Đề bài: viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu
Cứu!
Xin cảm ơn MN!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.
Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc
Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.
Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.
Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.
Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.
Hang Pác Bó là một hang đá nhỏ nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây gắn liền với câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầu tiên. Năm 1941, sau khi thất bại trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Tours, Bác Hồ đã sang Trung Quốc để tìm đường cứu nước. Sau một thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác quyết định trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về đến Pác Bó. Hang Pác Bó trở thành nơi ở và làm việc của Bác trong suốt 6 tháng. Tại đây, Bác đã viết nhiều tác phẩm quan trọng như "Đường Kách mệnh", "Sơ thảo lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", "Nhật ký trong tù". Hang Pác Bó không chỉ là một địa danh lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, nhưng Bác vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của dân tộc. Câu chuyện về Bác Hồ và hang Pác Bó là một bài học quý giá cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. Em đã có dịp đến thăm hang Pác Bó vào năm 2022. Khi đứng trước hang Pác Bó, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Em càng thêm hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Em hứa sẽ học tập và làm theo tấm gương của Bác để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đề bài : kể lại 1 câu chuyện thú vị mà em đẫ gặp.
- liệt kê các sự việc chính .
- chỉ ra các nhân vật.
Bài này thì phải dựa vào thực tế của bạn để viết nhé!
Liệt kê các sự việc chính thì như dàn ý thân bài thôi!
Nhân vật là do câu chuyện của bạn.
- Chúc bạn học tốt!
Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà Hà quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học. Thu Hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Và như vậy chiều nào Hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng Hà liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó, hai người quen nhau. Hôm ấy Hà vừa đi vừa hỏi:
- Bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?
Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:
- Mình tên là Mai. Vì quá nghèo, bố là liệt sĩ chống Mĩ, nhà đông anh em, mình phải đi bán bỏng kiếm tiền mua sắm quần áo và đồ dùng học tập.
Thực tình nhà Hà chẳng hơn gì nhà Mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy Hà đưa ý kiến đó trao đổi với bố, bố Hà đồng ý. Hôm sau Hà đem ý kiến ra trao đổi với Mai nhưng Mai đã từ chối.
- Cám ơn bạn nhưng mình tự cố gắng lao động và từ đó mà mua.
Cũng từ hôm ấy không hiểu sao hà không còn thấy Mai đi bán bỏng ngô ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao được gặp lại Mai một lần nhưng … quả là rất khó. Một hôm vào mãi thời gian sau này Hà mới bất ngờ được gặp Mai trong kì thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy Mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy Mai. Đôi bạn ôm riết lấy nhau tưởng chừng không rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau Mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi Hà làm được rồi nhưng đến một bài toán khó hà suy nghĩ mãi không được. Trán Hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy Mai viết lia lịa. Hà cố đọc lại bài toán và tập trung suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng xuống trước mặt bàn Hà. Cuộn giấy từ từ trôi xuống lòng Hà và Hà thấy Mai nháy mắt như ra hiệu cho Hà một cái. Hà hiểu ý định nhặt lên xem nhưng chợt nhớ đến câu chuyện ngày trước trong dịp mới quen nhau. Hà còn nhớ Mai đã từng nói:
- Cảm ơn bạn… nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua sắm áo mới và đồ dùng học tập, – Hà không nhặt nữa mà để cho cục giấy từ từ lăn xuống đất. Hà cố đọc lại thật kĩ đề toán và cuối cùng đã tìm ra được lời giải. Hà viết một mạch, vừa lúc Hà làm xong xuôi các bài thi cũng là lúc tiếng trống vang lên một hồi dài báo hiệu báo hiệu hết giờ thi. Ra về cố đi gần lại với hà , Mai nhẹ nhàng nói với bạn:
- Ban nãy thấy bạn lúng túng mình muốn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại mình thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi bằng đôi chân và trí óc của mình.
Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.
Nhớ k cho mik nhé!
Tham khảo:
Khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Sơn. Đó là một cậu bé hòa đồng, thân thiện. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.
Đoạn văn tham khảo:
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì!
Tham khảo
- Mở bài trực tiếp: “Cô bé Lọ Lem” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều đã từng được nghe kể.
- Mở bài gián tiếp:
+ Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 truyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem".
+ Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu.