K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2024

“Từ vòm cây xanh mướt
Con chim chào mào hót
Tiếng hót nhảy nhót nắng”

Nhân vật trữ tình hiện lên với một tâm hồn nhạy cảm, chan chứa tình yêu thiên nhiên và sự sống. Người quan sát không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của cảnh vật mà còn cảm nhận sâu sắc sự sống động trong từng âm thanh, từng tia nắng. Con chim chào mào được khắc họa như biểu tượng của niềm vui và sự tươi mới, tiếng hót của nó hòa quyện cùng ánh nắng tạo nên một không gian đầy sức sống. Qua đó, nhân vật trữ tình thể hiện niềm say mê với vẻ đẹp giản dị, bình dị mà đầy ý nghĩa của thiên nhiên xung quanh.

Ba dòng thơ ngắn nhưng đậm chất nhạc và họa, gợi cảm giác hân hoan và tràn trề sức sống trong lòng người đọc.

24 tháng 11 2024

Đoạn thơ là thế này bạn nhé:

Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu... uýt... huýt... tu hìu...

1 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”. 

14 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt

10 tháng 3 2022

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. 

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hồ Chí Minh đã có sẵn theo yêu cầu của người dân Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão nước khiến ông luôn nghĩ về nước: Đêm nằm mơ thấy nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong lòng mọi người. Tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện cuộc sống khốn khó của Bác trong thời kỳ ở hang Pác Bó nhưng cũng có tâm trạng thoải mái, lạc quan. Anh sống giữa thiên nhiên. Dù thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng. Tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của đời người.

23 tháng 8 2023

- Trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng đầu của khổ thơ thứ hai:

+ Nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác giả. Yêu sâu sắc đến vậy, thế nhưng nói với người không đặng, chỉ sợ người lại càng lánh xa ta, yêu đến mức chỉ dám lặng lẽ, “âm thầm không hy vọng”.

+ Dẫu chỉ là tình đơn phương, nhưng có lẽ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, Puskin đều đã nếm trải: “rụt rè”, e ngại, sợ rằng chỉ một chút sơ sẩy thôi, thì sẽ chẳng còn gì nữa, nàng sẽ không còn dành cho ta sự nhân nhượng, cảm thông cuối cùng, “hậm hực lòng ghen”, vì người có tình mới, nhưng đớn đau thay, bất lực và tuyệt vọng thay, bởi tác giả thậm chí còn chẳng có quyền được ghen tức.

31 tháng 10 2024

Tôi nuốn hỏi cốt truyện của văn bản người thầy đầu tiên của ngữ văn lớp 7 kntt

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.

- Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

- Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

 → Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:

- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.

- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.

- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.

- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.

18 tháng 2 2018

Bước chân vào hoạt động cách mạng, lần đầu tiên anh thanh niên Tố Hữu đã bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Sau khi bị giam được khoảng 3 tháng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này qua đó anh đã bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận của mình ở trong tù và lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của anh - một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.

‘Khi con tu hú gọi bẩy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn cây dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... ‘

Mở đầu bài thơ là một bức tranh cảnh vật quê hương lúc vào hè. Bằng trí tưởng tượng khá nhạy bén, nhà thơ trong bốn bức tường giam đã dựng lên một bức tranh sôi động, khoáng đãng lạ thường về cảnh vật quê hương với tiếng chim tu hú bỗng cất lên đâu đây (‘Khi con tu hú gọi bầy’) và ngân nga xa như gọi mùa hè đến. Và mùa hè đã ùa đến sống động, rộn ràng như mở rộng, lan toả dần khắp quê hương: ‘Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần’, câu thơ gợi cho người đọc cảm tưởng như thiên nhiên và cuộc sống của quê hương cũng đang ‘chín’ dần lên, đầm ấm, ngọt ngào. Rồi ‘vườn râm’ bỗng ‘rộn tiếng ve ngân’ và một mùa hè đầy màu sắc rực rỡ như đang trải ra trước mắt nhà thơ: ‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào’.

Bầu trời cũng thật là cao rộng: ‘Trời xanh càng rộng càng cao’ và cứ như cao thêm, rộng thêm mãi ra để đôi ba ‘con diều sáo’ thả sức ‘lộn nhào’ trên ‘từng không’ của quê hương đang bước vào hè. Âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đó là những nét nổi bật trong bức tranh cảnh vật quê hương lúc bước vào hè do trí tưởng tượng nhạy bén của nhà thơ đã dựng lên khi chợt nghe thấy tiếng chim tu hú gọi bầy ở đâu xa bỗng vọng vào trong bốn bức tường nhà giam.

Đặc biệt, hình ảnh ‘đôi con diều sáo lộn nhào từng không’ là một nét điển hình của nông thôn Việt Nam thanh bình và tự do. ở đây nó như nói với ta tâm trạng khao khát tự do, khao khát hoạt động của nhà thơ, của người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Nó trở thành nét đặc sắc và sống động nhất, trở thành hình ảnh có sức thu hút mạnh nhất trong toàn cảnh bức tranh vào hè của quê hương.

‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! '

Nếu bức tranh ở khổ thơ trên là bức tranh cảnh vậy thì bức tranh ở khổ thơ dưới là bức tranh con người,hay nói cho đúng hơn đó là bức tranh tâm trạng con người trước cảnh vật. Đó là tâm trạng ngột ngạt đến muốn ‘chết uất’ của bản thân nhà thơ. Mùa hè của quê hương ùa dậy sôi động, rực rỡ, khoáng đạt như thế mà nhà thơ lại bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp của nhà tù nghẹt thở nhưthế này!

‘Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi! ‘

Phép tu từ thậm xưng ‘muốn đạp tan phòng’ biểu hiện mạnh mẽ tình cảm khao khát tự do, khao khát muốn thoát khỏi lao tù để hoạt động của nhà thơ. Bởi vì:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứkêu’

Lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của tuổi trẻ như càng bị thôi thúc mạnh mẽ, càng được nhân lên, càng trở lên mãnh liệt khi tiếng con chim tu hú ngoài trời cứ vọng vào liên tiếp và gợi lên bức tranh vào hè sôi động và khoáng đãng của quê hương. Song, mọi cảnh vật quê hương đều là do tưởng tượng mà thấy được dù là rất ‘thực’: riêng tiếng kêu của con chim tu hú gọi hè ở ngoài trời là có thực, có vọng vào bốn bức tường nhà giam thật là da diết, nó rót vào tai, nó xoáy vào tâm tư con người với một sức dồn nén tới mức nhà thơ phải kêu lên, như một tiếng kêu thống thiết để đòi tự do:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu’

Ý nghĩa độc đáo của hình ảnh con chim tu hú trở lại một lần nữa ở cuối bài thơ chính là ỏ chỗ đó. Nó khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ một cách hồn nhiên, chân thực...

19 tháng 5 2018

Khi mới là một thanh niên 19 tuổi đời, đang sôi nổi hoạt động cách mạng tại thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tại đây, tác giả có dịp “nghỉ dân” và sáng tác thơ ca. Những bài thơ trong tù được in trong tập “từ ấy”. Bài thơ “Khi con tu hú” là bài thơ lục bát rút trong tập thơ này đã vẽ nên một bức tranh mùa hè và hơn hết mọi hình ảnh vẫn là nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Bắt đầu là “Khi con tú hú gọi bầy”, mang đến cho người tù sự liên tưởng về không gian bên ngoài với “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần” với “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”, với trời xanh và “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”… Một bức tranh sinh động đầy sức sống, đầy màu sắc, âm thanh vang lên từ chính tâm hồn đang khao khát tự do, muốn hòa mình cùng thiên nhiên, trời đất của tác giả. Người đang bị giam cầm trong xà lim Thừa Phủ ấy. Đó cũng là cảnh đẩy người tù đến tâm trạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

Có thể nói âm thanh của tiếng chim tu hú là mối dây duy nhất lúc này đưa người đang mang thân tù tội về với cuộc đời, mỗi âm thanh là một tín hiệu về cuộc sống và cũng chở những suy tư của nhà thơ: yêu đời nhưng bị tách đời, muốn hòa mình vào cuộc đời nhưng lại bị ngăn cách hữu hình với song sắt nhà tù.