viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận về nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "người đàn ông cô độc giữa rừng" . Trong đoạn văn có sử dụng một số từ và một phó từ . (gạch chân và chú thích rõ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?
Thân bài:
- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:
+Lai lịch:"chú tên gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu"
+Ngoại hình:"Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...Giản dị, mộc mạc, dữ dằn, kì dị khác thường"
+Lời truyền tụng:" Ra tù, không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời 1 tiếng, cười nhạt rồi bỏ vào rừng.."
+Hành động, việc làm:" Đánh nhau với hổ; đánh tên địa chủ; bỏ vào rừng U Minh sống 1 mình; giúp đỡ mọi người;..."
+Nhận xét của em về nhân vật Võ Tòng: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ,...
Kết bài:
+Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là con người như thế nào?)
Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.
Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.
Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.
Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.
Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.
Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.
Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác.
Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận
Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.
Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.
Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ, đậm tình Cửu Long.
Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.
Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.
Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.
Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.
Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời.
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Võ Tòng.
Qua lời kể của nhân vật “tôi” - cậu bé An, nhân vật Võ Tòng hiện lên với đầy đủ nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên tuổi, quê quán của chú là gì. Mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Mọi người vẫn truyền nhau kể lại cái sự tích một mình chú đã giết chết con hổ dữ. Cái tên Võ Tòng có lẽ cũng có nguồn gốc từ đó.
Ngoại hình của Võ Tòng hiện lên với nét kì hình dị tướng. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.
Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ của chú là một người đàn bà xinh xắn. Chú hết mực yêu thương vợ của mình. Lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Chú một mực minh oan, nhưng tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh mắng chú. Võ Tòng đã khiến hắn bị thương. Nhưng chú không chạy trốn mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi.
Ở tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai đã mất. Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Dù vẻ ngoài khác người, nhưng chú lại có tính tình chất phác, thật thà và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Ai cũng đều yêu mến và trân trọng chú.
Trong đoạn trích, nhân vật này còn hiện lên với tính cách gan dạ, giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua cuộc trò chuyện của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng.
Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.
Bạn dựa vào dàn ý này nhé:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?)
Thân bài:
- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:
+Lai lịch:"chú tên gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu"
+Ngoại hình:"Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...Giản dị, mộc mạc, dữ dằn, kì dị khác thường"
+Lời truyền tụng:" Ra tù, không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời 1 tiếng, cười nhạt rồi bỏ vào rừng.."
+Hành động, việc làm:" Đánh nhau với hổ; đánh tên địa chủ; bỏ vào rừng U Minh sống 1 mình; giúp đỡ mọi người;..."
+Nhận xét của em về nhân vật Võ Tòng: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ,...
Kết bài:
+Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là con người như thế nào?)
tham khảo:
Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.
Nhân vật Võ Tòng hiện lên như một hình ảnh người anh hùng quả cảm và mạnh mẽ giữa chốn rừng thiêng đầy nguy hiểm. Một mình sống giữa rừng, Võ Tòng vẫn không chút do dự (phó từ) đối mặt với mọi thử thách. Anh là người cô độc, nhưng chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi, trái lại, sự cô độc ấy càng khiến anh trở nên kiên cường và bản lĩnh hơn. Qua hình ảnh Võ Tòng, ta thấy rõ tinh thần kiên trì, ý chí bất khuất và sức mạnh phi thường của một con người sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa. Võ Tòng tuy sống trong cảnh thiếu thốn, nhưng anh vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình, không bị cuốn vào cuộc sống tăm tối của những người xung quanh. Anh như ngọn đuốc sáng giữa rừng đêm, đem lại niềm hy vọng và niềm tin vào công lý và chính nghĩa.
Trong đoạn văn, từ “quả cảm,” “mạnh mẽ,” “cô độc,” là một số từ mô tả đặc điểm của Võ Tòng, và từ “do dự” là phó từ