K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Lưỡi
  • Nghĩa gốc: Lưỡi là một bộ phận của cơ thể, nằm trong miệng, giúp ăn, nuốt và nói.
    • Câu với nghĩa gốc: Lưỡi của con người rất linh hoạt trong việc nói và ăn.
  • Nghĩa chuyển: "Lưỡi" có thể chỉ "lời nói" hoặc "mưu mẹo, sự gian trá".
    • Câu với nghĩa chuyển: Lời lưỡi của anh ta rất ngọt ngào nhưng không đáng tin.
2. Miệng
  • Nghĩa gốc: Miệng là bộ phận trên cơ thể con người, dùng để ăn, nói, thở.
    • Câu với nghĩa gốc: Anh ấy bị đau miệng do sâu răng.
  • Nghĩa chuyển: "Miệng" có thể chỉ "lời nói" hoặc "cơ hội, nơi giao tiếp".
    • Câu với nghĩa chuyển: Bạn không thể tin vào mọi thứ mà người khác nói qua miệng.
3. Cổ
  • Nghĩa gốc: Cổ là bộ phận cơ thể nối đầu với thân người.
    • Câu với nghĩa gốc: Tôi bị đau cổ vì ngồi làm việc lâu trong một tư thế.
  • Nghĩa chuyển: "Cổ" có thể chỉ "vị trí quan trọng" hoặc "thời kỳ xưa".
    • Câu với nghĩa chuyển: Những món đồ cổ này rất có giá trị.
4. Nhà
  • Nghĩa gốc: Nhà là nơi ở, nơi sinh sống của con người.
    • Câu với nghĩa gốc: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, tôi rất mong được về nhà.
  • Nghĩa chuyển: "Nhà" có thể chỉ "tổ chức, cơ quan" hoặc "nơi sinh ra, nơi gắn bó".
    • Câu với nghĩa chuyển: Công ty của tôi là một nhà sản xuất ô tô lớn.
5. Ngọt
  • Nghĩa gốc: Ngọt là vị của đồ ăn hoặc đồ uống có đường, mật, làm người ta cảm thấy dễ chịu.
    • Câu với nghĩa gốc: Quả táo này rất ngọt.
  • Nghĩa chuyển: "Ngọt" có thể chỉ "tình cảm tốt đẹp" hoặc "lời nói, cử chỉ dễ chịu".
    • Câu với nghĩa chuyển: Cô ấy luôn có một giọng nói ngọt ngào làm lòng người nghe dịu lại
18 tháng 9 2023

Tham khảo

- Cao ngất:Thật cao, cao gần mút tầm mắt.

Ví dụ: Lâu đài cao ngất.

- Cheo leo: Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. 

Ví dụ: Vách đá cheo leo. Con đường cheo leo trên bờ vực thẳm.

- Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người. 

Ví dụ: Rừng núi hoang vu.

3 tháng 12 2018

Nghĩa của từ “cổ”:

     + Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

     + Bộ phận của áo, nơi có ve áo

     + Cổ chân, cổ tay

     + Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

Đồng âm với từ cổ:

     + Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

     + Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)

29 tháng 10 2018

B :2.1/  Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)

Ví dụ :

- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc

- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.

Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.

Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.

Ví dụ:  Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.

            Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)

            Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )

            Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).

Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:

* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.

Ví dụ: Mũi( mũi người) và Mũi2( mũi  thuyền):

- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .

Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt(cắt quan hệ )

+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.

Ví dụ: đau(đau vết mổ) và đau(đau lòng)

* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.

Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)

+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.

  Ví dụ:   Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)

              Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)

Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa

b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh

Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA

11 tháng 8 2021

Lấy 5 ví dụ về từ nhiêu nghĩa rồi phân tích nghĩa của từ

a)Từ đồngn nghĩa là:

 -bảo và nhủ

 -trông và mong

 -không và đừng

b)-Bảo và nhủ:nhắc nhở ngườ khác làm 1 việc gì đó

 -Trông và mong:cảm giác trông ngóng,đợi chờ

 -Không và đừng :chỉ ý phủ định

15 tháng 1 2022

sứ giả

-Người có chức vụ thực hiện một nhiệm vụ lớn lao

15 tháng 1 2022

sứ giả:Chức quan được nhà vua sai đi công cán ở nước ngoài trong thời phong kiến.

27 tháng 2 2021

nhà em sơn màu hồng rất đáng yêu 

em ước mơ sau này sẽ đc làm nhà báo

hôm nay em đc đi chơi biển cùng gđ

mẹ tôi dạo này gầy đi trông rất ốm yếu 

em đang ăn cơm 

xe lửa  hay ăn xăng vs dầu 

em có một nick riêng ở olm 

em bt đường vào ở trong tim anh