K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2018

ak, mik hỏi. cuộc gặp gỡ ai vs ai????để mik tả. z mik tả cuộc gặp gỡ các chú bộ đội nhá

22 tháng 3 2018

Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.

Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?

Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.

Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.

Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.

Tham khảo : 

Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.

Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.

Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.

- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.

Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:

- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.

Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.

Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.

Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.

- Thưa các bác, các chú!

Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.

Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.

16 tháng 3 2017

Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

 
 

B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ

Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.

+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...

Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông

C. Kết bài

Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Bài mẫu

“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.

Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.

- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.

- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.

- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?

- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào

Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.

- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.

Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…

Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:

   “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

13 tháng 11 2018

Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.

Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?

Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.

Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.

Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.

Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?

Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.

Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.

Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.

13 tháng 11 2018

=((( Thời gian có hạn =( mềnh chỉ xin làm giàn ý thông cảm

Về nội dung : cuộc gặp mặt thăm trường cũ khi mik đã lớn khôn ( vd 20 ,10 năm sau ) , cuộc gặp gỡ trong mơ ....

I Mở Bài : ( lấy đề cuộc gặp mặt thăm trường cũ khi mik đã lớn khôn )

- Đã 20 năm trôi qua, tôi đã không còn là cậu học trò nhỏ tuổi năm ấy và đã trở thành một bác sĩ lành nghề ko bik tự bao giờ. NHân dịp 20/11 tôi quyết định gọi về cho các bạn năm xưa cừng về thăm trường và thầy cô]

II Thân Bài

1/ Tả sơ nét lại về ngôi trường

+ Quá Khứ :

- Ngôi trường xưa đơn sơ , chỉ vài 3 bóng cây hoa phượng ,....

+Hiện tại ( tương lai )

- Khác xưa rất nhiều 

+ Trường được trang bị nhiều thiết bị hiện đại  vd :

-trước cổng có bảng điện tử với dòng chữ" Tiên học lễ Hậu học văn"

-Phòng học hiện đại với các thiết bị học tập tân tiến ....

2/Kỉ niệm gặp thầy cô

- Chúng tôi tụ tập cùng kể nhau về những câu chuyện xưa : .....

-Bỗng thấy phía xa có bóng người quen quen đó chính là cô.... - người cô đã chăm sóc, dạy dỗ chúng tôi nay xưa

# Tả cô : cô bây giờ khác xưa : mái tóc giờ đã bạc trắng , khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhắn ... ( ns chung bn nên tả cỡ 4 câu như thek nài .V )

- Chúng tôi cùng ngồi trên ghế đá , dưới gốc phượng nở, kể cho nhau về năm tháng học trò ngày xưa

III Kết Bài
- Lúc chia tay mak chúng tôi vẫn còn quyến luyến

- Đó chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi

... =(( thêm vào ngắn quá

7 tháng 6 2019

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    + Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    + Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    + Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

- Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

17 tháng 1 2021

Đề 3:

Một buổi trưa nọ, tôi và cha đang phải cày ruộng. Bất chợt, tôi thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đến, có lẽ là quan của nhà vua, ông bèn hỏi cha tôi:

- Này ông kia, trâu này một ngày cày được bao nhiêu đường?

Cha tôi nghe xong thì ngớ người. Tôi nghĩ bụng, ai đời lại đi hỏi câu kì lạ như vậy, chắc chắn là muốn trêu người khác rồi, tôi liền hỏi lại:

- Vậy xin quan trả lời con ngựa kia một ngày đi được bao nhiêu bước,thì tôi sẽ nói cho quan biết con trâu đi được bao nhiêu đường?

Quan lúng túng không biết trả lời, rồi quan bỗng hỏi tên hai cha con, tôi cũng không nghĩ nhiều mà khai báo.

Mấy tuần sau, làng tôi nhận được chiếu vua, vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, thiếu con nào thì sẽ bị phạt. Mọi người đều biết chuyến này lành ít dữ nhiều, được vua quan tâm thì tốt nhưng ai lại làm được trâu đực đẻ con? Cái khó ló cái khôn, tôi chợt nảy ra một kế. Tôi nói với cha:

- Cha cứ bảo cả làng lấy hai con trâu và hai thúng gạo mà ăn, còn lại thì bán đi để hai cha con ta lên kinh thành.

Cha và mọi người lúc đầu còn lo lắng nhưng nghe tôi trấn an, còn làm giấy cam đoan với làng thì yên tâm hơn.

Lên đến kinh vua, nhân lúc lính canh không để ý, tôi lẻn vào sân rồng khóc ầm lên làm nhà vua đang chầu triều phải dừng lại, điệu tôi vào trong. Vua hỏi:

- Thằng bé kia, tại sao lại đến đây mà khóc?

Tôi mới ấm ức phân bua:

- Mẹ con chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé cho con chơi, con buồn lắm. Kính vua ra lệnh bắt cha con phải đẻ em bé cho con…

Cả triều đình cười rộ lên, vua tủm tỉm giải thích:

- Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được?

Tôi nhanh nhảu đáp lại:

- Vậy sao vua lại bắt làng con làm trâu đực đẻ con?

Vua nhớ ra, cười nói:

- Cái đấy là thử, làng ngươi phải biết thịt trâu mà ăn chứ!

- Làng chúng con nhận được trâu và gạo liền biết đó là lộc vua ban đã làm cỗ ăn mừng rồi.

Hôm sau, tôi và cha đang ăn cơm, bỗng có người của vua mang một con chim sẻ bắt tôi phải dọn ba mâm cỗ, tôi biết ngài là vua lại thử mình liền đưa cho anh lính cây kim nhờ vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cha con tôi được ban thưởng hậu hĩnh.

Một hôm, tôi đang ở nhà chơi với bạn, có sứ thần mang một cái vỏ ốc rất dài bị rỗng hai đầu, ông nhờ tôi dùng sợi chỉ mảnh xuyên qua vỏ ốc. Tôi liền hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Mãi về sau khi đã thành trạng nguyên, tôi mới hiểu được, sự nhanh trí lần đó của mình đã cứu nước khỏi giặc ngoại xâm.

Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian học tập, có lẽ Mỹ Tâm là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.

Mỹ Tâm có dáng người cao nhưng cân đối, khoẻ mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Bạn có gương mặt bầu bĩnh với nước da trắng hồng. Hai má lúm đồng tiền khiến bạn thật duyên dáng. Đôi mắt Mỹ Tâm to tròn, đen láy như hai hòn bi ve. Đôi lông mi dài lúc nào cũng cong vút lên khiến đôi mắt càng long lanh như hai viên ngọc. Chiếc mũi không cao lắm như nhỏ và thẳng. Đặc biệt Mỹ Tâm có đôi môi hình trái tim, chúm chím như nụ hoa hồng. Mỗi khi cười, khuôn miệng của bạn cũng tạo thành hình trái tim, trông rất ngộ nghĩnh. Từ lúc quen Mỹ Tâm, em chưa thấy bạn để tóc dài bao giờ. Mái tóc bạn màu hạt dẻ, mượt mà, luôn để xoã ngang vai. Có lúc bạn buộc gọn lên cao trông rất cá tính. Hai bàn tay búp măng với những ngón tay thon dài, trắng muốt. Cả hai bàn tay đều có hoa tay ở hai ngón áp út. Đó là vì sao Mỹ Tâm viết chữ rất đẹp và còn vẽ rất giỏi nữa. Bạn đã giành được giải cao trong các kì thi viết chữ đẹp cấp thành và cấp tỉnh năm lớp 3.

Mỹ Tâm là một cô bé rất hoà đồng lại vui tính nên bạn bè ai cũng quý mến. Có việc gì khó khăn mà các bạn cần giúp đỡ, Mỹ Tâm đều sẵn sàng. Không chỉ là một học trò ngoan khi ở trường mà về nhà, bạn còn là một người con hiếu thảo. Tuy chỉ mới 12 tuổi nhưng bạn đã biết giúp bố mẹ làm việc nhà như nấu cơm, quét dọn, giặt quần áo. Hai bác chưa bao giờ than phiền về bạn mà ngược lại còn rất tự hào khi có một người con ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời.

Em và Mỹ Tâm chơi thân với nhau từ lúc mới bước vào lớp Một. Em còn nhớ hôm đó, sau khi dẫn em vào đến cửa lớp, mẹ chào cô giáo rồi ra về. Em rất sợ hãi vì mọi thứ quá xa lạ đối với em. Em oà khóc nức nở, mặc cho cô giáo dỗ thế nào cũng không nín. Lúc đó Mỹ Tâm bước đến bên cạnh, cất giọng thân thiết: "Chào bạn, mình tên là Đỗ Mỹ Tâm, mình làm quen nhé". Em ngẩng mặt lên thì thấy một cô bạn dễ thương vô cùng. Em lau nước mắt rồi gật đầu nhận lời. Thấy thế Mỹ Tâm mỉm cười thật tươi rồi quay sang nói với cô giáo: "Cô ơi, cô cho em ngồi với bạn nhé cô? ". Từ đó một tình bạn trong sáng đã nảy nở.

Em và bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Vì cùng đường đến trường, sáng nào Mỹ Tâm cũng qua nhà em để rủ em đi học, đến chiều hai đứa lại cùng nhau đi về. Con đường đi học đã in dấu chân của 2 đứa em suốt mấy năm tiểu học và bây giờ đã sang cả cấp 2. Mỹ Tâm học rất giỏi các môn tự nhiên, còn em thì giỏi xã hội nên chúng em không lo bị hổng kiến thức vì luôn có một người bạn để chỉ dạy ân cần. Cuối tuần em hay sang nhà Mỹ Tâm chơi. Hai đứa học bài xong thì cùng ra khu vườn trước nhà để tưới tắm cho những chậu hoa do chính tay bạn trồng. Nắng nhảy nhót, đùa nghịch trong những vòm lá. Những hạt nước còn đọng lại long lanh như hạt ngọc. Chị gió thỉnh thoảng khẽ thổi xào xạc như vui cùng chúng em.

Em rất hạnh phúc khi có một người bạn như Mỹ Tâm. Sau này có thể chúng em sẽ không học cùng với nhau nữa, nhưng em sẽ mãi nhớ về bạn, nhớ về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp được dệt nên bởi kỉ niệm của hai chúng em.