K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

      Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

      Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợiMùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo - một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

      Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nưóc. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

     Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao... đặc biệt là sự nghiệp văn học.

      Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

       Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

       Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

      Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”', nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

       Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”,“có học” mới “nên thợ, nên thầy”', “hay làm” mới “no ăn no mặc”...

       Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

“Cò nằm hạc lội nên bầu bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con”.

        Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín", khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

       Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,...). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

        Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”



 

28 tháng 11 2017

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

      Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

      Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợiMùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo - một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

      Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nưóc. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

     Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao... đặc biệt là sự nghiệp văn học.

      Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

       Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

       Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

      Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”', nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

       Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”,“có học” mới “nên thợ, nên thầy”', “hay làm” mới “no ăn no mặc”...

       Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

“Cò nằm hạc lội nên bầu bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con”.

        Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín", khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

       Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,...). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

        Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

12 tháng 12 2021

Tham khảo:

  nêu một số tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết ?

Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-xtôi)

- Bút ký người đi săn ( I.X. Turgeniev )

- Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang (M. Sô-lô-khốp)

- Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin)

- Thép đã tôi thế đấy (A-xtơ-rốp-xki)

giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm , văn học tiêu biểu trong các  thế kỉ XVlll-XlX

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời

- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả thực hiện ở văn bản này vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Với hệ thống luận điểm rõ ràng và mạch lạc, tác giả đã phân bổ thông tin hợp lý giúp cho người đọc không bị choáng ngợp bởi hàng tá thông tin được đưa ra. Các đoạn văn thể hiện sự đồng cảm với đoàn làm phim thì góp phần khơi gợi cảm xúc ấn tượng, chân thực và choáng ngợp, biết ơn trước những gì mà những người này đã cống hiến để tạo nên một bộ phim giá trị, mang theo thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường.

13 tháng 8 2018

                                                                    Bài làm 

Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông  muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình. 

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. 

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. 

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! 

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. 

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

13 tháng 8 2018

Bài làm

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.

Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.

15 tháng 4 2018

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

 

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn

CM
23 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

    Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.

25 tháng 10 2016

Hồ Chí Minh (1890 -1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt nam, là một danh nhân văn hóa thế giới và một nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh khuya ra đời ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chúc bạn học tốt nhé!!! okthanghoa

26 tháng 10 2016

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Tên cuốn sách: Của Thiên trả Địa.

Tác giả: Truyện dân gian không rõ tác giả.

Nhân vật: Anh em Thiên và Địa.

Nội dung em thích là: Sự cần cù của người anh đã giúp Thiên học hành khấm khá đỗ làm quan lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Cuốn sách: Hachiko chú chó đợi chờ

Sách là người bạn cũng như người thầy thân thiết của mỗi chúng ta. Ngay từ khi còn nhỏ em đã được bố mẹ cũng như thầy cô truyền cảm hứng về việc yêu sách và thói quen đọc sách. Chính vì vậy em đã đọc được rất nhiều điều bổ ích, thú vị cũng như những câu chuyện cảm động đến từ những cuốn sách hay. Một trong số các cuốn sách mà em rất thích là cuốn “Hachiko chú chó đợi chờ”. Em được biết cuốn sách này đã được dựng thành phim và nội dung câu chuyện trên phim cũng rất cảm động, để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc sâu lắng.

Tác giả của cuốn sách là Luis Prats (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình diễn bằng thuốc nước rất đẹp vững chắc sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, lúc chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông tới nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại tới nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư nhắm mắt xuôi tay, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm mướn việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng ko thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở tổ quốc Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất toàn cầu. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn ko thể kìm được mỗi lần đọc sách.

Em tin dù là người mạnh mẽ tới đâu cũng sẽ phải rung động lúc đọc cuốn sách này. Sau lúc đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, tới nay chú chó đã gần 5 tuổi.