đề bài : viết bài văn tả một bộ phim mà em biết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chọn đề 3:
Trong dòng chảy văn học trung đại, mỗi nhà văn, nhà thơ đều góp phần làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam qua nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và khi nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bạn đọc mọi thế hệ không thể không nhắc tới tác phẩm “Truyện Kiều”. Đọc những trang Kiều, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích “Nỗi thương mình”, là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Trước tình cảnh đầy trớ trêu nơi chốn lầu xanh, trong Thúy Kiều luôn hiện lên bao nỗi niềm đau đớn, xót thương cho thân phận, cuộc đời của mình.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Câu thơ “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” đã mở ra thời gian ban đêm, khi những cuộc vui đã tàn, đó là thời điểm hiếm hoi Kiều được sống là chính mình, đối diện với chính mình cùng bao nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Trong chính khoảnh khắc ít ỏi ấy, Kiều “giật mình” bởi sự bàng hoàng, thảng thốt trước thực tại cuộc sống của mình. Để rồi, sau cái giật mình ấy chính là nỗi thương mình, xót xa cho chính bản thân mình và nỗi thương mình, sự xót xa ấy của Kiều xét đến cùng chính là sự tự ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. Trong nỗi niềm xót xa, sự cô đơn đến tột cùng ấy, Thúy Kiều đã đi tìm nguyên nhân để lí giải chúng.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nghệ thuật đối đã được tác giả sử dụng thành công thông qua việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh đối lập nhau, giữa một bên là “phong gấm rủ là” gợi những tháng ngày quá khứ êm đềm, hạnh phúc với một bên là những hình ảnh “tan tác”, “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để gợi lên hiện tại phũ phàng, bị chà đạp, vùi dập. Thể hiện sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại, tác giả Nguyễn Du đã tô đậm cuộc sống cùng tâm trạng ê chề, nhục nhã, chán chường của Thúy Kiều trong hoàn cảnh đầy trớ trêu. Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” đã tạo nên giọng điệu chất vấn, Thúy Kiều như đang tự hỏi, tự dằn vặt chính bản thân mình. Trong nỗi niềm chua xót, đầy giày vò ấy, Thúy kiều đã nhận thức rõ sự đối lập đau xót và chua chát giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không chỉ đối lập giữa cuộc sống ở quá khứ và hiện tại, mà giờ đây, trong Thúy Kiều còn hiện hữu rõ nét sự đối lập giữa cảnh vật bên ngoài với nỗi niềm tân trạng của chính mình. Bi kịch ấy của Thúy Kiều được thể hiện rõ nét trong những tám câu thơ cuối của đoạn trích.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Cuộc sống nơi chốn lầu xanh ở khung cảnh bên ngoài với đầy đủ những nét thanh cao, tao nhã, phong lưu được tác giả tái hiện lại thông qua các hình ảnh giàu sức gợi “gió tựa hoa kề”, “tuyết ngậm”, “trăng thâu”, “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ”. Nhưng ẩn sâu bên trong đó là bản chất phũ phàng và đầy xót xa, đầy tủi nhục và nhơ nhớp. Và bởi vậy, cảnh vật ở nơi đây đối với Thúy Kiều chính là một sự giả tạo và nàng không thể tìm thấy bầu bạn, không thể tìm thấy tri âm và nàng thờ ơ với mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả Nguyễn Du đã cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều khi sống ở nơi đây, đó chính là sự gượng gạo, tự thương, tự xót xa cho số phận của chính mình. Đặc biệt, tâm trạng đau đớn như xé lòng của Kiều được thể hiện qua việc sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ.
Tóm lại, qua các câu thơ cùng với việc sử dụng thành công nghệ thuật đối cùng những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nỗi niềm tâm trạng, sự xót thương số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, ẩn sau đó người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của nàng, dẫu có chìm trong chốn dung tục tầm thường nhưng vẫn giữ được một tâm hồn thanh khiết, không bị sa đà trong lối sống trụy lạc, hoang đường.
Đề 1.
Leonardo Da Vinci đã thực hiện một tác phẩm có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông, đó chính là bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng.
“Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartolomeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ. Những ai yêu thích thể loại tranh chân dung đều biết có vô vàn cách biểu hiện mặt mũi trong tranh nhưng cái cách mà nàng Lisa dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế như thấu tận tâm can của mỗi người xem thì cực hiếm trong thể loại này. Đó chính là cái thần ít khi có được. Ngay cả với họa sĩ lớn cũng chỉ khi nào họ thăng hoa mới có thể xuất thần mà vẽ có thần.
Đa số các họa sĩ khi vẽ chân dung sẽ chọn nền là bức tường hay phông vải cho đơn giản để tập trung giải quyết mặt (là trọng tâm và khó hơn nhiều). Cái khó là nếu cảnh xấu thì tranh thêm dở mà cảnh đẹp thì sẽ làm mất tập trung vào chân dung. Quả thật, trong suốt chiều dài của Lịch sử Mỹ thuật, rất hiếm họa sĩ cả gan vẽ thêm phong cảnh làm nền cho chân dung mà tranh vẫn thành kiệt tác. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo.
Soi vào tranh, ta thấy ông dám liều chơi rất khó: chọn bối cảnh rộng bát ngát với trời mây, núi non, đường mòn, sông suối, cầu cống, cây cỏ… bao la, phức tạp và tinh tế. Tất cả đều đậm hoặc sáng vừa phải, lại có sắc màu ngả lạnh để đẩy ra thật xa và nhường ưu tiên cho nhân vật ở phía trước. Tác giả đã phát minh ra kỹ thuật sfumato, nghĩa là làm mờ- dịu- trong trẻo các ranh giới. Chính kỹ thuật này đã khiến ông vẽ được cả những thứ mà phần lớn các họa sĩ không vẽ được: độ dày của bầu không khí mờ ảo man mác mà người xem cảm giác được từ sau lưng nhân vật đến tận núi non đằng xa. Về điểm này thì một số họa sĩ ta có vẽ cảnh làm nền cho chân dung nhưng hoặc là họ nhằm hiệu quả khác, hoặc họ chỉ đạt hiệu quả như phông nền vẽ giả trong tiệm ảnh để chụp kiểu đánh lừa mắt: cảnh phẳng lừ, bẹp dí, không có thứ tự lớp lang, không có độ dày không khí giữa nhân vật và phong cảnh.
Sau 5 thế kỷ, chỉ với bức tranh nhỏ này, vinh quang của tác giả đã lên tới tột đỉnh. Đây là bức tranh đắt giá nhất, được bảo vệ kỹ lưỡng nhất và đông người xem nhất thế giới. Thị phi càng nhiều thì lại càng như thêu dệt thêm cho Mona Lisa trở thành huyền thoại.
Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.
Đề 2.
“Nhà bà Nữ” là một trong những bộ phim chiếu rạp đem lại doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phim xoay quanh những vấn đề đều đến từ sự ích kỉ, việc không ai chịu thấu hiểu cho ai, cho đến khi dẫn đến cao trào của sự bùng nổ của việc nhẫn nhịn, bởi vậy phim đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung và cách dàn dựng phim.
Khác xu hướng làm phim Tết với chủ đề nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười, đạo diễn đi vào nội tâm nhân vật. Phim chọn góc nhìn chính từ Ngọc Nhi - một người con vốn phải sống theo định hướng của mẹ từ nhỏ. Mê làm gốm, cô vẫn phải học ngân hàng, phụ mẹ buôn bán. Cô chưa bao giờ đi chơi quá 10 giờ đêm, không thể xếp đồ lót theo ý mình. Từ các cãi vã nhỏ nhặt, mẹ con bà Nữ dần nảy sinh nhiều rạn nứt khó cứu vãn. Mâu thuẫn được đẩy lên là khi cô cãi lời mẹ khi lén lút quen John - Việt kiều mới về nước. Cao trào xảy ra khi Nhi có bầu, bỏ nhà ra đi, sống cùng John song nhanh chóng nhận trái đắng”.
Ngoài chuyện mẹ con bà Nữ, chuyện tình Nhi và John đại diện cho những đôi nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế. Họ mơ mộng với cuộc sống lứa đôi và sớm bị ghì chặt bởi cơm áo gạo tiền. Chuyện vợ chồng Phú Nhuận và Ngọc Như - con gái bà Nữ - là nỗi buồn của người đàn ông ở rể, bị nhà vợ lấn lướt. Yêu chồng nhưng thích kiểm soát, Ngọc Như để tuột mất hạnh phúc theo cách cô khó ngờ nhất.
Ở một phần ba thời lượng đầu, phim gây cười theo lối hài sân khấu. Về sau, phim dồn dập tình tiết, đẩy cao mâu thuẫn nhân vật. Những cảnh tranh cãi giữa mẹ con Nhi được lồng ghép tự nhiên, lời thoại dễ khơi gợi đồng cảm từ người xem. Những đoạn nhân vật Nhi bộc bạch, thoại phim đơn giản nhưng vẫn mang sức nặng về thông điệp: "Trong một mối quan hệ, sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai, vấn đề chỉ khác nhau ở góc nhìn, rồi họ lặng lẽ tổn thương, rời xa nhau".
Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn nhiều điểm chưa “đã” khiến em cảm giác không được như mong đợi. Phim có nhiều góc máy về ẩm thực theo lối duy mỹ nhưng về sau, phim mang dáng dấp của một tác phẩm truyền hình, thiếu lối đặc tả, ghi dấu cá tính của đạo diễn và đặc biệt phim lồng lời thoại “chửi thề” vào quá nhiều. Bởi vậy, khi xem, không có những phân đoạn không để lại nhiều ấn tượng trong em.
Mặc dù có những điểm hạn chế nhưng em không thể phủ nhận rằng nội dung rất “đời”, kết cấu chặt chẽ, diễn xuất tự nhiên phần nào cũng đã tạo nên góc nhìn về cuộc sống đời thường. Qua đó, cũng gửi gắm được những bài học về cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, để khi nhìn về sẽ không còn đọng lại những “tiếc nuối” như những nhân vật trong phim.
Tham khảo
(1) Tối chủ nhật vừa qua, cả nhà em cùng đi xem bộ phim Chú khủng long tốt bụng trong rạp. (2) Đây là một bộ phim hoạt hình rất hay của Mĩ mà bạn nhỏ nào cũng háo hức muốn xem. (3) Bộ phim kể về cuộc hành trình của chú khủng long xanh Arlo tìm về với gia đình của mình. (4) Trong hành trình đó, chú kết bạn với cậu bé loài người nhỏ xíu. (5) Em thích nhất nhân vật chú khủng long. (6) Chú vốn dĩ rất nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, nhưng khi trải qua thử thách, chú trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn rất nhiều. (7) Nhất là khi chú cùng với bạn mình vượt qua móng vuốt của loài khủng long ăn thịt, sống sót sau dòng lũ hung dữ, bạo tàn. (8) Câu chuyện về tình bạn và tình yêu gia đình của Arlo để lại cho em nhiều cảm xúc và bài học thật quý giá.
Refer:v
(1) Tối hôm qua em đã xem một tập phim hoạt hình rất hay tên là Cô bé Maruko. (2) Đó là phim hoạt hình Nhật Bản rất hay và thú vị, xoay quanh cuộc sống hằng ngày của cô bé Maruko. (3) Những mẩu chuyện ngắn về các bữa cơm, buổi học, đi chơi dưới góc nhìn của cô bé đều trở nên vô cùng hài hước và hấp dẫn. (4) Em đặc biệt thích sự hòa đồng, vui vẻ và luôn lạc quan của cô bé nhân vật chính. (5) Điều đó khiến mọi tình huống dù thế nào cũng trở nên nhẹ nhàng và được giải quyết nhanh chóng. (6) Nhân vật Maruko khiến em yêu thích và ấn tượng ngay từ lần đầu xem, chính là nhờ bộ tóc mái hình răng cưa rất thú vị. (7) Nhờ đặc điểm đó, mà em có thể nhận ra ngay cô bé ấy dù đứng cạnh biết bao nhân vật khác. (8) Em được biết, “Cô bé Maruko” có rất nhiều tập ngắn. (9) Vì vậy, từ bây giờ, em sẽ dành thời gian để xem bộ phim hoạt hình này mỗi tối.
Among all films I have ever seen, I the movie called Kingsman – The Secret Service. It is a great and wonderful movie. In this film, You can see the wild spy action adventure director Matthew Vaughn has made up, based on the same name comic of Mark Millar. And it sounds Vaughn already has some big ideas for the sequel. Based upon the Mark Millar’s comic book, Kingsman: The Secret Service will tell the story of a special super-secret spy organization that recruits an unrefined but promising street boy into the ultra-competitive training program of the agency just a global threat emerges from the special twisted tech genius. If you do not want to loose the best time with the interesting action, you have to turn on your TV and watch Kingsman: The Secret Serivce now.
~Study well~
#Bông#
Ôi! Cánh đồng lúa chín quê tôi thật rộng lớn, mênh mông biết bao. Nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng đầy ắp tiếng chim kêu vào mỗi buổi chiều chiều. Những rặng tre xanh khẽ rung mình theo chị gió, như muốn cùng chị gió chu du khắp nơi, tới mọi chân trời góc bể. Và trong cái nắng nhạt dần của buổi chiều tà, một con chim họa mi bay đến, đậu trên lũy tre, hót líu lo. Ôi! Giọng hát của nó mới tuyệt làm sao. Một giọng hát làm cho con người, cây cỏ, vạn vật quên đi sự vất vả, oi bức của một buổi lao động trên cánh đồng. Rồi từ đâu, tôi nghe thấy tiếng vi vu của những cánh diều tuổi thơ hòa cùng tiếng hót say đắm của họa mi tạo thành một bản giao hưởng mang đậm chất miền quê. Tiếng ếch, châu chấu, cào cào cũng vang lên như muốn làm ca sĩ cho dàn nhạc biểu diễn. Những cây hoa xấu hổ cũng bắt đầu xòe ra, không còn cái vẻ e thẹn, ngại ngùng như trước. Cánh đồng như khoác lên mình một bộ quần áo mới của sự sống, tuổi trẻ. Một bức tranh làng quê thật sống động, đầy màu sắc. Tôi rất thích giọng hát của họa mi!
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Em rất thích khi được nghe những chú họa mi hót.
Có thể thấy xã hội thời bấy giờ bất công sâu sắc đối với những người nông dân, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là đề tài vô tình phổ biến. Các tác giả đã nói lên được nỗi khổ của người nông dân thông qua những chi tiết trong truyện, phim. Đồng thời phê phán kịch liệt chính quyền thời đó.
tham khảo
Sau bộ phim Chị Dậu (1980) và tiếp tục mạch đề tài về sự cùng quẫn, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước năm 1945 với chất liệu được chuyển thể từ các tác phẩm văn học đặc sắc, đạo diễn - NSND Phạm Văn Khoa lại cống hiến cho điện ảnh Việt Nam một bộ phim kinh điển khác: Làng Vũ Đại ngày ấy.
muốn phim gì?
Phim gì cũng được