K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11

Theo em, sự phát triển kinh tế có thể gây ra những biến đổi lớn về khí hậu, đặc biệt là đối với các nước phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thường đi kèm với việc gia tăng sử dụng năng lượng, đặc biệt là năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, và khí tự nhiên. Việc đốt các nhiên liệu này thải ra lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác vào khí quyển, góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các nước lớn với nền kinh tế phát triển mạnh, như Mỹ, Trung Quốc, hay các nước châu Âu, thường có mức độ tiêu thụ năng lượng rất cao, từ sản xuất công nghiệp đến giao thông vận tải và tiêu dùng cá nhân. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, đô thị hóa và mức độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên đã tạo ra tác động không nhỏ đến khí hậu, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, thay đổi thời tiết, gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán.

Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách thức các quốc gia phát triển và triển khai các chiến lược phát triển bền vững. Nếu các nước có thể chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, cải tiến công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, sự phát triển kinh tế có thể diễn ra mà không gây quá nhiều biến đổi tiêu cực đến khí hậu. Do đó, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu là một vấn đề phức tạp và cần sự điều chỉnh hợp lý từ chính phủ và cộng đồng quốc tế.

18 tháng 1 2022

- Tăng cường thực hiện các chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản tại Đồng bằng song Cửu Long (các hiện tượng xói lở, xâm nhập mặn, điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất...)

- Đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Các địa phương khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên đầu tư vào những dự án sản xuất hiện đại, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, quy mô lớn, ứng phó với thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Xây dựng đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các xu hướng dịch chuyển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường

18 tháng 1 2022

Để phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, cần:

- chuẩn bị trước, ứng phó với mực nước biển ngày càng tăng, các thiên tai, bão lũ, ....

- chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng phó với thiên tai, đào tạo nhân lực dồi dào.

- tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ môi trường, góp phần giảm biến đổi khí hậu,...

18 tháng 12 2022

Nhật Bản
- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

8 tháng 8 2023

Sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Công nghiệp: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, từ ô tô, hàng điện tử, hàng không vũ trụ cho đến công nghệ thông tin.

Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản, đóng góp quan trọng vào GDP của Hoa Kỳ. Wall Street ở New York là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Công nghệ thông tin: Sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Google đã đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch như sau:

Từ công nghiệp sang dịch vụ: Ngành dịch vụ đã trở thành nguồn thu chính của nền kinh tế Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Các ngành như giáo dục, y tế, du lịch và công nghệ thông tin đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ. Các công ty công nghệ đã trở thành những nguồn lực quan trọng, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

Từ nông nghiệp sang ngành dịch vụ: Ngành nông nghiệp đã giảm tỷ trọng trong GDP của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ngành dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0

Sự chuyển biến :

— Về kinh tế:

+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển nhờ những chính sách khuyến nông của nhà nước như:

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng thực tế ruộng đất được đem chia đều cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.

- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.

- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...

- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Tác dụng : nền nông nghiệp Đại Việt thời Lý phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

2 tháng 8 2021

 D. Lạc hậu / tăng lên

2 tháng 8 2021

Câu C nhé!

Chúc bạn học tốt!! ^^

Điền vào chỗ trống: dùng có  /ko cóMột số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi vật lí là:(1)........... chất mới tạo thành;thường(2)............ nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc..............hiện tượng phát sáng; .............(3)..............sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.Một số dấu hiệu nhận biết biến đổi hóa học...
Đọc tiếp

Điền vào chỗ trống: dùng có  /ko có

Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi vật lí là:(1)........... chất mới tạo thành;thường(2)............ nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc..............hiện tượng phát sáng; .............(3)..............sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.

Một số dấu hiệu nhận biết biến đổi hóa học là:(4)..................... chất mới tạo thành: biến đổi(5)..........................kèm theo nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc phát ánh sáng, ............(6)............ kèm theo sự thay đổi về một trong các dấu hiệu như: màu sắc,mùi vị,.....(7)........khí thoát ra, tạo thành chất kết tủa,.....

( Dạ, bn nào học sách VNEn lớp 7 thì giúp mik ở bài 2 trang 6, mấy anh mấy chị lớp 8,9 giúp em vs ạ, em cảm ơn ạ)

3
10 tháng 10 2016

Một số dấu hiệu nhận biết biến đổi vật lí là: không có chất mới tạo thành; thường không có nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc không có ánh sáng; không có sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.

Một số dấu hiệu nhận biết biến đổi hóa học là: chất mới tạo thành; biến đổi kèm theo nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc phát sáng kèm theo sự thay đổi về một trong các dấu hiệu như: màu sắc mùi vị, khí thoát ra, tạo thành chất kết tủa.....

18 tháng 10 2016

k/k/k/c.

c/c/c/c

9 tháng 9 2021

Ảnh hưởng:

+ Kinh tế: tốc độ phát triển chậm.

+ Xã hội: lao động - việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông... bị quá tải khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.

Cần làm:

Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để làm giảm việc gia tăng dân số tự nhiên.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.