K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2024

Việc tập thể dục vừa phải và đều đặn sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, viêm khớp. Ngoài ra còn giúp chúng ta có vóc dáng thon gọn, giúp đốt cháy nhiều calo, tác nhân gây béo phì.

7 tháng 11 2024

Việc tập thể dục vừa phải và đều đặn sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, viêm khớp. Ngoài ra còn giúp chúng ta có vóc dáng thon gọn, giúp đốt cháy nhiều calo, tác nhân gây béo phì.

29 tháng 11 2021

có ảnh hưởng là:

- đề kháng được nâng cao

- cơ bắp săn chắc 

- loại được mỡ thừa

- chiều cao tăng lên

3 tháng 12 2023

1.nứng

2.sướng

3.cương chim(nắng cực)

4.múp rụp hơn

5.vếu to hơn

6.mông to hơn 

tick đúng cho mình nhé!

26 tháng 10 2017

Đáp án D

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa sức có tác dụng:

- Tăng thể tích cơ bắp

- Tăng lực co cơ

- Tinh thần sảng khoái

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?A. Tập từ đơn giản đến phức tạpB. Khởi động kỹ trước khi tập luyệnC. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫnCâu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?A. Ăn nhẹ, uống nhẹB. Ăn nhẹ, uống nhiềuC. Ăn no, uống nhẹCâu 3....
Đọc tiếp

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?

A. Tập từ đơn giản đến phức tạp

B. Khởi động kỹ trước khi tập luyện

C. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn

Câu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?

A. Ăn nhẹ, uống nhẹ

B. Ăn nhẹ, uống nhiều

C. Ăn no, uống nhẹ

Câu 3. Trong quá trình tập luyện nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì?

A. Ngồi hoặc nằm ngay.

B. Báo cáo cho giáo viên biết.

C. Tập giảm nhẹ động tác

Câu 4. Bài thể dục phát triển chung lớp 7 gồm bao nhiêu động tác?

A. 8 động tác

B. 9 động tác

C. 10 động tác

Câu 5. Tư thế chuẩn bị của bài thể dục phát triển chung là?

A. Đứng nghiêm.

B. Chân trước, chân sau.

C. Hai chân rộng bằng vai.

 

Câu 6. Khi thực hiện động tác vươn thở của bài thể dục phát triển chung , những nhịp nào hít vào và nhịp nào thở ra?

A. Nhịp 1 và 3 hít vào, nhịp 2 và 4 thở ra.                        

B. Nhịp 1 và 2 hít vào, nhịp 3 và 4 thở ra.

C. Nhịp 2 và 3 hít vào, nhịp 1 và 4 thở ra.

Câu 7. Khi thực hiện động tác chạy đạp sau, chân sau cần phải?

A. Gập gối.

B. Duỗi thẳng.

C. Sao cũng được.

Câu 8. Khi thực hiện động tác chạy đạp sau, tư thế thân người sẽ?

A. Thẳng đứng.

B. Ngả ra sau.      

C. Ngả về trước

Câu 9. Các động bổ trợ cho chạy nhanh đã học là?

A. Bật xa, đà 1 bước giậm nhảy.

B. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.

C. Đá lăng trước, đá lăng trước - sau, đá lăng sang ngang.

Câu 10. Để bổ trợ cho môn chạy nhanh, cần phát triển sức mạnh nào?

A. Tay.

B. Bụng.  

C. Chân.

Câu 11. Khi thực hiện tư thế xuất phát cao trong chạy nhanh, trọng tâm dồn vào chân nào?

A. Trọng tâm dồn vào chân sau.

B. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước

C. Trọng tâm dồn đều cả 2 chân.

Câu 12. Kỹ thuật xuất phát cao  trong chạy nhanh bao gồm mấy hiệu lệnh?

          A. 2 hiệu lệnh.                       

          B. 3 hiệu lệnh.

          C. 4 hiệu lệnh.

Câu 13. Khi nghe hiệu lệnh chạy thì chân sau bước trước hay là chân trước bước trước?

          A. Chân trước.                        

          B. Chân sau.

          C. Chân nào cũng được.

Câu 14. Thứ tự thực hiện của giai đoạn kỹ thuật xuất phát cao là ?

A.Vào chỗ - Chạy - Sẵn sàng.

B.Vào chỗ - Sẵn sàng - Chạy.

C.Sẵn sàng - Vào chỗ - Chạy.

Câu 15. Trong suốt quá trình chạy đến khi về đích, chân chạm đất như thế nào?

A. Cả bàn chân.

B. Nửa bàn chân trước.     

C. Gót chân.

Câu 16. Khi thực hiện kỹ thuật chạy giữa quãng, tay và chân người chạy sẽ?

A. Tay và chân cùng bên.

B.Tùy người chạy.         

C. Tay và chân ngược nhau.

Câu 17. Ở hiệu lệnh vào chỗ” của kĩ thuật xuất phát cao, tư thế đứng của hai chân là?

A. Chân trước - chân sau.

B. Hai chân rộng bằng vai

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 18. Chiều dài của sân đá cầu là?

A. 12m10

B. 14m00

C. 13m40

Câu 19. Khi thực hiện tâng cầu bằng má trong bàn chân thì vị trí nào của chân tiếp xúc với cầu?

A. Má trong bàn chân

B. Má ngoài bàn chân

C. Mu bàn chân

Câu 20. Khi thực hiện động tác phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân có nâng trọng tâm  lên cao không?

A. Có nâng trọng tâm

B. Không nâng trọng tâm

C. Tùy người thực hiện

Câu 21. Muốn tâng cầu được nhiều trong thời gian qui định thì người tập cần phải?

A. Tâng cầu lên cao hơn đầu người

 B. Tâng cầu cao ngang mặt

C. Tâng cầu ở tầm thấp

Câu 22. Kĩ thuật cơ bản đúng của động tác của tâng cầu bằng mu bàn chân là?

A. Dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao

B. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra sau

C. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra trước

Câu 23. Tập Đá cầu thường xuyên giúp cho cơ thể phát triển tố chất nào?

A. Nhanh

B. Linh hoạt

C. Cả 2 phương án trên

Câu 24. Động tác nào bổ trợ chính cho kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân?

A. Chạy đá lăng trước

B. Chạy đá má trong

C. Chạy đá má ngoài

Câu 25. Động tác tâng cầu trở lại cho người đối diện là động tác?

A. Tâng cầu bằng đùi

B. Tâng cầu bằng má trong bàn chân

C. Chuyền cầu theo nhóm 2 người

Câu 26.Trong thi đấu Đá cầu, cầu chạm vị trí nào là phạm qui?

A. Chạm đầu

B. Chạm tay

C. Chạm ngực

Câu 27. Trong thi đấu đơn nội dung Đá cầu, mỗi vận động viên được chạm cầu mấy lần?

A. 3 lần chạm

B. 2 lần chạm

C. 1 lần chạm

Câu 28. Chọn chiến thuật nào cho phù hợp trong phát cầu khi thấy đối thủ đứng gần lưới?

A. Phát cầu cao và sâu ra phía sau

B. Phát cầu gần lưới

C. Phát cầu sao cho qua lưới là được.

Câu 29.  Để đưa cầu vào cuộc trong mỗi trận đấu, vận động viên sử dụng động tác nào?

A. Tâng cầu

B. Đỡ cầu

C. Phát cầu

Câu 30. Tình huống sau: Vận động viên A phát cầu chạm vào mép trên của lưới nhưng qua sân của đối phương, vậy theo Luật hiện hành vận động viên A có điểm không?
A. Có
B. Không
C. Phát cầu lại

 

 

 

 

1
31 tháng 12 2021

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?

A. Tập từ đơn giản đến phức tạp

B. Khởi động kỹ trước khi tập luyện

C. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn

Câu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?

A. Ăn nhẹ, uống nhẹ

B. Ăn nhẹ, uống nhiều

C. Ăn no, uống nhẹ

Câu 3. Trong quá trình tập luyện nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì?

A. Ngồi hoặc nằm ngay.

B. Báo cáo cho giáo viên biết.

C. Tập giảm nhẹ động tác

18 tháng 3 2020

phục hồi chức năng hô hấp thông qua các phương pháp tập thở, sẽ góp phần nâng cao khả năng hoạt động thể lực, cải thiện thông khí hô hấp giảm bớt tình trạng khó thở.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ: chạy bộ

Mỗi ngày dành riêng 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục (chạy bộ hoặc tập bài thể dục ) buổi sáng. Quá trình tập luyện diễn ra đều đặn và thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

5 tháng 9 2023

Câu 1 tham khảo!

Tập thể dục, thể thao có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng:

- Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

- Giúp cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động.

- Giúp duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid.

- Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

- Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não

25 tháng 4 2018

Những người thường xuyên tập thể dục, dù là theo chế độ tập luyện cơ thể một cách chính thống hay chỉ là đi bộ đều đặn đều cảm thấy khỏe mạnh hơn, có suy nghĩ tích cực hơn về chính mình và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Không ai cảm giác về hạnh phúc trọn vẹn một khi họ không có đủ sức khỏe. Ngược lại, một cơ thể khỏe mạnh thường luôn chứa đựng một tinh thần minh mẫn. 
Một vị giám đốc nổi tiếng từng nói “Bất cứ khi nào ý nghĩ có lẽ mình nên tập thể dục đến với tôi, tôi đều đi nằm cho đến khi ý nghĩ ấy trôi qua”. 

Ông luôn nói về điều đó, và chẳng có gì là đáng ngạc nhiên, khi với cách suy nghĩ đó đã khiến ông dần trở nên thiếu sinh lực và chẳng bao lâu sau sức khỏe của ông đã có vấn đề nghiêm trọng. 

Các bác sĩ khuyên ông thay đổi cách sống, và ông đã thử. Ông thấy mình thật sự thích tập thể dục. Mỗi ngày ông dành ra một ít thời gian để tập thể dục mà không lo lắng hay bận tâm về bất cứ điều gì khác. Và ông cảm thấy tập thể dục thật sự đã làm ông khỏe hơn trước rất nhiều. 

Các nghiên cứu về vận động cơ thể cho thấy rằng: việc tập thể dục làm tăng sự tự tin, kéo theo việc đánh giá cao bản thân. Tập thể dục thường xuyên, kể cả việc đi bộ, trực tiếp làm tăng cảm giác hạnh phúc và gián tiếp đóng góp vào việc cải thiện sự tự nhận thức về bản thân. 

Tập thể dục hằng ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, với sự thay đổi của môi trường, giảm và đề phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, giảm trọng lượng cơ thể, giảm lượng cholesterol máu, giảm căng thẳng thần kinh, stress... 
Tuy nhiên cường độ tập thể dục, thời gian tập như thế nào là thích hợp, tập thể dục thế nào để đạt được hiệu quả nhất và an toàn nhất thì không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng được. 

Thể dục như thế nào là an toàn? 

Các nghiên cứu gần đây khuyến cáo người trưởng thành nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất là 30 phút mỗi ngày và tập vào tất cả các ngày trong tuần. Hình thức vận động cơ thể hiệu quả nhất để tăng cường hoạt động của tim, phổi và các cơ là aerobic (thể dục nhịp điệu) bao gồm các môn tập: đi bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi, trượt băng... 

Tùy vào khả năng, sức khỏe, lứa tuổi và hoàn cảnh mà mỗi người đều có thể chọn cho mình một môn thể dục thích hợp, nhưng để tập thể dục an toàn, chúng ta phải bắt đầu tập một cách từ từ và tăng dần cường độ theo thời gian, một điều quan trọng là trước khi tập phải có thời gian thích hợp để khởi động cơ thể (thời gian làm “nóng cơ thể”) giúp các cơ, các hệ tuần hoàn, hô hấp quen dần với cường độ vận động cao nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra khi vận động mạnh và đột ngột. 

Đồng thời sau mỗi buổi tập phải có thời gian thư giãn 5-10 phút: thả lỏng toàn bộ cơ thể, thở chậm... (thời gian làm “lạnh cơ thể”) để tránh đau cơ, chóng mặt khi dừng vận động đột ngột. Nếu trong khi tập thể dục xuất hiện các dấu hiệu: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi lạnh, đau hoặc cảm giác bị đè ép ở ngực trái..., đặc biệt triệu chứng này xuất hiện ở những người trên 40 tuổi thì cần phải đến khám bác sĩ ngay. 
Mọi người đều thừa nhận rằng tập thể dục là cách tốt để giữ gìn sức khỏe và vui sống. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống đáng yêu hơn, mọi việc được giải quyết một cách suôn sẻ hơn khi có một sức khoẻ tốt. Nhưng tập thể dục như thế nào là tốt nhất? 


Dù cho bạn tập vào buổi sáng hay buổi tối, bạn đều cùng đốt lượng calorie như nhau. Nhưng tập buổi sáng, sự trao đổi chất sẽ mạnh mẽ hơn – đốt calorie cả ngày. Trong khi tập buổi tối, vẫn đốt cháy nhiều calorie, sự trao đổi tự nhiên chậm vì cơ thể bạn chuẩn bị nghỉ ngơi. Hơn nữa, một bài tập aerobic nặng có thể làm bạn thức đến 3 tiếng sau khi bạn tập xong. Vì thể chỉ nên tập nhẹ vào buổi tối. Một điều nữa cần lưu ý là phải giữ cho được thời khóa biểu tập thể dục. Tập sáng là thời gian thuận tiện cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, vì lúc nào cũng có một việc gì đó cần phải làm vào buổi tối, làm bạn khó thực hiện đúng thời khóa biểu. 

Nên nhớ, để đảm bảo cho việc tập thể dục sáng thành công, bạn cần ngủ đủ 9 tiếng. 

Xác định thời khóa biểu: Nếu bạn là 1 người tập thể dục thường xuyên, có lẽ bạn đã tìm được 1 thói quen tập thích hợp với mình. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi thời gian tập từng ngày, nó sẽ làm bạn mệt mỏi thay vì làm bạn phấn chấn hơn. Vậy thì bạn cần biết lắng nghe đồng hồ sinh học trong cơ thể mình để quyết định thời điểm tốt nhất trong ngày để tập thể dục. Chẳng hạn, nếu bạn thường xuyên dậy sớm, bạn cảm thấy thật thoải mái khi bắt đầu tập thể dục thì hãy tiếp tục giữ thói quen này. Nếu nó không ổn, thì đừng tự ép mình. Nhưng nếu thời khóa biểu tập buộc bạn phải dậy sớm, làm bạn thấy không thoải mái. Vậy thì không ổn rồi, bạn phải biết tìm cách phù hợp hơn. 

Thời gian tốt nhất để tập thể dục trong ngày tùy thuộc vào nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học này điều hòa mọi thứ, từ nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất, đến huyết áp. Theo các nghiên cứu khoa học, cơ thể chúng ta thích ứng với vòng tròn 24 giờ sáng-tối 

16 tháng 8 2018

Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.

Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.

Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng với nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta.

 Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên tôi kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV trường Đại học Hà Tĩnh phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao sức khỏe  phục vụ tốt cho quá trình  giảng dạy và học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ". Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc