nêu khái niệm lịch sử hiện thực lịch sử lịch sử và con người nhận thức cho ví dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử:
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
- Nhận thức lịch sử:
+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.
VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".
- Khái niệm Sử học:
Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
Ví dụ:
Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người)Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt NamCác triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1.
Muốn lấy ví dụ thì em phải hiểu rõ khái niệm của lịch sử: là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Ví dụ: những việc em làm ở 5 phút trước đã trôi qua và hiện tại em đang làm việc khác.
2.
một số kiến thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập lịch sử đã được em vận dụng vào thực tế: Em đã được biết về các di tích lịch sử, các di sản văn hoá và em sẽ đến tham quan khi đi du lịch
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc Đông Nam Á tuyên bố độc lập và tự trị. Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập là một hành động lịch sử quan trọng, được ghi lại trong nhiều tư liệu và hình ảnh. Nó đã được con người nhận thức và truyền lại qua các thế hệ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tôn vinh lịch sử dân tộc. Do đó, đây là một sự kiện lịch sử được con người nhận thức và coi là một phần của lịch sử Việt Nam và thế giới.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người[1][2]. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Môn lịch sử là môn học giúp người học biết được những thứ xa xưa, khi mà mk ko được chứng kiến , vv ,,.....
Nêu một số ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh..
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
- Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh...
Lịch sử là tổng hợp những sự kiện, hoạt động và quá trình diễn ra trong quá khứ của nhân loại, được ghi chép, nghiên cứu và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn gốc, sự phát triển và các mốc quan trọng trong văn hóa, xã hội và chính trị của con người.
Ví dụ: Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến trong hệ thống chính trị và xã hội châu Âu.
2. Khái niệm hiện thực lịch sửHiện thực lịch sử là những sự kiện, hiện tượng và trải nghiệm cụ thể mà con người đã trải qua trong quá khứ. Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất (như di tích, văn bản) và phi vật chất (như truyền thuyết, phong tục tập quán) liên quan đến cuộc sống của con người.
Ví dụ: Di tích La Mã cổ đại, như Colosseum, không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn phản ánh hiện thực lịch sử về nền văn minh La Mã, cách thức sinh hoạt và tổ chức xã hội thời đó.
3. Khái niệm lịch sử và con người nhận thứcLịch sử và con người nhận thức liên quan đến cách mà con người hiểu, giải thích và ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Nhận thức lịch sử có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, chính trị, tôn giáo và quan điểm cá nhân. Nó cho thấy rằng lịch sử không chỉ là những sự kiện đã xảy ra, mà còn là cách mà con người tiếp nhận và phản ánh những sự kiện đó.
Ví dụ: Hai cuốn sách viết về cuộc chiến tranh Việt Nam có thể đưa ra hai quan điểm khác nhau: một cuốn từ góc nhìn của người Việt Nam và một cuốn từ góc nhìn của người Mỹ. Sự khác biệt trong nhận thức này thể hiện cách mà mỗi bên hiểu và ghi nhớ lịch sử, từ đó hình thành các câu chuyện và bài học khác nhau cho các thế hệ sau.
Dưới đây là khái niệm về lịch sử, hiện thực lịch sử và con người nhận thức, cùng với ví dụ minh họa:
### 1. Khái niệm lịch sử
Lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm các hoạt động, biến cố của con người và các xã hội. Lịch sử không chỉ ghi lại những sự kiện mà còn phân tích nguyên nhân, hậu quả và mối liên hệ giữa chúng.
**Ví dụ**: Cuộc chiến tranh Việt Nam (1955-1975) là một chủ đề lịch sử quan trọng, nghiên cứu về nguyên nhân, quá trình và hậu quả của cuộc chiến này đối với Việt Nam và thế giới.
### 2. Hiện thực lịch sử
Hiện thực lịch sử đề cập đến những sự kiện, tình huống và điều kiện thực tế mà con người đã trải qua trong quá khứ. Nó không chỉ là những dữ liệu đơn thuần mà còn là bối cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa mà những sự kiện diễn ra.
**Ví dụ**: Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam với các triều đại như Lý, Trần, Lê, không chỉ là một chuỗi sự kiện về quyền lực mà còn phản ánh hiện thực xã hội, văn hóa và kinh tế của thời kỳ đó, như chế độ tôn ti trật tự, vai trò của Nho giáo, và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
### 3. Con người nhận thức
Con người nhận thức là quá trình mà con người hiểu và cảm nhận về lịch sử thông qua các thông tin, tài liệu và trải nghiệm. Nhận thức lịch sử có thể khác nhau giữa các cá nhân và cộng đồng, phụ thuộc vào văn hóa, giáo dục và trải nghiệm sống của họ.
**Ví dụ**: Một người lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước có thể có nhận thức mạnh mẽ về sự kiện 30/4/1975 như một ngày thống nhất đất nước, trong khi một người khác có thể thấy đó là ngày chấm dứt một cuộc chiến tranh dài, mang lại cảm xúc khác nhau.
### Tóm lại
Lịch sử, hiện thực lịch sử và con người nhận thức đều là những khái niệm liên quan chặt chẽ đến nhau. Lịch sử cung cấp bối cảnh và sự kiện, hiện thực lịch sử làm nổi bật điều kiện sống và xã hội trong quá khứ, trong khi con người nhận thức lại phụ thuộc vào cách mà từng cá nhân hoặc cộng đồng hiểu và cảm nhận về những điều đó.