K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2024

Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ. ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đáu ngọ nỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Ôi! Hoàng hôn trôn quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em yêu nơi ấy vô cùng. 

18 tháng 3 2016

Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm thể hiện ở các mặt sau:

1. Nhan đề:

 - Mảnh trăng cuối rừng: là một nhan đề gợi cảm, gợi liên hệ đến câu chuyện tình giữa Nguyệt và Lãm. Tình yêu của họ như mảnh trăng khuyết xa xôi (cuối trời) khi ẩn, khi hiện ...

2. Cốt truyện:

 - Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị giữa hai người yêu nhau nhưng chưa hề biết mặt và đến khi chia tay, họ vẫn chưa nhận ra nhau.

 - Hành trình trên chuyến xe ra tiền tiêu của họ được miêu tả thật lãng mạn như hành trình phát hiện vẻ đẹp ở nhân vật nguyệt, hành trình của đôi lứa yêu nhau.

 - Nguyệt từ một cô gái đi nhờ xe trở thành một người dẫn đường, cứu xe.Sự xuất hiện của Nguyệt ở dầu truyện làm Lãm khó chịu thì về cuối truyện chính cô đã làm cho Lãm dậy lên tình yêu mê muội lẫn cảm phục.

3. Hình tượng nhân vật:

  - Nguyệt là nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn từ ngoại hình đến tâm hồn

a. Ngoại hình: Đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, vẻ đẹp giản dị mát mẽ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, từng sợi tóc của Nguyệt sáng lên, mái tóc dày thơm ngát và trẻ trung làm sao, khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường ...

b. Tâm hồn:

 - Vẻ đẹp lý tưởng: Tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường làm một nữ TNXP theo tiếng gọi của tổ quốc. Đặc biệt khi xây dựng cầu Đá Xanh, Nguyệt cùng với các chị em công nhân leo lên những đỉnh núi cao, chọn những viên đá đẹp nhất đem về xây cầu.

- Vẻ đẹp trong tình yêu: Nguyệt có một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, thủy chung với Lãm...

- Vẻ đẹp của một nữ TNXP: thể hiện đậm nét khi cùng Lãm cứu xe. Đó là tinh thần đồng đội, sự bình tĩnh, tự tin, gan dạ dũng cảm...

 => “ Trong tâm hồn người con gái ấy, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống... không thể nào tàn phá nổi ư?”

4. Vẻ đẹp của bước tranh thiên nhiên:

- Tập trung nhất là hình ảnh ánh trăng. Trăng xuất hiện khắp nơi, bàng bạc trong tác phẩm... trăng được miêu tả song hành và gắn bó với nhân vật ,... trăng tạo nên bầu thanh khí trong suốt và vô trùng trong tác phẩm có khả năng thi vị hóa câu chuyện tình và cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm, đồng thời đẩy lùi hiện thực tàn khốc của chiến tranh, làm nền cho cái đẹp hiện lên.

5. Chủ đề tư tưởng:

- Tác phẩm có chủ đề ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vẻ đẹp ấy cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm trong sự nghiệp cầm bút của mình

 

18 tháng 3 2016

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại. Trong lịch sử sáng tác văn học, lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.

Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng cũng bắt nguồn từ nguyên lý ấy. Ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những cây bút miêu tả hiện thực dữ dội của cuộc kháng chiến, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách thể hiện mới hoà nhập với cảm hứng của văn chương thời chống Mỹ, đó là cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ giữa đường đời khát khao cất cánh giữa trần trụi tàn khốc của chiến tranh, bay vào thế giới của mơ ước. Lấy điểm tựa là cảm hứng ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trong truyện của mình hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam với vẻ đẹp lãng mạn phi thường, lý tưởng. Còn gì đẹp hơn giữa tuyến lửa Trường Sơn trong không gian rừng già u tịch diễn ra câu chuyện tình yêu chung thuỷ của một đôi trai gái chưa hề nhận mặt nhau. Trong cuộc chiến huỷ diệt, chất ngọc con người luôn toả sáng, giữa chết chóc đạn bom tình yêu lứa đôi vẫn như sợi chỉ xanh óng ánh nối qua không gian và thời gian quấn riết làm thành mối tình bền chặt. Chính điều ấy tạo nên sự độc đáo của thiên truyện tạo ra sức hấp dẫn và ám ảnh.Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng đậm sắc màu lý tưởng nhưng nó vẫn hoàn toàn có thật, như bông hoa nở trên sa mạc như cánh diều bay cao vẫn gắn bó với mặt đất bằng một sợi dây.

18 tháng 12 2022

tham khao :Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

15 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.

 

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

- Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

6 tháng 4 2019

Hình ảnh, bức chân dung người lính Tây Tiến hiện lên hào hùng, cao đẹp:

   + "Không mọc tóc" sốt rét rừng nên những người lính rụng hết tóc, đây là sự khốc liệt của hoàn cảnh chiến đấu

   + "Quân xanh màu lá": sự khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu khiến những người lính xanh xao

   + "Dữ oai hùm" có những nét oai phong hùng mạnh áp đảo kẻ thù ( đây là lối miêu tả ước lệ cổ điển)

   + "Dáng kiều thơm" tâm hồn lãng mạn của những người lính Tây Tiến khi nhớ tới người yêu, hậu phương

-> Những người lính Tây Tiến dù trong khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường, dũng cảm và hòa quyện trong đó sự lãng mạn vốn có.

13 tháng 12 2019

“Đập đá ở Côn Lôn” là khẩu khí của một người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Khẩu khí ấy rắn rỏi như chính khí phách của tác giả – một nhà chí sĩ yêu nước trên bước đường bôn ba cách mạng đang bị giam cầm, đày ải. Có thể nói rằng, với “Đập đá ở Côn Lôn” nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khẳng định rằng, có một dòng thơ ca yêu nước chống ngoại xâm toát lên khí phách kiên cường bất khuất.

Trước hết tác giả đã dựng lên một tượng đài hiên ngang, lẫm liệt về người anh hùng cứu nước. Dẫu đó là một người tù nhưng hình ảnh thơ lại khiến ta liên tưởng đến tư thế của người đang làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, muốn dùng sức mạnh và nghị lực của bản thân để hoán cải càn khôn, vũ trụ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Thật hào hùng, thật lẫm liệt ở cái tư thế “đứng giữa đất Côn Lôn”. Ởđây, vị trí của kẻ làm trai là vị trí trung tâm. Đất Côn Lôn như là toàn bộ hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống đầy cam go khủng khiếp. Với tư thế ấy, kẻ làm trai như muốn khẳng định sức mạnh dời non lấp biển của mình, sức mạnh ấy sánhngang cùng trời đất, ở chính giữa trời đất. Họ tin rằng với vị trí ấy, sức mạnh đó sẽ làm cho “lở núi non”.

Đi liền với tư thế là hành động:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu thơ vận dụng nhiều động từ chỉ hành động mạnh, hay nói cách khác động từ chi phối toàn bộ ý tưởng của câu thơ: “xách”, “đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”… Hình ảnh và ý thơ đối nhau chan chát vừa tạo lớp nghĩa tả thực người tù đang cầm búa để đập đá trong những buổi lao động khổ sai, vừa tạo nghĩa bóng thể hiện khí phách hào hùng của người có chí lớn.

Cùng với dụng ý sử dụng động từ, cách ngắt nhịp của hai câu thơ khiến hình ảnh thơ trở nên cứng cỏi, mãnh liệt:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Nhịp thơ 2/2/3 tạo nên hành động mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của kẻ có chí vá trời lấp biển.

Và tiếp theo, hai câu luận (5 – 6) thể hiện nghị lực phi thường của kẻ làm trai trong một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

“Tháng ngày”, “mưa nắng”, những thử thách của thời gian và hoàn cảnh không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, trái lại, lời thơ khẳng định một quyết tâm vượt qua mọi gian lao, khổ hận để giữ tấm lòng son sất.

Hai câu thơ kết, tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của “những kẻ vá trời khi lỡ bước”. Nếu nói rằng âm hưởng chủ đạo của bài thơ là khẩu khí anh hùng của một người tuy thất thế nhưng vẫn nuôi mộng lớn dời non lấp bể thì ở hai câu kết ý tưởng đó được thể hiện nổi bật nhất:

Những kẻvá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con!

Hình tượng kì vĩ “những kẻ vá trời” làm ta liên tưởng đến bà Nữ Oa trong câu chuyện thần thoại, sức mạnh của Nữ Oa là sức mạnh biến cải cả trời đất, vũ trụ. Khí phách của người anh hùng trong bài thơ được tỏa sáng, tạo nên sức truyền cảm góp phần động viên tinh thần những người yêu nước trong những giờ phút nguy nan nhất.

Đọc xong bài thơ, có hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang anh hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khácvượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cái cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen, bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm.

Mn ơi em đang cần gấp, mn giúp em với đc kh ạ

27 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha!
Trong dòng chảy văn học của dân tộc, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh đã góp một phần nhỏ của mình khi thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí”.
Phan Châu Trinh từng bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Trong những năm tháng sống ở Côn Đảo, ông bị bắt phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá. Chính trong hoàn cảnh đó mà bài thơ được ra đời.
Khi đọc bốn câu thơ đầu tiên, chắc hẳn người đọc sẽ cảm nhận được rõ rệt tư thế hiên ngang của người tù cách mạng:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Ngay từ câu thơ mở đầu, nhà thơ đã miêu tả chân thực bối cảnh sống, làm việc của người tù cách mạng tại Côn Đảo (Côn Lôn). Đó là nơi họ bị giam cầm, bị tra tấn dã man và còn bị bắt lao động khổ sai. Nhưng khi đứng trước núi non rộng lớn, họ vẫn giữ vững được tư thế hiên ngang, lừng lẫy làm chủ đất trời rộng lớn. Phàm là phận nam nhi, dù có đứng trước hiểm nguy hay nhọc nhằn vẫn không mất đi dáng vẻ “đầu đội trời, chân đạp đất”. Câu thơ còn thể hiện quan điểm của nhà thơ về chí làm trai. Ông cha ta cũng từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai”. Nguyễn Công Trứ thì viết:
“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể”
Trong câu thơ của Phan Châu Trinh chí làm trai thật lớn lao, mạnh mẽ. Nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế làm chủ, hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất, vô cùng anh dũng, kiêu hùng. Đây cũng là nét mới trong cách thể hiện chí làm trai của ông. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đi sâu vào miêu tả công việc khổ sai của người tù cách mạng. Đó là công việc đập đá - một công việc vất vả, nặng nhọc. Tác giả đã sử dụng hàng loạt động từ “làm cho”, “xách búa, “đánh tan”, “đập bể” kết hợp bút pháp cường điệu với các hình ảnh “núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”. Từ đó, hình ảnh người chí sĩ cách mạng hiện lên với một tư thế thật đẹp đẽ cùng sức mạnh thật phi thường.
Không dừng lại ở đó, khi đọc bốn câu thơ tiếp, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với sức khỏe dẻo dai cùng ý chí kiên cường, chiến đấu sắc son chống lại kẻ thù:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con”
Nhà thơ đã xây dựng các hình ảnh đối lập “tháng ngày” - “mưa nắng” và “thân sành sỏi” - “dạ sắc son” để cho thấy sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của người tù cách mạng. Dù công việc đập đá có thể kéo dài đằng đẵng hết ngày này qua ngày khác với những khổ cực. Thì người tù cách mạng vẫn không hề sờn lòng. Ngược lại, nó giống như một thứ sức mạnh to lớn giúp họ tôi luyện chính bản thân người tù. Thật đáng tự hào và ngưỡng mộ biết bao trước tinh thần kiên cường đó. Bài thơ khép lại như một lời tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người tù cách mạng đối với sự nghiệp cứu nước. Hình ảnh “vá trời” gợi cho ta liên tưởng về sự tích “Nữ Oa vá trời” để từ đó khẳng định sức mạnh to lớn của người chiến sĩ cách mạng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chính họ hiểu được rằng đó là một công việc gian khổ, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Cùng với đó là thái độ coi thường những khổ cực đó - “gian nan chi kể sự con con”, khó khăn, vất vả nơi nhà tù chẳng thấm vào đâu.
Tóm lại, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là một bài thơ giàu ý nghĩa. Qua công việc rất cụ thể là đập đá của người chiến sĩ cách mạng, người đọc đã thấy được tư thế hiên ngang cùng với ý chí bền bỉ của họ.

7 tháng 9 2018

Thực sự là tớ làm đc nhưng tớ ko muốn viết, hỏng hết bàn phím nhà tớ

7 tháng 9 2018

mấy ông tk tôi sai mấy ông viết đi