió Lào thô ráp vào những buổi trưa hè oi ả phả vào da thịt vừa nóng vừa rát là nét riêng chỉ có ở Hà Tĩnh, ở làn da bánh mật của mỗi con người. Cái cảm giác ấy cứ bám lấy khi đất trời vào hạ khiến ta chẳng thể nào quên được. Mùa mưa Hà Tĩnh dai dẳng không đều, lo chống hạn, lo chống lụt là hai tình trạng hiểm nghèo luôn đe dọa con người xứ này. Cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt góp phần tôi luyện hình thành một truyền thống, một nhân cách riêng của con người xứ Nghệ - Tĩnh.Hoàn cảnh sống tạo nên tính cách con người Hà Tĩnh, sản sinh một nền văn hóa có màu sắc riêng, đậm tính đặc trưng và giàu tính dân tộc. Tinh thần con người Hà Tĩnh làm lộ một cách rõ rệt lòng phụng thờ, sự cố gắng cùng những tính nhẫn nại kiên quyết của một dân tộc nông nghiệp chật vật tranh giành một chỗ sống dưới mặt trời:“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng.Ai đem nắng đong đầy tới vai, cháy những giọt mồ hôi...”Mảnh đất quê hương sinh ra nhiều anh hùng liệt nữ, hữu danh và vô danh. Tác giả “Hoan châu phong thổ kí” có viết: “ Con người Nghệ Tĩnh vẫn được tiếng là gân guốc, khô khan, con người rắn rỏi lý tính, giàu nghị lực”.Hay: “ Tính tình cứng cỏi, ham thích văn chương, ham thích lao động và dũng cảm kiên trì chống trọi đất đai cằn cỗi để kiếm sống”. – H.Le BretonCũng có những ngộ nhận rằng con người Hà Tĩnh khô khan, keo kiệt, thực dụng nhưng có lẽ, nhận xét của Gs. Đặng Thai Mai vẫn là thấu tình đạt lý nhất : “… Con người ở đây đối với tự nhiên, đối với con người, đối với cái đẹp của lý tưởng, tuy không bộc lộ một cách ồn ào hời hợt nhưng lại có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha”.Hà Tĩnh là đất văn vật, nổi tiếng vì nhiều người đỗ đạt cao nhưng nổi bật hơn là cốt cách con người xứ Nghệ. Cốt cách con người Hà Tĩnh từ xưa là yêu cái đẹp, hiếu trọng đạo lý. Người ta cho con đi học để biết đạo làm người, lớn lên “ xả thân thủ nghĩa”:Con ơi mẹ dặn câu nàyChăm lo đèn sách cho tày áo cơmLàm người đói sạch rách thơmCông danh là nợ, nước non phải đền.Nhân cách xứ Nghệ không dễ trộn lẫn!Hà Tĩnh là vùng đất mà tinh thần hiếu học đã trở thành truyền thống. Nơi có những nghĩa cử khuyến học cao cả trong lịch sử. Có những xã có học điền để nuôi người nghèo học giỏi. Có những dòng họ như họ Đinh, họ Nguyễn (Hương Sơn), họ Nguyễn (Tiên Điền – Nghi Xuân), họ Phan ( Thạch Hà)… thời nào cũng có người đỗ đạt.Đây cũng là vùng đất giàu tinh thần nhân ái, tinh thần trượng nghĩa.Lòng kiên nhẫn, chí quật cường, xả thân vì nghĩa lớn đã trở thành nếp sống của mọi người. Từ xưa, các đấng tu mi nam tử luôn mang trong mình chí làm trai, luôn có giấc mộng công danh cao đẹp. Từ câu ca dân gian :“Làm trai cho đáng nên traiXuống đông đông tỉnh, lên đoài đoài yên”Cho đến lời thơ của Nguyễn Công Trứ:“Làm trai đứng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông”Dường như chí anh hùng đã trở thành lý tưởng xuyên mọi thời đại. Con người đã có tầm vóc cao lớn, có hành động phi thường ắt phải mang trong mình hoài bão lớn. Tiết tháo nhà Nho đất Hồng Lam thời nào cũng sáng! Tên tuổi của Nguyễn Du, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Nguyễn Thiếp,…mãi còn in những dấu son trong tâm hồn nhiều thế hệ.Nhân tài tự cổ đa hào kiệtVăn vật như kim tất đại đồngCon người Hà Tĩnh có những nét văn hóa không dễ phai nhạt theo thời gian!Căm phẫn, yêu thương đều dữ dội. Dũng cảm mà vị tha, bi tráng nhưng cũng rất trào lộng.Thời đại nào cũng sản sinh ra những con người mang dấu ấn của thời đại đó. Hà Tĩnh là mảnh đất sinh ra nhiều người con mưu trí gan góc, nhiều tài năng kiệt xuất trên đủ mọi lĩnh vực. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Hà Tĩnh vẫn anh dũng tiến lên phía trước, vượt qua mọi trở ngại của quân thù, giữ vững nền độc lập cho quê hương:Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trướcNọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên.Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.Tinh thần tự cường ấy là nét đẹp của người dân quê tôi, của mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Tên tuổi của các bậc anh hùng: Phan Đình Phùng, Lý Tự Trọng, 10 cô gái thanh niên xung phong,… cùng những địa danh lịch sử: núi Nài, ngã ba Đồng Lộc,… mãi sáng ngời trong trang sử hào hùng dân tộc. Tự hào quá đi thôi!Thiên nhiên nghiệt ngã, chinh chiến liên miên, con người Hà Tĩnh có một cảm quan thẩm mĩ chân thật, hài hòa trọng thực tế, hữu dụng, ít xa hoa, bay bướm.Hà Tĩnh là nơi có nhiều lễ hội, phong tục ghi lại và ngợi ca cuộc sống lao động. Nhiều đền đài, di tích gắn với những sự tích, kể lại một câu chuyện cổ, gắn bó với truyền thuyết dân gian. Truyền thống văn học dân gian, đặc biệt là hát ví hát dặm, chuyện trạng,… đã làm cho nền văn hóa Hà Tĩnh có bản sắc riêng. Đã bao đời nguồn sữa này nuôi dưỡng nhiều nhà văn, thi sĩ vào đời, trưởng thành và bất tử.Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước trên đà hội nhập, Hà Tĩnh được cả nước cũng như bạn bè quốc tế biết đến. Các thương hiệu nổi tiếng như cu đơ, nước mắm Cẩm Nhượng, bánh gai Đức Thọ, Rượu nếp Can Lộc,… cùng những làng nghề làm nón, dệt vải, mộc Thái Yên,…được nâng cao và mở rộng.Chiến tranh đã lùi xa, Hà Tĩnh ngày càng đổi mới, quá trình đô thị hóa ngày một đi lên. Hà Tĩnh của bây giờ đang ngày càng phát triển, con người Hà Tĩnh ngày càng hiện đại hơn. Thật sự bất ngờ về sự phát triển nhanh chóng của quê hương mình. Với chợ tỉnh nhộn nhịp tấp nập người bán, người mua. Với con đường cao tốc dài vun vút, ánh đèn điện sáng trưng. Với những con đường nối vào tận làng xóm......Hà Tĩnh tuy không phát triển lắm về kinh tế vật chất nhưng lại có một sức sống tinh thần mãnh liệt.Vì một ngày mai tươi sáng, quê hương chúng ta cần nhiều hơn những người con ưu tú, góp phần dựng xây mảnh đất thân thương xứng đáng như lời Gs. Nguyễn Đổng Chi đã từng nói: “Hà Tĩnh là một trong ba vùng văn hóa lớn của Việt Nam, sau Thăng Long – Hà Nội và Huế”…Thưở nhỏ, quê hương là cái gì đó cao siêu, trừu tượng và xa vời với tôi lắm. Đi học cô giáo bảo quê hương là những gì thân thiết nhất! Tôi nghĩ quê hương chính là mẹ, là bố, là ông, là bà…Lớn thêm chút nữa tôi được nghe bài hát “Mẹ em chỉ có một trên đời” thì tôi càng chắc chắn quê hương chính là mẹ vì người ta vẫn nói:“ Quê hương mỗi người chỉ một”Nhưng rồi hai tiếng “Quê hương” lớn dần trong tôi, lớn theo năm tháng, theo những bước chân trên mảnh đất quê hương và lớn dần theo cách nghĩ của một con bé không còn chỉ biết nằm mãi trong lòng mẹ. Nhưng trong hai tiếng quê hương tôi vẫn có mẹ, có ba, có cả ông bà.Quên làm sao được những kỉ niệm tuổi thơ đầm ấm bên lũy tre đầu làng? Những buổi chiều tà thả diều, đuổi bướm bắt ve hay những hôm cùng lũ trẻ chăn trâu trộm lạc bẻ ngô vùi vào đống tro đang cháy dở mà ăn ngon lành. Tất cả hiện lên thật rõ nét và sinh động như chỉ mới vừa hôm qua vậy.

Quê hương là động lực thúc đẩy, giúp ta vững bước trên những chặng đường dài. Đâu đó, nơi góc khuất tâm hồn vẫn còn cất giữ bao kỉ niệm để mỗi khi lại lôi ra mà chiêm nghiệm, xoa dịu nỗi lòng sau những mệt mỏi của cuộc sống thường ngày bộn bề công việc. Và ắt hẳn như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng nói: 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

17 tháng 3 2021

ết minh về sông la hagf tĩnh mà bạn

17 tháng 3 2021

Bạn ơi! Câu hỏi của bạn spam hơi nhiều lần rồi nhé! các bạn khác nếu giúp được thì giúp bạn nhưng họ không giúp được thì bạn cũng cố gắng tự làm đi nha! tí mình xoá câu hỏi này nhé!

17 tháng 3 2021

chị đã trả lời rồi, em hỏi lại lần nữa chị xóa hết câu hỏi đó nhé