K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

Tọa lạc tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Đền A Sào là nơi thờ cúng, hương hỏa của Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với những lễ hội, nghi thức cổ xưa vẫn được duy trì đến ngày nay.

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

Đền luôn mở cửa đón khách chiêm bái vào mọi ngày thường nhật. Đặc biệt, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày lễ hội đền A Sào vào 10-2 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày 20-8 âm lịch (ngày hóa của Ngài) thì đền lại tấp nập đông vui hơn cả. Lúc này, đền tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ…Tham gia lễ hội đền A Sào, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đền A Sào chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu hành hương tới đây có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau:

- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.

- Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.

7 tháng 2 2022

tham khảo 

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.

Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

7 tháng 2 2022

tham khảo

Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từ hai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to, những chiếc thuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng em nhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình to béo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em.

Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô

gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đùa thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bị bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.

Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thôn chính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến đích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khản hết cả cổ. Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “trời ơi!!!”.

Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Từ lâu câu nói trên đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam để tưởng nhớ đến vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng.

Theo quy định của nhà nước, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được nghỉ để ghi nhớ công ơn mười tám vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đây cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dan tộc ta.

Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

CM
23 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

    Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.

25 tháng 11 2023

Gợi ý:

Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. 

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

16 tháng 3 2022

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

16 tháng 3 2022

giúp e vs ạ

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

     Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

     Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

     Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

     Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

     Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

     Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!