K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2021

Chị gợi ý xong em tự viết nhé:

Nêu khái niệm nét đẹp lao động

Người sở hữu nét đẹp lao động là người ntn?

Biểu hiện

Dẫn chứng

Phản đề (Người không chịu khó lao động...)

Kết bài.

Tham khảoVới đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những màu sắc huyền ảo, cuốn hút vô cùng. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển. Mặt trời đội biển nhô màu mới một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh vật, của con người. Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông - nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc, ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả. Những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc - một Huy Cận trữ tình cách mạng.
29 tháng 2 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

29 tháng 2 2020

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

20 tháng 1 2020

2. I. Mở bài:

- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy.

- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông...

II. Thân bài:

- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

1. Đó là anh thanh niên:

- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ.

- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ.

- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:

+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.

2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên:

a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước.

b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước”.

3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:

- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.

III. Kết bài:

Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.

21 tháng 1 2020

Suy nghĩ về tấm gương phạm văn nghĩa

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng được biểu dương, khen ngợi. Một trong số đó là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiểu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng. Để phát huy những tấm gương như thế, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa và đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của các bạn học sinh. Qua hiện tựợng Phạm Văn Nghĩa, trước hết, em thấy Nghĩa là một người con biết thương mẹ vì bạn ấy thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Hơn thế nữa. Nghĩa mới học lớp 7 nên công việc đồng áng cũng không hề dễ dàng, vậy mà bạn vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ. Điều này càng chứng tỏ tấm lòng hiếu thảo của Nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nghĩa biết dựa vào những kiến thức đã được các thầy cô giáo dạy ở trường để ứng dụng ngay trên mảnh đất nhà mình. Các bạn học sinh ở độ tuổi của Nghĩa có thể đều đã được học về cách thụ phấn của bắp nhưng chắc hẳn rất ít bạn biết ứng dụng vào đời sống. Chính lòng ham học và sự linh hoạt, năng động của Nghĩa đã giúp bạn thành công. Vụ thu hoạch bắp của nhà bạn năm ấy đã đạt năng suất cao hơn mọi năm. Như thế, Nghĩa vừa học thêm được một bài học từ việc kiểm nghiệm thực tế, vừa tăng thêm lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Qua đây, em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học với hành. Thêm vào đó, Nghĩa còn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. Việc làm ấy giúp em thấy thêm được ở Nghĩa sự sáng tạo. Với sự sáng tạo. của mình, Nghĩa lại một lần nữa giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong lao động và những việc làm của Nghĩa càng trở nên thiết thực hơn.

Có thể nói, mọi thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích. Những việc làm của Nghĩa rất đỗi bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng to lớn. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất cứ ai cùng có thể làm được như thế. Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha me. có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu mọi học sinh đều làm được như ban Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội. Các kiến thức được học sẽ không còn trên lí thuyết sách vở nữa mà sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người học sinh và cho cả những người xung quanh Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” là một phong trào thiết thực, có ý nghĩa to lớn và cần nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bạn học sinh.

Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và biết cách vận dụng kiến thức vào đời sống một cách linh hoạt giống như bạn Nghĩa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ mọi người xung quanh.

1 tháng 4 2022

Tham khảo 
Từ thời phong kiến đến hiện tại, vẻ đẹp của người lao động vẫn thể hiện rõ ràng. Thể hiện ở chỗ ai ai cũng có một lòng nồng nàn yêu người, yêu tổ quốc, giúp đỡ láng giềng; giữ được những đức tính giản dị, thật thà và lòng tự trọng, luôn về chính nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh dành lại độc lập; nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người nông dân lao động. Đến nay, không ít những phát triển dần tiến bộ, khoa học kỉ thuật tăng tiến nhưng người dân Việt Nam vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người lao động; từ những việc làm nhỏ nhặt đến sang trọng, tất cả nên mang một nét đặc trưng của dân tộc. Những thứ đã đạt được thì nên giữ gìn chúng thật cẩn thận, tôn vinh vẻ đẹp ấy để mọi công dân đều có thể thực hiện tròn vẹn nhiệm vụ của người lao động.

17 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Con người sinh ra để lao động và sống nhờ lao động. Chính vì thế, lao động trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống con người. Vậy lao động là gì? Lao động là làm việc bằng chân tay hoặc trí óc để phục vụ cho bản thân cũng như cho cộng đồng. Lao động có một tầm ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống của con người. Bởi lao động đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người. Chính lao động giúp con người thoát khỏi thế giới động vật từ vượn người tiến hóa thành người, chính quá trình lao động là một yếu tố kỳ diệu giúp con người ngày càng phát triển. Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống. Có thể thấy, lao động luôn hiện diện xung quanh ta hàng ngày: những người nông dân tạo ra lúa thóc, những người thầy giáo ngày đêm tâm huyết với công việc giảng dạy hay những nhà khoa học đang miệt mài nghiên cứu những sản phẩm mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số người lười biếng, không phát huy hết năng lực có sẵn của bản thân, coi thường lao động chân tay, có những quan niệm sai trái về lao động. Đó là thái độ đáng phê phán. Mỗi người cần thấy được lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết lao động tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiến nâng cao năng suất lao động. Biết quý trọng giá trị đích thực của lao động, khi đó thì sự có mặt của bạn trong xã hội này mới thật sự ý nghĩa.

17 tháng 3 2021

" Vượt thác" là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. từ đôi mắt biết quan sát và đắm say của một con người trên thuyền, của người trong cuộc. Bởi thế, cảnh trí ven sông, cảnh con thuyền vượt thác rất tự nhiên, sinh động và chân thực. Còn con người ở đây được miêu tả theo lối đậm nhạt, miêu tả bằng cách chấm phá, lấy ngoại hình để khắc hoạ nội tâm (như nhân vật dượng Hương). Tác giã đã thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để miêu tả khung cảnh thiên nhiên hai bên bờ đặc biệt là rừng đước:" Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước", "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước". Không chỉ thiên nhiên dưới con mắt của tác giả trở lên thật kì vĩ mà giữa không gian bao la của đất trời, giữa sự hung dữ của dòng nước cuồn cuộn là hình ảnh con người nhỏ bé chèo chống, chống lại thiên nhiên vượt qua thác. Hình ảnh con người chợt bừng sáng trở lên lớn lao kì vĩ sánh tựa với núi non, hòa mình cùng sông nước. Dường như lúc này, sự khắc nghiệt, hiểm ác của dòng nước dường như tô điểm, tôn lên vẻ đẹp kiên cường của con người. Nét sáng tạo thành công này đã làm cho trang viết trở nên thi vị, hấp dẫn được bạn đọc chúng ta.

30 tháng 5 2018

-Câu chủ đề:Bài thơ ĐTĐC của Huy Cận là một khúc tráng ca, ca ngợi con người lao đôgnj với tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời , làm chủ đất nước.

-Ở 2 khổ thơ đầu, khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá, hình ảnh con người xuất hiện gián tiếp qua câu hát

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng”

Đó là câu hát lên đường, nó thể hiện tinh thần lạc quan, hào hứng của con người trong lao động. Đó cũng là câu hát ca ngợi sự giàu đẹp cảu biển quê hương.

-Trong những khổ thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, hình ảnh con người lao động xuất hiện đẹp cả về thể chất cũng như tâm hồn.

+Với những câu thơ “Ra đậu...lưới vây giăng”, hình ảnh người dân chài thật khỏe khoắn, kì vĩ như những anh hùng đang chinh phục biển khơi. : “dò bụng biển”, “tìm luồng cá”. “dàn đan thế trận lưới vây giăng” bắt cá. Công việc đánh cá vỗn lam lũ nay đẹp, hào hùng như trong thần thoại.

+Đánh cá trên biển trong đêm trăng, họ lại cất lên câu hát “ta hát....nhịp trăng cao”. Trăng vỗ mạn thuyền gọi cá, con người cất tiếng hát gọi cá, công việc đánh cá vốn nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm nhưng ý thơ cho thấy đây là một bài ca lao động đầy hào hứng, vừa hoành tráng, vừa mộng mơ.

+Người dân chài sống dựa vào biển khơi, biết ơn biển đã tri ân biển bằng những lời thơ căng đầy cảm xúc:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi sống đời ta `tự buổi nào”

Biển cưu mang con người, con người, con người thân tình với biển khơi

+Và đây là hai câu thơ duy nhất mà hình ảnh người dân chài trực tiếp xuất hiện: “Sao mờ...cá nặng”. Câu thơ như bức phác họa khỏe khoắn về tư thế của người dân, họ là trung tâm của bức tranh với những nét tạo hình gân guốc khỏe khắn tạc vào giữa biển trời lồng lộng. họ đan gnỗ lực chạy đua với thời gian, kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu cá bạc, cá vàng.

-Khúc hát của con người đã theo suốt cuộc hành trình, và khúc ca khải hoàn được cất cao khi đoàn thuyền đánh cá trở về bằng nghệ thuật nhân hóa, nói quá, hoán dụ, đoàn thuyền hay chính là con người chạy đua với thiên nhiên, vũ trụ và giành chiến thắng, làm chủ thiên nhiên.

->khẳng định: như vậy, qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, ta thấy hình ảnh con người lao động hiện khúclê thật đẹp. Đó là vẻ đẹp cảu tâm hồn phóng khoáng, rộng mở trước thiên nhiên, vẻ đẹp của niềm vui, say, hào hứng trong lao động , vẻ đẹp của niềm tin tưởng vào cuộc sống mới, cuộc đời mới.

22 tháng 5 2020
https://i.imgur.com/EWFt4iy.jpg
22 tháng 5 2020
https://i.imgur.com/s6ztSBb.jpg
3 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Theo em, câu: "Ta cần được lao động trong sáng tạo" nghĩa là:

Trong cuộc sống, lao động và sáng tạo luôn đi đôi với nhau, cả hai đều quan trọng. Bởi lao động, sáng tạo không chỉ là môi trường để con người được phát huy sức sáng tạo của mình mà còn là một yếu tố vô cùng quan trọng làm tăng năng suất trong quá trình sản xuất. Trong bất kì lĩnh vực nào thì yếu tố năng suất lao động cũng được đặt lên hàng đầu và để làm tăng năng suất lao động thì vai trò của lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản và cần thiết đặc biệt là con người. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ tự giác thì trong lao động chúng ta mới đảm bảo được hoàn thành công việc. Nhưng nếu lao động trong sáng tạo thì sẽ mang lại hiệu quả tăng lên gấp hai, ba, ... lần như vậy. Khối lượng sản phẩm làm ra tăng lên và thời gian làm việc được tiết kiệm. Với sự phát triển hàng ngày, hàng giờ như hiện nay thì lao động sáng tạp còn là cơ sở, tiền đề cho con người bắt kịp được những thay đổi ấy. Do đó mới có câu "ta cần được lao động trong sáng tạo".

Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả là:

Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục,
Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,
Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Theo em, sự lười biếng và dối trá, cẩu thả, tùy tiện trong lao động sẽ dấn đến chất lượng sản phẩm không cao, năng suất lao động kém và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Ví dụ: Bác sĩ đỡ đẻ cho phụ sản nhưng cẩu thả, chủ quan nên đã làm đứa bé chết ngạt khi mới ra được một nửa người.

26 tháng 1 2018

Em duoc sinh ra va lon len trong mot gia dinh ngheo o nong thon. Vi vay hon ai het em.hieu rate ro ve su vat va cua nhung nguoi lao dong. Mot buoi chieu, thay troi mat, em ra ngoai dong choi. Oi, canh thien nhien que huong em dep qua. Nhung canh dep ma lam cho nguoi ta CAM thay yeu que huong biet bao. Nhung chu bo beo mum mim thung thang gam co. Chi gio nhe nhang mang nhung con gio mat toi cho nhung nguoi nong Dan can man. Nhung co lua thuot tha nghieng nga nhu dang mua. Cac bac nong Dan cham chi, can man Bat tung con sau, xoi tung tac dat. Nhung canh dep ay hoa quyen voi nhau tao nen mot buc tranh day mau sac.

19 tháng 2 2020

Khái quát

Có biết bao người đã từng qua Sa Pa. Đã có biết bao người đã từng ước muốn đến Sa Pa. Rất nhiều trong số đó, hiển nhiên, trong cảm thức thông thường, coi Sa Pa là vùng đất đẹp, lí tưởng để nghỉ ngơi. Nhưng đến với tác phẩm của Nguyễn Thành Long, điều tưởng như hiển nhiên đã thay đổi. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Những con người ấy là ai? Anh kĩ sư làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, ông kĩ sư ở vườn sau, đồng chí nghiên cứu khoa học thiết lập bản đồ sét,… Đấy là những con người trực tiếp sinh sống ở nơi này. Bổ trợ vào đó là bác lái xe, từng thân hành lên trạm khí tượng để tìm anh thanh niên “thèm người”. Và lần này, là ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ, một người đi chuyến thực tế giối già và một người vừa mới ra trường lần đầu tình nguyện lên miền núi công tác. Cả hai đã lên thăm ngôi nhà của anh thanh niên làm công tác khí tượng, đem niềm vui đơn sơ đến với những người cắm chốt ở vùng hẻo lánh. Câu chuyện vỏn vẻn có ngần ấy người, kéo dài cũng chừng vỏn vẻn một giờ đồng hồ, một nửa cho câu chuyện từ “trạm rừng” sau cầu cây số bốn giữa bác tài và hai hành khách, phần còn lại cho cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm khí tượng. Nhưng qua những đối thoại, suy ngẫm của họ, cuộc sống ở nơi này đã hiện lên một cách sống động, tỉ mỉ. Có thể nói, chỉ với chừng ấy thời gian, với chừng ấy sự gặp gỡ, như có một giao cảm giữa những con người lần đầu tiếp xúc, người này đã trở thành chất xúc tác để người kia bộc lộ tất cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn. Như vườn hoa của anh thanh niên làm công tác khí tượng, với hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… mỗi người giống như một loài hoa đẹp rực rỡ tỏa hương sắc dưới trời Sa Pa.

TB

Sau phút ban đầu bỡ ngỡ, nếu vườn hoa của anh tạo được cảm tình với cô gái trẻ thì cái cách nói chuyện như báo cáo công việc để tranh thủ thời gian của anh lại tạo được cảm tình sâu đậm trong lòng người họa sĩ già. Ngay sau cái phút báo cáo liến thoắng ấy, câu chuyện bỗng nhiên chững lại. Một cảm giác mới mẻ, lạ lẫm xâm chiếm tâm hồn người họa sĩ từng đã tưởng dạn dĩ với cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã lẩy ra những câu văn thấm thía: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vị họa sĩ già đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
Cái bừng ngộ của nghệ thuật là khi ấy. Cũng có thể coi đấy là cái bừng ngộ của tâm hồn. Khi người ta nhận ra được chân lí cao vời của nghệ thuật, nhận ta được vẻ đẹp giản dị và đằm thắm của lòng người. Anh thanh niên đã sống say mê một đời sống cống hiến vô tư, không toan tính. Anh đã sống một cuộc sống giản dị nhưng cao đẹp từ việc chiến thắng các thói quen lười nhác của chính bản thân mình. Cuộc sống lao động của anh trên đỉnh Yên Sơn cần một kỉ luật lao động nghiêm ngặt và anh đã thực hiện nó nghiêm túc như một thói quen sống. Đó là lối sống của anh, trách nhiệm và niềm vui của anh. Người ta bảo anh cô đơn nhất thế gian, rằng anh “thèm người” đến não nề, anh chứng minh cho mọi người rằng thực tế không phải thế. Rằng chỉ những ngày đầu anh cảm thấy thế thôi chứ sau này anh ngẫm nghĩ ra thì không hẳn sự thực đã là như vậy. Công việc của anh gắn kết với biết bao nhiêu người. Bạn bè của anh là biết bao cây cối xung quanh, bao người bạn bất ngờ trong trang sách. Nhưng không vì thế mà anh không cần đến những con người thực, những người thỉnh thoảng ghé qua Yên Sơn này thăm anh. Anh không thèm người, mà anh thèm lòng người, những tấm chân tình của con người với con người. Đó là điều mà anh đã tâm niệm, đã suy nghĩ và muốn bộc bạch: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mết. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng
Hóa ra, vẻ trẻ trung và cả thẹn của chàng thanh niên chỉ là vẻ bề ngoài, ẩn giấu trong hình hài non tơ ấy là một tâm hồn già dặn. Nó làm lóe lên trong trí não người họa sĩ già ước mong được vẽ tác phẩm cho cả cuộc đời mình. Bởi cùng với khát vọng khắc họa chân dung anh thanh niên, chính những phát hiện về con người anh khiến ông phát hiện ra những chân lí về nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật đối với ông là để “yêu thêm cuộc sống”, là để “đặt chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh”. Nghệ thuật phải giao cảm với cuộc đời. Mà sự thật là như thế, nét bút của ông chỉ có thần khi thấu thị tấm lòng của anh thanh niên. Anh ta càng khiêm tốn bao nhiêu, càng không đặt mình là tâm điểm cuộc sống nơi này bao nhiêu thì vẻ đẹp của anh ta càng ngời rạng trong bức chân dung của người họa sĩ. Tất cả làm cho ông họa sĩ, từ việc sáng tạo của mình, nhận ra quy luật của cuộc sống; từ bàn tay cầm cọ của mình, hiểu thấu được cái lẽ huyền diệu của đấng sáng tạo mà bấy lâu ông từng ngộ nhận. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh. Hóa ra, Sa Pa không lặng lẽ. Sa Pa sục sôi bởi cuộc sống và khát vọng của con người.
Có thể nói, trong cái lặng lẽ của mây trời Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã vẽ nên chân dung của những niềm yêu sống, luôn rạo rực, luôn sinh sôi. Anh thanh niên làm công tác khí tượng, cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ già, cả bác lái xe, đều là những con người hạnh phúc. Họ hạnh phúc bởi họ được làm những việc mà họ yêu thích, tiếp xúc với những con người mà họ cảm mến, phấn đấu cho lí tưởng mà họ lựa chọn. Cả tác phẩm là một niềm vui, cái lặng lẽ của thiên nhiên cũng như cái im lặng của con người không khuất lấp được niềm vui rạo rực, sinh sôi ấy. Ngược lại, chính trong cái lặng lẽ tưởng như đang bao trùm, cái mạch sống tươi mới càng có cơ hội vươn lên, rì rào trỗi dậy. Sẽ có người hoài nghi về sự thật được thể hiện trong tác phẩm, sẽ có người cho rằng Nguyễn Thành Long đã lí tưởng hóa cuộc sống. Cuộc sống có nhiều âu lo và khúc mắc hơn thế, đâu dễ dàng gì mà người ta có thể vui tươi mà vượt qua khó khăn một cách dễ dàng như vậy. Nhưng phải đặt tác phẩm vào trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ mới thấy hết được sức sống kì vĩ đến ngạc nhiên của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam.

Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm đầu thập kỉ 70 của thế kỉ trước, khi mà cả miền Bắc đang hồ hởi trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tất cả cho tiến bộ xã hội, tất cả cho miền Nam ruột thịt không chỉ là những khẩu hiệu cổ vũ, hô hào chung chung, nó ngấm vào trong ý thức của từng người dân, nhất là thế hệ trẻ. Nếu bạn đọc để ý, sẽ thấy tác phẩm hai lần nhắc đến tư cách đoàn viên của hai kĩ sư trẻ. Một lần là cô gái, trong tâm niệm của mình, khẳng định ý hướng sẵn sàng đi công tác ở bất kì nơi đâu. Bởi cô nghĩ mình là đoàn viên, mang trong mình ý thức của thanh niên xung kích. Lần thứ hai là chàng trai, trong lời hỏi thăm cô gái: Cũng đoàn viên, phỏng? Bởi với họ, đã là đoàn viên, đã là thế hệ tuổi trẻ của đất nước thì họ tự hào, vinh dự được đứng đầu sóng, ngọn gió, được đến mọi miền Tổ quốc phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc. Đấy là lí tưởng sống của một thời, là phút thăng hoa của những tâm hồn chân chất, giàu ước mơ, khát vọng và ý thức trách nhiệm. Ngày nay, có thể vì hoàn cảnh sống đã thay đổi, người ta không phải sống trong những áp lực khắc nghiệt của đời sống chiến tranh, nên ý thức xả thân vì cộng đồng có giảm nhẹ và đòi hỏi về cá nhân có phần trội át. Song không vì thế mà ý thức tự nhiệm ấy mất đi, nó phát triển theo một đường hướng khác, tuy không tạo thành những cơn phấn khích tập thể như trước, nhưng âm thầm bộc lộ trong ý thức phấn đấu phát triển trọn vẹn tất cả năng lực của mình. Vấn đề chính với thanh niên hiện nay nằm ở chỗ phải nhân rộng những ý thức chiếm lĩnh như thế. Thanh niên Việt Nam phải biết nhìn về quá khứ, ở thế hệ của những chàng trai, cô gái kĩ sư trẻ kia, những con người gối đầu lên những trang sách nóng bỏng ý chí cống hiến, hy sinh. Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người… Câu nói của Pavel Corsaghin ngày nào, giờ đây đang cần chính các thanh niên viết tiếp: sự nghiệp phát triển trọn vẹn các năng lực người, vì hòa bình, công lí và tiến bộ xã hội. Nó làm thành tương lai cho thanh niên Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.
Đọng lại khi đọc Lặng lẽ Sa Pa là niềm vui đang cựa mình trỗi sống, là khát vọng được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bằng sự nghiệp giản dị mà cao cả của mình. Hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý thức được phận vị của mình và hoạt động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mà mình có được. Qua một cảnh ngộ gặp gỡ, với mấy con người giản dị, trong truyện ngắn lãng mạn diệu kì, Nguyễn Thành Long đã khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy nghĩ. Lặng lẽ và thâm trầm, hào hứng và sôi nổi, ngỡ ngàng mà lắng đọng

20 tháng 2 2020

không có kb sao