K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.

Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.

Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.

Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!

Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.

k mk nha bn . mk nhanh nhất

27 tháng 12 2017

Sáng ngày 27/ 7/ 2014, em đã buổi đi thăm và tặng quà tri ân gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Việt, tại xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đã hi sinh vào ngày 29/ 11/1976.

Thân sinh của liệt sĩ Nguyễn Viết Việt là bà Hạnh. Con đường đất sét khô cằn, phía hai bên là những vách núi với những lùm cây rậm rạp xanh tốt dẫn lớp em đi vào nhà bà Hạnh là căn nhà cấp bốn đã cũ. Căn nhà cấp bốn không có nhiều đồ dùng hay tài sản đáng quý, có một bộ bàn ghế đã cũ, bàn thờ được treo ngay ngắn di ảnh của người con trai và chồng của bà Hạnh. Trước đây, bà cũng đã từng tham gia chiến đấu cách mạng và chịu nhiều đòn dã man của bọn giặc. Phá đá mở đường, những chuyến xe chở lương thực, súng đạn, các đồ dùng… để tiếp tế cho tiền phương. Một lòng yêu nước, trả thù giặc, một ý chí quyết tâm vững như sắt đá được thể hiện trong từng câu từng chữ, từng lời nói dứt khoát mà kiên quyết của bà khi kể lại những trận chiến, những cuộc ra quân thập tử nhất sinh .

Cái nắng gay gắt của mảnh đất miền Trung  cùng lòng nhiệt tình của con người xứ Nghệ, bà Hạnh đón tiếp chúng em rất niềm nở và giàu lòng hiếu khách với bát nước chè xanh đậm mùi xứ Nghệ. Sau khi được nghe bà kể về cuộc đời ngắn ngủi của con trai mình- liệt sĩ Nguyễn Viết Việt không chỉ khiến bà rơi nước mắt nhớ con mà còn khiến cho thầy cô và chúng em xúc động trước sự hi sinh của chàng trai trẻ.

Qua đó, càng thúc giục chúng em học tập tốt, rèn luyện tốt để tiếp bước các anh đồng thời là sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Hiện tại, bà đang được trợ cấp bởi chính sách cho các gia đình liệt sĩ và các dịp lễ tết. Chính sách của Đảng và  nhà nước quan tâm, chú trọng đến các gia đình có công với cách mạng. Tuy cuộc sống có vất vả nhưng bà luôn động viên con cháu hãy sống thật tốt và biết ơn những người đi trước.

31 tháng 12 2016

Bài làm

Quê tui ở nông thôn nhưng tui lớn lên ở thảnh phố. Từ bé đến giờ, tui mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tui chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tui còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tui thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tui bao kỷ niệm khó quên.

Suốt đêm hôm trước, tui gần như không ngủ. tui cứ nam mà tưởng tượng về quê nội. tui chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê cùng kiệt ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tui ngủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tui đi vào nhà nội. Ngôi nhả nằm cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa ữơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.

Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tui đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tui mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tui bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tui khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. tui vội vàng:

- Xỉn lỗi cậu! Cậu có sao không?

- Không! Em không sao! Còn anh?

- Mình cũng không sao.

Bây giờ tui mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng tui mắt sáng có vẻ rất thông minhề tui chủ động làm quen:

- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?

- Em tên là Minh, em 12 tuổi.

- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.

Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tui nhanh chóng hòa nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tui bao thú chơi trong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tui cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tui đã ừở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tui mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tui biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tui biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp để chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to... Tóm lại, ở Minh tui thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.

Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. tui chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tui một chiếc diều. tui cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.

về đến nhà, thỉnh thoảng tui lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. tui hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tui những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tui quen gần đây nhất. tui thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tui lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!

31 tháng 12 2016

bạn ơi mk vẫn cho bạn like nhưng mk chỉ bỉu viết đoạn thôi chứ không cần viết cả bài

oaoa

31 tháng 12 2016

Trong lứa tuổi học trò ai cũng đã từng có bạn . Như tui đậy bạn bè tơi tràn ngập những tiếng cười và hạnh phúc . trong năm học lớp 6 này, tui quen được rất nhiều bạn mới, bạn nào cũng hiền và tốt cả. Nhưng trong số bạn đó tui đã tìm ra một người bạn tri kỉ đó là Thánh Linh

Năm nay Linh trạc tuổi với tôi, nhưng Linh cao hơn tui một cái đầu. Bạn ấy có mái tóc dài đen và dày kì lạ ôm sát với khuôn mặt đều đặn của Linh, vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Linh khi làm bài. Đôi môi đỏ son, luôn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi cười bạn để lộ hàm răng trắng tinh như ngọc trai đều và thẳng như hạt bắp. Núp dưới đôi chân mày vòng nguyệt của Linh là đôi mắt long lanh, to và sáng luôn nở nụ cười với tôi. Thân hình mảnh mai, dong dỏng, mỗi sáng đi học, cô học trò bé nhỏ này mặc một bộ đồng phục: áo trắng váy xanh, khăn quàng đỏ thắm tung bay trong gió lộ ra vẻ sạch sẽ của bạn mỗi khi đi học. Ở nhà Linh là con ngoan, còn ở lớp linh là trò giỏi. Mỗi lần thầy cho những bài toán khó, bạn đều xung phong lên giảng. Môn nào cũng vậy Linh đều cố gắng nghe giảng và phát biểu xây dựng bài học . Ra chơi, chúng tui chơi với nhau rất vui vẻ và trò chuyện với nhau. Có lần tui bị vấp ngã, bạn ấy là người nắm tay tui dẫn tui đến phòng y tế . Chúng tui đã khắc 4 chữ ở dưới gốc cây rằng "Chăm ngoan, Học giỏi" cuối cùng những bài kiểm tra của tui và Linh đều đạt điểm 9 . điểm 10. Bạn còn tham gia cuộc thi văn hay chữ tốt ở trường. Tuy không đạt giải nhưng trên khuôn mặt của bạn vẫn nở nụ cười. Có lần tui để quên sách ở nhà, nhưng ngạc nhiên khi bạn là người đã nhận lỗi thay tôi. Mỗi lần cô giao bài tập về nhà bạn luôn luôn làm bài đầy đủ, bạn hay giúp đỡ mọi người, khi thấy ai gặp khó khăn bạn đều giúp đỡ. Ở nhà bạn còn phụ giúp mẹ làm những cộng việc nội trợ như trông em, lau nhà . quét nhà, giặt đồ,... mà không bỏ đi chơi. Tuy nhà Linh rất cùng kiệt nhưng bạn vẫn cố gắng phấn đấu học giỏi. Mỗi sáng đi học Linh đều qua nhà tui gọi đi học cùng. Trong một lần thi chạy ở trường , dẫn đầu là Linh, thứ hai là tôi, bỗng tui bị vấp ngã , Linh đã không giúp đỡ tui mà một mạch chạy tới đích . Thấy vậy em Liên không chơi với Linh nữa . Ra về lần nào Linh cũng về với tôi, nhưng hôm nay Linh đã đi với người khác, giận nhau được mấy tuần rồi lại thấy nhớ. Bạn là người bạn tốt của mình, luôn giúp đỡ mình trong học tập, chì vì một chuyện nhỏ như vậy mà giận nhau làm mật tình bạn của hai người. Mới tí mà thấy nhớ : nhớ dáng di yêu kiều , thiết tha của bạn , nhớ mái tóc dài và đen kì lạ , nhớ giọng nói lanh lót của bạn. Rồi một ngày tui đến xin lỗi bạn, Linh nói: Mình mới là người phải xin lỗi bạn. Rồi tình bạn của Linh và tui lai nhu cũ.

Thử hỏi những vì sao lấp lanh trên bầu trời , tình bạn và sao xa thứ nào quí nhất, sao xa khẽ lắc đầu Tình bạn là một thứ thiêng liêng nhất. Bạn Linh là một người bạn tốt. Em hứa sẽ giữ chặt tình bạn này và mãi mài sẽ không để nói bị tan rã nữa.

31 tháng 12 2016

Kì nghỉ hè của tôi bắt đầu bằng chuyến đi Tam Đảo cùng gia đình. Trước khi đi mẹ tôi đã chuẩn bị rất nhiều thứ, ngày hôm đó mẹ bận rộn vô cùng vì có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, mẹ còn mang thêm cả mấy chiếc áo thu đông nữa. Khó hiểu, nên tôi hỏi mẹ:

-mẹ ơi! sao đi nghỉ hè mà mẹ lại mang theo cả đồ mùa thu đông như vậy?

Mẹ trả lời:

-cứ lên đó, rồi con sẽ biết ngay thôi mà.

Câu trả lời của mẹ càng làm tăng thêm sự tò mò của tôi, và chuyến đi Tam Đảo này càng thêm phần thú vị.

Sáng hôm sau, mới sáu giờ, chiếc xe bố thuê ở ngoài phố đã sẵn sàng đưa cả gia đình em đi suốt cuộc hành trình. Chiếc xe băng nhanh ra khỏi nội thành. Phía sau cửa kính, cả tôi và thằng Tít cứ mải miết nhổm lên mà ngắm những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Loáng cái, xe đã đến Nội Bài, Phúc Yên rồi rẽ Vĩnh Yên, xe vào đường Tam Đảo. Trong suy nghĩ của tôi khu nghỉ chân của chúng tôi đã đến rất gần. Nhưng bỗng bố tôi nói: phải còn mấy chục cây số nữa mới đến nơi. Bây giờ tôi cảm nhận được đoạn đường ngày càng khó đi. Bố dặn hai chúng tôi phải ngồi ngoan và cẩn thận. Bố vừa nói dứt lời thì tôi chợt nhận ra con đường trước mặt ngoằn ngoèo như con rắn và dường như cứ hun hút đi lên. Ngồi trong xe mà cả nhà tôi cứ lắc qua lắc lại đến chóng cả mặt. Để rồi khi bố nói đã đến nơi, bước chân xuống xe mà tôi vẫn không tưởng tượng nổi đó là Tam Đảo. Một vùng đồi núi mờ mờ ẩn hiện khác hẳn với trí tưởng tượng trước đó của tôi.

Về khách sạn nhận phòng rồi ăn xong bữa sáng nhẹ nhàng nhờ sự khéo tay của mẹ, gia đình tôi bắt đầu hành trình “chinh phục tháp truyền hình”. Ngọn tháp cao hun hút đến nỗi mẹ và em Tít phải bỏ cuộc giữa chừng còn tôi và bố dù đã lên tới đỉnh nhưng lúc xuống cũng phải nghỉ không dưới mười lần. Buổi sáng, cả gia đình tôi còn kịp đi thăm thêm vài điểm nữa trước khi về khách sạn chân tay ai cũng thấy mệt nhoài.

Đầu giờ chiều mẹ nói, hôm nay gia đình sẽ đi sắm một ít đồ kỉ niệm. Lúc ấy tôi mới chợt nhớ ra lời dặn của Phong “nghệ sĩ, cậu bạn thân nhất của tôi. Chả là Phong thổi sáo rất hay. Biết tôi lên Tam Đảo, nó đã dặn kỹ, thế nào cũng phải mua cho nó một cây sáo trúc. Tôi bắt đầu đi tìm món quà như ý cho đứa bạn thân. Ở đây họ bán vô cùng nhiều các loại đồ lưu niệm, có rất nhiều thứ làm từ tre trúc. Tôi đi qua một lượt trong tiếng mời chào không ngớt của các bác bán hàng, rồi tôi dừng lại trước quán của một cậu bạn chắc chừng tổi của tôi.Cậu bán hàng chào mời: cậu mua sáo đi, mua mang về dưới xuôi làm quà kỉ niệm tặng bạn bè.Tôi bị ấn tượng ngay vì quán của cậu chỉ bán sáo. Cây nào cũng đề chữ “Tường Lâm – Tam Đảo” chứ không phải “Kỷ niệm Tam Đảo” như những quán tôi đã đi qua. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, người bán hàng đoán được ý liền giải thích ngay:
– Tường Lâm là tên của mình. Mọi người ở đây chủ yếu bán sáo chỉ để làm kỉ niệm. Còn sáo mình vừa để làm kỉ niệm vừa tặng những ai chơi được, thậm chí chơi sáo hay. Mình nghĩ tặng quà cũng nên như vậy.
Tôi ngớ người, người bán nói trúng ý của mình. Tôi bèn nói:

– Mình ở dưới xuôi lên lại chẳng biết gì về sáo, thấy cậu có vẻ cũng trạc tuổi mình nên đánh bạo ra mua.
– Thế cậu học lớp mấy, Tường Lâm hỏi tôi:
– Mình học lớp sáu.
– Cậu ít tuổi hơn mình rồi, nhưng cứ gọi nhau là bạn bè thôi nhé. Nhà mình không điều kiện nên mình vừa đi học và vừa đi bán hàng để phụ giúp bố mẹ.

-em tên Long, rất vui được biết anh. Anh có thể chọn giúp em một cây sáo để em tặng bạn mình. bạn em rất thích thổi sáo.

Tường Lâm chọn rất nhanh và còn thổi thử cho mình nghe nữa, tiếng sáo của bạn ấy rất hay.

-Mình sẽ tặng Long một cây làm kỉ niệm nhé.

-Không được đâu, anh còn phải giúp đỡ gia đình mà. Em không lấy như vậy được đâu ạ.

-Cứ nhận đi. Mình chưa tặng ai bao giờ nhưng mình muốn có thêm một người bạn mới và rất vui vì lại quen người biết chơi sáo và đam mê giống mình.

Chiều đã muộn, tôi đành nhận cây sáo rồi ra về trong lòng cảm thấy cảm kích vô cùng. Anh Tường Lâm sâu sắc tuy là người buôn bán nhưng thật thà, giản dị và quá tốt bụng.

Ngày hôm sau tôi kết thúc kì nghỉ và trở về nhà. Đi qua quán của anh, tôi cố nhìn nhưng không thấy anh Lâm đâu, chắc hôm nay anh bận đi học. Về nhà tôi đã chọn những quyển sách hay để gửi cho anh theo địa chỉ mà anh Lâm cho tôi. Không lâu sau tôi nhận được thư hồi đáp của anh, anh rất thích và cảm ơn tôi. Chuyến đi Tam Đảo đầy thú vị và ý nghĩa với tôi. Tôi có được một tình bạn từ chuyến đi ấy. Còn Phong thì rất thích thú với cây sáo tôi mang từ Tam Đảo về cho, cậu bạn luôn thắc mắc tại sao tôi không biết chơi sáo mà lại chọn được chiếc sáo thổi hay và đẹp đến thế. Tôi sẽ trở lại thăm Tường Lâm và một thời gian gần nhất có thể.

8 tháng 2 2019

a) Em sẽ giúp đỡ chú tìm nhà người quen để không mất nhiều thời gian.

b) Giúp bà dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bà hoặc đưa bà đi viện.

c) Tán thành và đi cùng mọi người để tìm hiểu về các vị anh hùng của dân tộc.

d) Yêu cầu các bạn nghiêm túc trước nơi chôn cất những người đã chiến đấu bảo vệ đất nước.

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Chiều thứ năm tuần trước, sau giờ học buổi sáng, chúng em đến thăm gia đình thương binh hỏng mắt Lê Văn Trí tại nhà riêng. Cuộc viếng thăm làm em nhớ mãi.

Để thiết thực chào mừng ngày 30-4 giải phóng miền Nam, hưởng ứng chủ trương của Ban giám hiệu, lớp em phân công nhau đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo sự phân công của lớp, chúng em sẽ đến thăm gia đình chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người. Chú có hai người con thì một đứa bị di chứng chất độc màu da cam, trở nên ngớ ngẩn, đứa con thứ hai học lớp 5. Chúng em bàn nhau nhịn quà sáng, góp tiền mua một món quà nhỏ mang đến biếu gia đình. Bọn em có 15 bạn, mọi việc do bạn Hương lo liệu.

Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương rồi cùng đến nhà chú Trí. Như đã hẹn trước, thím Trí đón chúng em vào, giới thiệu với chú Trí, một thương binh cao lớn, da xanh, đeo kính đen, ngồi trên chiếc xe đẩy. Khi chúng em chào, chú Trí khẽ nói: "Chào các cháu”. Trong khi thím Trí lấy nước uống mời khách, chúng em nhìn quanh, thấy chú thím ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch giúp đỡ chú. Thím cho biết em thứ hai đang đi học, em đầu ngớ ngẩn, ai hỏi chỉ cười. Bạn Hương thay mặt nhóm biếu gia đình món quà nhỏ, gồm chiếc áo cho thím, đường, sữa cho chú và ít giấy cho đứa em đang đi học. Thím cảm ơn chúng em và cho biết địa phương cũng quan tâm nhiều nhưng bệnh tình chú và đứa em nặng quá, thím không thể làm thêm gì để cải thiện.

Khi chúng em hỏi về cuộc chiến đấu của chú ở chiến trường, chú không muốn nói nhiều. Chú cho biết chú phục vụ ở một binh trạm trên Trường Sơn, bị máy bay B.52 ném bom và bị thương nặng. Chú điều trị mãi đến những năm 80 mới được thế này. Chú cho biết phần lớn đồng đội chú đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Khi chúng em tỏ ý biết ơn và thương cảm, thì chú nói: "Nước có giặc thì mình phải đánh, chứ biết sao? Cá nhân mình không may thì ráng chịu. Mong sao từ đây thanh bình. Những ý nghĩ đó, chắc chú đã nghiền ngẫm trong hơn hai chục năm trời sống trong bóng tối, nó biểu thị một ý thức tự giác và nghị lực kiên cường của anh bộ đội Cụ Hồ.

Chúng em tỏ ỷ muốn làm một việc gì, dù rất nhỏ để đỡ đần cho chú, thím. Thím từ chối không được cuối cùng hướng dẫn chúng em làm vệ sinh sân, vườn và ngõ. Chúng em lấy cuốc, chổi xẻng cùng nhau dọn dẹp. Trong vòng nửa giờ, trong sân ngõ sạch sẽ, mảnh vườn nhỏ tinh tươm.

Từ biệt gia đình chú Trí ra về, chúng em nghĩ, sau chiến tranh, nước mình có biết bao thương binh và gia đình liệt sĩ. Đây chỉ là một gia đình trong số đó. Sự hi sinh của nhân dân và quân đội thật lớn lao biết bao! Cuộc viếng thăm của chúng em chỉ là một cử chỉ biết ơn rất nhỏ. Em nghĩ, mọi người trong đó có chúng em, còn phải cố gắng nhiều để góp phần xoa dịu những vết thương chiến tranh của đất nước không thể chữa lành.

thay tuần trc = tháng trc đi cho hợp lí:) 
hoặc năm trc cx dc👌🏻:>

24 tháng 1 2018

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...

PS: tham khảo nhé.

nguồn: Kể một câu chuyện về một việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ

24 tháng 1 2018

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...

20 tháng 4 2017

Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.

Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.

Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.

Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ..

20 tháng 4 2017

Sáng ngày 27/ 7/ 2014, em đã buổi đi thăm và tặng quà tri ân gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Việt, tại xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đã hi sinh vào ngày 29/ 11/1976.

Thân sinh của liệt sĩ Nguyễn Viết Việt là bà Hạnh. Con đường đất sét khô cằn, phía hai bên là những vách núi với những lùm cây rậm rạp xanh tốt dẫn lớp em đi vào nhà bà Hạnh là căn nhà cấp bốn đã cũ. Căn nhà cấp bốn không có nhiều đồ dùng hay tài sản đáng quý, có một bộ bàn ghế đã cũ, bàn thờ được treo ngay ngắn di ảnh của người con trai và chồng của bà Hạnh. Trước đây, bà cũng đã từng tham gia chiến đấu cách mạng và chịu nhiều đòn dã man của bọn giặc. Phá đá mở đường, những chuyến xe chở lương thực, súng đạn, các đồ dùng… để tiếp tế cho tiền phương. Một lòng yêu nước, trả thù giặc, một ý chí quyết tâm vững như sắt đá được thể hiện trong từng câu từng chữ, từng lời nói dứt khoát mà kiên quyết của bà khi kể lại những trận chiến, những cuộc ra quân thập tử nhất sinh .

Cái nắng gay gắt của mảnh đất miền Trung cùng lòng nhiệt tình của con người xứ Nghệ, bà Hạnh đón tiếp chúng em rất niềm nở và giàu lòng hiếu khách với bát nước chè xanh đậm mùi xứ Nghệ. Sau khi được nghe bà kể về cuộc đời ngắn ngủi của con trai mình- liệt sĩ Nguyễn Viết Việt không chỉ khiến bà rơi nước mắt nhớ con mà còn khiến cho thầy cô và chúng em xúc động trước sự hi sinh của chàng trai trẻ.

Qua đó, càng thúc giục chúng em học tập tốt, rèn luyện tốt để tiếp bước các anh đồng thời là sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Hiện tại, bà đang được trợ cấp bởi chính sách cho các gia đình liệt sĩ và các dịp lễ tết. Chính sách của Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng đến các gia đình có công với cách mạng. Tuy cuộc sống có vất vả nhưng bà luôn động viên con cháu hãy sống thật tốt và biết ơn những người đi trước.

Sau những lời hỏi thăm và nụ cười thân tình, thầy cô và một số bạn cán bộ lớp biếu bà món quà nhỏ và chúc bà luôn luôn mạnh khỏe. Bà xúc động cảm ơn và chia tay lớp em. Em cùng các bạn giúp bà Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giúp bà làm vườn. Nhìn niềm hạnh phúc nở trên môi Bà làm chúng em cảm thấy ấm lòng, niềm vui như nhân lên gấp đôi.

Những việc làm nhỏ không những đem đến những niềm vui cho những người khác mà còn đem lại niềm vui cho chính bản thân mình. Đó là việc làm ý nghĩa và thiết thực. Mong rằng không chỉ em và các thành viên trong lớp mà sẽ còn nhiều hơn nhiều hơn nữa những tấm lòng. Buổi đi thăm đã để lại cho em kỷ niệm sâu sắc, điều đó luôn nhắc nhở em sống theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và học tập thật tốt.

Nhờ có dịp được đi thăm mộ các anh hùng liệt sĩ mà em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc, trong chuyến đi em đã được các bác, các chú có dạy em rất nhiều điều về những chiến thắng xưa, sự hy sinh của những người đi trước đã cho chúng em rất nhiều bài học về dân tộc. Hình ảnh đó đã để cho chúng em nhiều điều có ý nghĩa. Hình ảnh đó để cho chúng em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc mình. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được đi thăm mộ những anh hùng liệt sĩ của dân tộc.

Những giá trị cội nguồn của dân tộc làm cho em cảm thấy rất tự hào về những giá trị của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó mang lại cho chúng ta sự tự hào về những truyền thống đã qua. Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ truyền thống giá trị của dân tộc Việt Nam.

23 tháng 2 2018

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về.

23 tháng 2 2018

Bài tham khảo 1

Trong kì nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tổ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, người có chồng và con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.

Nhà bà Hằng ở Củ Chi, bà năm nay đã ngoài bảy mứơi tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống có một mình, chồng và ngữời con trai cả dã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hai người con trai sau của bà tham gia vào đội du kích Củ Chi và cũng đã hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà thật neo đơn, mấy năm nay đo già yếu nên bà không làm ruộng được nữa, ở nhà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và các con.

Khi chúng tôi đến, bà đang lom khom quét nhà. Thấy thế, tôi bèn chạy đến bên bà và nói:

- Bà ơi, để cháu quét cho ạ!

Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:

- Các cháu lại đến thăm bà đấy à? Làm xong lại đây ngồi nói chuyện, uống nước với bà các cháu nhé!

Chúng tồi phân công nhau mỗi người một việc: người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra dọn chuồng heo, người quét sân chẻ củi, người tưới rau, nhặt cỏ... Chỉ trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyện: Ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp nhất vùng Củ Chi Do hoạt động thanh niên, bà gặp và yêu một chàng cán bộ tuyên huấn. Thế rồi họ lấy nhau. Tình yêu và cuộc sống gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hi sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai cả của bà cũng xin gia nhập quân đội và anh đã hi sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên tay người phụ nữ nhỏ nhắn này phải đeo hai chiếc khăn tang. Bà phải chạy ngược chạy xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục đánh Mĩ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã. Các anh cũng dã lần lượt ra đi...

Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng càng tích cực tham gia kháng chiến.'

Bà tình nguyện xung phong vào đội quân "tóc dài" và là Hội trưởng Hội Phụ nữ Củ Chi. Bà được mọi người tin tưởng, yêu mến.

Hòa bình lập lại bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già, sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.

Lần nào chúng tôi đến cũng được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy trên gưong mặt bà ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh. Mỗi lần nghe bà kể xong, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho nhũng người đã hi sinh anh dũng. Bên làn khói nhanh mờ mờ, tôi thầm nói với người đã khuất: "Ông và các bác cử yên tâm an nghỉ, chúng cháu sẽ thường xuyên đến chăm sóc bà, đem lại niềm vui cho bà để bà được sống khỏe, sống vui".

Bài tham khảo 2

Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.

Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.

Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em co 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.

Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.

Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liêt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc. Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tui sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tui sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tui sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tui xin chết cho quê hương”

Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.

Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Bài tham khảo 3

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy Chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy Đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...

16 tháng 12 2019

Kham khảo:

Hôm nay bên trời nắng đẹp lại dỗi việc tôi quyết định cùng cô cháu gái là kĩ sư đi chơi một buổi vì hôm nay nó cũng rảnh.

Cô cháu gái của tôi hỏi: Vậy bác định đi đâu ?

Tôi trả lời: ” Đi …. Sapa cháu nhé. Lần gì bác đi công tác, anh lái xe có nói là khi nào bác dỗi bác đến tìm anh ấy và anh ấy sẽ đưa bác đến Sapa cho bác gặp một người rất đặc biệt. Anh ta còn hứa hẹn rằng chắc chắn người đó sẽ để lại cảm tình trong lòng bác. Bác đang rất tò mò xem người đó là ai đây”

“Nghe bác kể cháu cũng tò mò quá ạ” Cô cháu gái tôi mắt sáng hẳn lên, tỏ rõ vẻ thích thú khi nghe tôi kể.

Sáng sớm, xe bắt đầu chuyển bánh. Đoạn đường hơi xa cho nên tôi và cô cháu gái ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cho đến khi xe đi vào đoạn đường xóc, xe rung chuyển, tôi mới chợt choàng tỉnh. Nhìn qua ô cửa sổ thấy cảnh sao mà đẹp quá !

Tôi gọi cô cháu gái dậy: ” Đến Sapa rồi kìa dậy đi nào”

Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của anh cũng như của những người thầm lặng trên đình núi Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét này.

Tôi bắt đầu thắc mắc về người sắp gặp, anh lái xe có hé lộ đôi chút về người đó:
Đó là một anh thanh niên, 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Công việc của anh đo nắng, đo gió, tính mây.
Nghe đến đó tôi bắt đầu có những thắc mắc trong đầu:

Anh ta là thanh niên mà lại đi sống một mình đành vậy lại còn trên cái đỉnh núi cao lênh khênh như thế nữa chứ ?
Tại sao anh ta không đi tìm hạnh phúc riêng cho mình mà lại đi dấn thân vào cái công việc này ? Đứa cháu gái của tôi cũng háo hức không kém.
Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đinh núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về anh.
Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực.

Tôi hỏi anh:
– Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên cười:
– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu.

Anh hạ giọng tâm sự với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa bầu trời đen kịt, anh nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình.
Bây giờ vào nghề, anh mới thấy không phải vậy. Anh còn cho rằng công việc của anh gắn liền với bao công việc của anh em đồng chí dưới xuôi, Cất công việc đi, anh buồn đến chết mất. Anh tâm sự nhự đọc lại một điều suy nghĩ từ rất lâu. Bất giác anh giật mình khi thấy tôi hí hoáy vẽ mình. Anh đã từ chối một cách khiêm tốn và giới thiệu cho tôi những người xứng đáng được vẽ hơn. Nhưng dù anh có ngăn cản, tôi vẫn vẽ được nhưng hơi vất vả.

Cuộc vui nào mà chẳng đến lúc phải chia tay. Giây phút đó thật luyến tiếc. Anh còn tặng cho chúng tôi một làn trứng gà không tiễn vì bảo đã gần đến giờ “ốp”. Tôi rất cảm phục việc thực hiện giờ làm việc của anh.

Cuộc nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi và mọi người những ấn tượng khó quên. Qua cuộc gặp gỡ ấy, tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm mới mẻ về con người và cuộc sống. Anh thánh niên đã giúp tôi cảm nhận được hơi thở tràn trề sức sống của những con người làm việc trên Sa Pa.