K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ăn quan là một trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam, được nhiều người yêu thích bởi tính đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn. Trò chơi này không chỉ giúp người chơi thư giãn, rèn luyện trí tuệ mà còn mang tính giáo dục cao, rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và khả năng tính toán. Để hiểu rõ hơn về trò chơi này, chúng ta cần tìm hiểu về luật chơi. 

 

**1. Chuẩn bị:**

 

* **Ván chơi:** Gồm một bàn cờ hình chữ nhật, được chia thành 12 ô nhỏ, mỗi ô chứa một số hạt (thường là 5 hạt). Hai bên cạnh bàn cờ có hai ô lớn gọi là "quan" để chứa hạt của mỗi người chơi.

* **Hạt:** Thông thường là các loại hạt nhỏ như đậu, ngô, sỏi... nhưng có thể thay thế bằng bất kỳ vật dụng nhỏ nào khác.

* **Người chơi:** Hai người chơi.

 

**2. Luật chơi:**

 

* **Mục tiêu:** Người chơi cố gắng thu thập được nhiều hạt nhất có thể vào ô "quan" của mình.

* **Lượt chơi:** Mỗi người chơi lần lượt thực hiện lượt đi của mình. Lượt đi bắt đầu bằng việc người chơi chọn một ô bất kỳ trên bàn cờ có chứa hạt của mình.

* **Cách chơi:** Người chơi lấy hết số hạt trong ô đã chọn và lần lượt bỏ từng hạt vào các ô tiếp theo theo chiều kim đồng hồ. Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô của mình và ô đó trống, người chơi được phép lấy hết hạt trong ô "quan" của đối phương.

* **Hết lượt:** Lượt chơi kết thúc khi người chơi đã bỏ hết số hạt đã lấy ra. Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô có chứa hạt, người chơi được phép tiếp tục lượt chơi bằng cách lấy hết số hạt trong ô đó và làm tương tự như trên.

* **Trường hợp đặc biệt:** Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô trống của đối phương, thì lượt chơi kết thúc.

* **Kết thúc trò chơi:** Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô trên bàn cờ đều trống. Người chơi nào có nhiều hạt trong ô "quan" của mình hơn thì thắng cuộc.

 

**3. Một số quy tắc cần lưu ý:**

 

* Không được bỏ hạt vào ô quan của mình trong lượt đi.

* Phải tuân thủ đúng chiều kim đồng hồ khi bỏ hạt.

* Người chơi phải thực hiện lượt đi của mình một cách trung thực và không được gian lận.

 

**Kết luận:**

 

Ô ăn quan là một trò chơi đơn giản nhưng đòi hỏi người chơi phải có sự tính toán, chiến lược và khả năng phán đoán. Việc nắm vững luật chơi sẽ giúp người chơi có thể tham gia và tận hưởng trọn vẹn niềm vui mà trò chơi mang lại. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về luật lệ của trò chơi ô ăn quan

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Tham gia trò chơi cùng các bạn trong lớp

- Những điều gì em rút ra được qua trò chơi và cảm xúc của em: 

+ Giúp em biết thêm được về nhiều các phòng tránh thiên tai, và trau dồi cho mình khá nhiều kiến thức về thiên tai…

+ Gắn kết tình cảm bạn bè, sự đoàn kết khi hoạt động đội nhóm.

25 tháng 1 2023

Số học sinh thích chơi kéo co là: \(60\times45:100=27\) (học sinh)

Số học sinh thích chơi ô ăn quan là: \(60\times35:100=21\) (học sinh)

Số học sinh thích chơi đập niêu là: `60-27-21=12` (học sinh)

7 tháng 4 2020

LÀ NHỮNG TRÒ CHƠI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH , SỨC KHỎE VÀ SỰ NHANH NHẸN

9 tháng 4 2020

sự nhanh nhạy

4 tháng 10 2023

Mấy anh chị em chơi những trò chơi như bán hàng, đánh trận. Em thích những chi tiết như bán bánh đa làm từ khoai lang luộc, ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả trong hai đoạn văn. 

Tham khảo :

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

 

- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...

+ Người chơi:

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

- Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế...

Tán bàng nghiêng bóng xanh...

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

8 tháng 2 2022

Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com

 

1. Mở bài

Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

        VDO.AI

Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.

Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

b. Thuyết minh chi tiết

Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.

Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.

Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.

Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.

 

Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.

c. Yêu cầu của trò chơi

Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.

d. Tác dụng của trò chơi

Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.

13 tháng 3 2023

Về cấu trúc, loại văn bản có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình hay hoạt động

Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị khi thực hiện

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện

Văn bản triển khai thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động) .

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1 2024

- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

+  Văn bản được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.

+ Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1,2,3; a,b,c)

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.

- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.

7 tháng 10 2023

HS tự thực hiện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 9 2023

1. Say five vegetables. (Nói tên 5 loại rau củ.)

- cabbage (bắp cải), carrot (cà rốt), cauliflower (súp lơ), broccoli (súp lơ xanh), potato (khoai tây)

2. Say five types of fruit. (Nói tên 5 loại quả.)

- mango (xoài), banana (chuối), strawberry (dâu tây), apple (táo), orange (cam)

3. Say the ingredients for a dish. (Nói nguyên liệu của một món ăn.)

- Banh mi (Bánh mì): bread (bánh mì), pickled carrot (cà rốt muối chua), cucumber, chilli (dưa chuột, ớt), grilled pork (thịt heo nướng), pâté (pa tê)

4. Ask another player a question with Would you like …? (Hỏi người chơi khác một câu hỏi với “Would you like …?)

- Would you like a cup of tea? (Bạn có muốn một tách trà không?)

5. You are a waiter. Ask another player for their order in a restaurant.

(Bạn là một người phục vụ. Hỏi người chơi khác về món họ gọi trong một nhà hàng.)

A: Hello, I’ll be your waiter today. Would you like something to drink?

B: Yes. I’d like a glass of coca-cola, please.

A: OK. Are you ready to order, or do you need a few minutes?

B: I think I’m ready. I’ll have a large pizza and French fries.