K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Vì sao những khó khăn gian khổ trên hành trình dài đằng đẵng 30 năm tìm đường cứu nước vẫn không làm Người chùn bước, hay trước sự xa hoa tráng lệ của những đô thị và cuộc sống ở phương Tây hay nước Mỹ mà Người có dịp đặt chân đến vẫn không thể cám dỗ và làm lay chuyển được sự quyết tâm và lập trường kiên định của Người… Chỉ duy nhất có Người, với chuyến đi lịch sử 40 ngày của mình (từ Sài Gòn đến Marseille - nước Pháp), đã mở ra một chương lịch sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam, cho thế giới thuộc địa và cho tất cả những con người bị áp bức trên Trái đất này. Có thể khẳng định ý chí và nghị lực là hai yếu tố rất quan trọng giúp Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra tìm đường cứu nước và cũng chính ý chí, nghị lực đã giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục, hơn 30 quốc gia và các vùng lãnh thổ, qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ để tìm con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nước
Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu: Báo Điện tử Đảng cộng sản.

Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.

Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1). 

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.

Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2). 

Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước. 

Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị. 

Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.

Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

16 tháng 11 2021

Tham Khảo 
          Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

7 tháng 1 2022

 Em có nhận xét gì về ý kiến trên?

Đoàn kết cũng là nét đặc sắc trong bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn kết thống nhất trở thành một trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng. Đó là “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận"

 

7 tháng 1 2022

Em hãy tóm tắt một câu chuyện về sự đoàn kết? Qua câu chuyện đó, em đã học tập được gì? 

 

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?

Người căn dặn: Đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

       Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã làm cho nhiều cán bộ dự hội nghị trong hội trường đánh tan suy nghĩ cá nhân của mình.

bài hoc :Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình

27 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

Đến với văn bản, ta vô cùng ấn tượng với nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tên truyện đã khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc tiếp tục tìm hiểu. Nhan đề vần bản đã góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, ý đồ đó được thề hiện rất rõ qua hình ảnh trung tâm là những con búp bê.

Chúng ta cũng biết búp bê là thứ đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ, nó gợi lên sự vô tư, trong sáng giống như hai anh em Thành và Thuỷ vậy. Lẽ ra các em phải cùng được sống trong một gia đình hạnh phúc, cùng được nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ ấy thế mà các em đành phải chia tay nhau…

=> có liên quan

THAM KHẢO

Điều tác giả muốn nhắn gửi:  Mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Là nơi Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.  Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.

 

27 tháng 6 2021

Em tham khảo bài này nhé:

1. 

Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều ý nghĩa.

 Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. Đằng sau những con búp bê ấy ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thủy cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai anh em đâu có tội tình gì thế mà cũng phải chia tay. Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.

2. 

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

25 tháng 11 2018

Kể sao cho xiết, yêu quá.

9 tháng 12 2016

lên google bạn nhévui

10 tháng 12 2016

Mình ko tìm dc ms nhờ moi ng giúp

14 tháng 2 2018

Chọn đáp án: C

28 tháng 8 2016

Đến với văn bản, ta vô cùng ấn tượng với nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tên truyện đã khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc tiếp tục tìm hiểu. Nhan đề vần bản đã góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, ý đồ đó được thề hiện rất rõ qua hình ảnh trung tâm là những con búp bê. Chúng ta cũng biết búp bê là thứ đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ, nó gợi lên sự vô tư, trong sáng giống như hai anh em Thành và Thuỷ vậy. Lẽ ra các em phải cùng được sống trong một gia đình hạnh phúc, cùng được nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ ấy thế mà các em đành phải chia tay nhau...

28 tháng 8 2016

- Đến với văn bản, ta vô cùng ấn tượng với nhan đề: Cuộc chia tay của những con búp bê. Tên truyện đã khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc tiếp tục tìm hiểu. Nhan đề vần bản đã góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả, ý đồ đó được thề hiện rất rõ qua hình ảnh trung tâm là những con búp bê.

- Chúng ta cũng biết búp bê là thứ đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ, nó gợi lên sự vô tư, trong sáng giống như hai anh em Thành và Thuỷ vậy. Lẽ ra các em phải cùng được sống trong một gia đình hạnh phúc, cùng được nhận sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ ấy thế mà các em đành phải chia tay nhau...

25 tháng 11 2023

Tham khảo!

Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.

Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.

Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.