Địa phương em có dạng địa hình nào. Chọn một dạng địa hình và nêu ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. ( Thừa Thiên Huế ). Cảm ơn ạ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
`-` Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;
`-` Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
`-` Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
#Tham_khảo
Tham Khảo :
- Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Tham khảo!
- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm ở phía đông bắc của châu Á, có diện tích khoảng 378 nghìn km2. Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
- Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ từ 123°Đ đến 154°Đ.
- Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương; phía tây giáp biển Nhật Bản; phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.
Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.
Tham khảo
a) Địa hình và đất
- Đặc điểm:
+ Phần lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, được phân ra thành các khu vực: núi và cao nguyên; khu vực đồng bằng.
▪ Khu vực núi và cao nguyên: hệ thống núi trẻ, xen giữa là các cao nguyên và thung lũng. Có đất đỏ vàng cận nhiệt đới ẩm, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới.
▪ Khu vực đồng bằng: diện tích rộng, nhiều đồng bằng rộng lớn. Chủ yếu là đất phù sa sông, đất đen, đất đỏ nâu,…
+ Ở bán đảo A-la-xca: địa hình chủ yếu là núi, giữa các dãy núi là thung lũng được băng hà bao phủ.
+ Quần đảo Ha-oai: bao gồm chuỗi các đảo và đảo san hô, hiện còn nhiều núi lửa hoạt động.
- Ảnh hưởng:
+ Khu vực núi thuận lợi cho phát triển rừng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt nhiều nên việc giao thương, đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Khu vực đồng bằng thuận lợi cho trồng ngũ cốc và các loại cây hàng năm khác. Tuy nhiên một số loại đất nghèo dinh dưỡng như: đất đài nguyên, đất xám hoang mạc,…ít có giá trị sản xuất nông nghiệp.
+ Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai có địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch.
b) Khí hậu
- Đặc điểm:
+ Phần trung tâm chủ yếu là khí hậu ôn đới, có sự thay đổi từ tây sang đông.
▪ Ven biển phía tây là khí hậu ôn đới hải dương mưa nhiều.
▪ Vùng nội địa và phía đông là khí hậu ôn đới lục địa, nhiều nơi khô hạn.
▪ Phía nam là khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ khá cao.
▪ Phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh, nhiệt độ thấp, mùa đông nhiều băng tuyết.
+ Bán đảo A-la-xca có khí hậu cận cực và ôn đới hải dương.
+ Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Ảnh hưởng: Sự phân hóa khí hậu giữa các vùng lãnh thổ đã tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
c) sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn (Mi-xi-xi-pi, Mít-xu-ri), các sông bồi đắp nên vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
+ Có nhiều hồ, đặc biệt là Ngũ Hồ được nối với nhau bằng các kênh đào…
- Ảnh hưởng:
+ Sông tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn; tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng, có giá trị về thủy điện, du lịch, cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản,…
+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất, góp phần điều hòa khí hậu.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Vùng biển rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 20000 km.
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh.
+ Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên).
- Ảnh hưởng: Tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ phát triển ngành thủy sản, khai khoáng, giao thông hàng hải và du lịch.
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng nhiệt đới ẩm.
+ Động vật nhiều loài quý hiếm: hươu đuôi trắng, gấu mèo, chồn nâu, cáo đỏ…
- Ảnh hưởng: Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và là tài nguyên du lịch có giá trị
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng rất lớn: than đá, quặng sắt , dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, đồng,…và các loại kim loại quý hiếm.
- Ảnh hưởng: Là cơ sở để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp
Tham khảo
a) Địa hình, đất
- Đặc điểm:
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000m (Phú Sĩ cao 3776 m). Có nhiều đất đỏ.
+ Đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, lớn nhất là đồng bằng Can-tô, chủ yếu là đất pốt dôn, đất phù sa.
- Ảnh hưởng:
+ Địa hình núi cao gây khó khăn cho giao thông trong các vùng, một số núi phát triển du lịch (Phú Sĩ).
+ Các đồng bằng ven biển có đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, định cư.
b) Khí hậu
- Đặc điểm:
+ Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, có nơi lên đến 4000 mm.
- Ảnh hưởng: Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô.
+ Có nhiều hồ (Bi-oa, Ca-xu-mi…), nhiều thác nước (Ka-mui-oa-ka, Fu-ku-rô-da…), suối khoáng nóng (I-u-phu-in, Ha-kô-ne…)
- Ảnh hưởng:
+ Sông có ít giá trị giao thông nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.
+ Hồ có giá trị cao với du lịch, nghỉ dưỡng.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
+ Vùng biển giàu hải sản, chiếm 25% số loài cá biển trên toàn thế giới.
+ Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá: ngừ, thu, mòi, trích, hồi.
- Ảnh hưởng:
+ Vùng biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương.
+ Vùng biển giàu hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh cá.
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ) với nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm.
+ Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên.
- Ảnh hưởng: Rừng và các vườn quốc gia là tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch, điều hòa khí hậu
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Nghèo khoáng sản, một số loại khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì, kẽm với trữ lượng nhỏ.
- Ảnh hưởng: là khó khăn cho Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế vì thiếu nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tốn kém cho chi phí nhập khẩu.
Tham khảo
a) Địa hình và đất
- Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.
+ Phía Tây:
▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên.
▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.
+ Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở.
+ Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn
- Ảnh hưởng:
+ Ở phía Tây:
▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt.
▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông.
+ Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.
+ Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khí hậu
- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.
- Ảnh hưởng:
+ Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau.
+ Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.
+ Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can.
- Ảnh hưởng:
+ Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch
+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.
+ Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch.
- Ảnh hưởng:
+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,.
+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
+ Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.
e) Sinh vật
- Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước).
- Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.
- Ảnh hưởng:
+ Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp.
+ Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.
Tham khảo
a) Địa hình, đất
- Đặc điểm: Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.
+ Miền Tây: nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ xen lẫn các bồn địa và cao nguyên, còn có nhiều hoang mạc lớn. Chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Miền Đông: gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ và đồi núi thấp.
- Ảnh hưởng:
+ Miền Tây: có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.
+ Miền Đông: có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.
b) Khí hậu
- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ là khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu phân hóa rõ rệt.
+ Miền Tây: khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và các mùa khá lớn.
+ Miền Đông: khí hậu gió mùa nóng ẩm, mùa hạ mưa nhiều, lạnh khô vào mùa đông.
+ Núi và sơn nguyên cao: khí hậu núi cao mùa đông lạnh, mùa hạ mát.
- Ảnh hưởng: Khí hậu tạo điều kiện cho Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà…hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn. Phần lớn sông có hướng tây - đông, lưu lượng nước lớn.
+ Có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thái Hồ…
- Ảnh hưởng:
+ Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
+ Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Vùng biển rộng có các ngư trường lớn.
+ Đường bờ biển dài 9000 km với nhiều vịnh biển sâu như: Đại Liên, Hàng Châu, Hải Châu,…
+ Nhiều bãi biển đẹp như: Đáp Đầu, Thiên Tân, Đường Lâm,..
- Ảnh hưởng: Tài nguyên biển tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,…
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19% diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm (miền Đông) và thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc (miền Tây).
+ Rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị: báo gấm, sói xám, gấu trúc,…
- Ảnh hưởng: Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn: than, các quặng kim loại màu, đất hiếm, quặng kim loại đen, các khoáng sản phi kim loại,… phân bố ở nhiều nơi.
- Ảnh hưởng: Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp, giao thương với các nước và khu vực trên thế giới.
Thừa thiên huế có địa hình đồi ní và đồng bằng ven biển.Địa hình đồi núi khó khăn cho giao thông nhưng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.Đồng bằng ven biển giúp phát triển nông nghiệp và thủy sản,đặc biệt là lúa,rau quả và thủy hải sản.Địa hình này vừa tạo thách thức vừa mang lại cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.