K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau:    Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

   Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom, mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy hai mươi mét. Cả một vùng cây trơ trọi, nylon che trên nhà rách tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.

    Số lực lượng mạnh khoẻ đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nylon trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.

    Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: “Có ai biết cảnh này cho không?”. Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng.

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn trích trên, cảnh vật và con người hiện lên như thế nào sau “bốn loạt bom”?

Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Đặng Thùy Trâm trong đoạn trích trên.

Câu 5. Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với hoà bình dân tộc.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Các em tự đọc phần chú thích phía chân trang sách trong văn bản. 

29 tháng 5 2022

a. suy nghĩ của nhân vật Phương Định

b. tp biệt lập: có thể - tp tình thái

c. bp so sánh: thần kinh căng như chão

Đề 2.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng nhưnhững thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết....
Đọc tiếp

Đề 2.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như
những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.
Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,
phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu
thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm
nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài
cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn
gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th
mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của
tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?
Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các
phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao
giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình
như hiểu hết, như trao hết niềm tin."
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong
thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
(1.0)
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau:
"Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng
Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.
 

2
3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Câu 1 ) Tại thời điểm viết dòng nhật kí trên tác giải có ước mơ : Đánh giặc Mỹ , Ước mơ đất ước được độc lập tự do .

Câu 2 ) Phép liên kết : ( Liên kết giữa 2 đoạn ) 

Phép nối : Và

Phép lặp : Đôi mắt 
Câu 3 ) Câu văn đó thuộc kiểu câu : Trần thuật 

Câu 4 ) Điệp ngữ " Tuổi trẻ của mình " 

=> Nhấn mạnh sự gian khổ , khó khăn của tuổi trẻ những lại rất nhiệt huyết , sôi động , giàu lí tưởng cách mạng , bảo vệ quê hương , tổ quốc .

Câu 5 )Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên : 

- Hoàn cảnh sống , chiến đấu : Gian khổ , gặp nhiều khó khăn trở ngại , hoàn cảnh sống còn thiếu thốn , khổ cực nơi chiến trường khốc liệt . 

- Vẻ đẹp tâm hồn  : Giản dị , hồn nhiên , nhưng rất mạnh mẽ ( Dám đối mặt với khó khăn ) 

3 tháng 7 2021

1. Tác giả mơ ước đánh thắng giặc, giành độc lập, tự do cho dân tộc

2. Phép liên kết:

Phép nối: Và

Phép lặp: Đôi mắt

3. Tuổi trẻ của mìnhCN// đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.VN

Đây là câu đơn

4. Tác dụng: Phép điệp ngữ ''tuổi trẻ của mình'' cho thấy những thanh niên cốn hiến tuổi trẻ của mình, cùng cha ông chiến đấu và bảo vệ tổ quốc]

5. Nhận xét: Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian nan, khổ cực, dù có khó khăn đến mấy nhưng tác giả vẫn luôn hiện lên tình yêu thương và ánh mắt tràn ngập tình yêu thương

12 tháng 5 2022

refer

 

Một ngày nọ, ta thấy cuộc sống của mình tươi đẹp biết bao, thấy mọi người xung quanh thật đáng mến và tốt bụng. Khi ta thấy ta đang được nhận quá nhiều, lúc đó là lúc, ta thấy mình cần phải biết ơn.

Mọi người định nghĩa thế nào là biết ơn? Đó đơn giản chỉ là một lời cảm ơn của một cậu bé khi được người lớn cho một chiếc bánh, là giọt nước mắt và sự cảm kích của những người khó khăn khi được giúp đỡ hay một nén hương để tưởng nhớ người đã khuất... Biết ơn, giản đơn chỉ là thái độ, hành động của con người với sự tích cực dành cho người đã giúp đỡ hay cho họ một điều gì đó.

Chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được nhận, nhận nhiều thứ từ mọi người và cuộc đời. Là một đứa con nhận lấy bao nhiêu tình yêu thương, sự chăm sóc, lo lắng và hi sinh từ bố mẹ, gia đình. Là một công dân đất nước nhận lấy hòa bình, độc lập đánh đổi bởi bao mất mát, xương máu của những thế hệ chưa một lời từ biệt đã ngã xuống. Là một công dân toàn cầu, nhận lấy bao thành tựu khoa học, phát minh để làm tiện lợi, phát triển hơn cuộc sống của con người. Và vô vàn những món quà khác nữa ta nhận được từ cuộc đời. Và, biết ơn là thái độ tất yếu, của một con người.

Biết ơn cha mẹ, gia đình.

Cha mẹ là người cho ta sự sống này, Ngay từ giây phút chúng ta mở mắt ra nhìn cuộc đời, cất tiếng khóc đầu tiên, ta đã mang nợ cha mẹ rồi. Từng ngày lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong lời dạy dỗ của cha, những ân huệ mà mỗi đứa con mang trong mình lại cứ lớn dần, lớn dần. Nhưng có vẻ những phận làm con lại coi đó là điều hiển nhiên: Sự sống thiêng liêng này, hình hài không bị khuyết tật và mái ấm gia đình là điều hiển nhiên họ phải nhận được. Ta thờ ơ với cha mẹ, cáu gắt với những lời quan tâm, quay mặt với những sự nhắc nhở, ... Và rồi, khi ra ngoài cuộc đời, với những con người xa lạ ngoài kia, ta mới nhận ra: chỉ có cha mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện. Không ai nhịn đói cho bạn no, không ai chịu bất hạnh cho bạn hạnh phúc, ngoài hai người họ. Không nơi nào sẵn sàng chào đón bạn, ngay cả khi bạn thất bại, ngoài căn nhà. Và thứ ta mắc nợ nhiều nhất, biết ơn nhiều nhất lại chính là cha mẹ. Bởi vậy, vẫn có những ngày “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ”, những ngày của mẹ, của cha, ngày gia đình.

Biết ơn nguồn cội, những người đã giúp đỡ ta.

Cuộc sống này gây dựng nên từ nỗi đau của những gia đình tan nát, của nỗi mong mỏi mẹ chờ con, sự mòn mỏi vợ chờ chồng và lòng yêu nước của những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cuộc sống của ta được ghép lên từ những mảnh ghép của tình bạn, của tình thầy trò đã gắn bó, yêu thương và giúp đỡ ta để có một tuổi thơ trọn vẹn. Ở ngoài kia, cũng có những con người dẫu không máu mủ, ruột thịt nhưng vẫn hằng ngày tham gia vào ngày hội đỏ hiến máu, dạy học cho người khuyết tật, suất cơm miễn phí cho người nghèo, ... Những con người không phải ruột thịt, thậm chí còn không quen biết vẫn yêu thương ta, giúp đỡ ta, góp phần làm nên một cuộc sống văn minh và nồng ấm tình người. Những con người ấy, hãy biết ơn. Những gì họ đã làm cho cuộc sống này, cho thế hệ này, hãy nhận nó đến thế hệ sau. Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ... những cuộc thiện nguyện nghĩa tình, khi biết ơn, tự nó sẽ sống mãi.

 

Biết ơn những khó khăn, thất bại và cả quá khứ.

Chúng ta có thể chắc chắn mình không làm sai và mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn của mình. Muốn thành công phải nếm mùi thất bại, muốn hạnh phúc phải trải qua khó khăn. Những nỗi đau, vấp ngã ấy, những gì không thể đánh gục bạn, sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và sau khi nhìn lại, ta phải biết ơn những khó khăn, thử thách và thất bại đó. Quá khứ là một phần của con người, là nền tảng của ngày mai. Không ai sống mà phủ định quá khứ. Nó đẹp đẽ, hãy biết ơn nhưng nếu nó đầy khổ đau, hãy cứ biết ơn. Vì bạn bây giờ dám nhìn vào quá khứ để trưởng thành, để khôn lớn và để chiến thắng.

Biết ơn là hạt mầm của mọi phẩm chất tốt đẹp trong con người. Biết ơn cha mẹ, người đi trước để làm “nhân”, biết ơn những vết thương đã dạy ta trưởng thành để biết mình đang “sống”, để biết quý trọng cuộc sống và thành công. Nhưng đáng buồn thay những con người vì vật chất và ích kỉ riêng mình mà “khỏi vòng cong đuôi” mà quên mất hai chữ “biết ơn”. Biết ơn để trả lại và cũng để nhận thêm cho mình. Một nụ hôn dành cho mẹ, một cái ôm cho mọi người, một nụ cười trước khó khăn, để thấy bạn đang biết ơn, để trao hạnh phúc đến mọi người.

Ta chỉ có một cuộc đời, vô nghĩa hay không, hạnh phúc hay không, hoàn toàn là thái độ của bạn đối với cuộc đời. Hãy biết ơn.

12 tháng 5 2022

dài vái trong khi  đề viết bảo viết ngắn