K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9

1.Vạn sử khởi đầu nan

2. Lửa thử vàng , gian nan thử sức

3. Tức nước vỡ bờ

4. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo

5 .Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài

6.Tránh vỏ dưa , gặp vỏ dừa

xin 1 like nha

 

24 tháng 9

1.Vạn sự khởi đàu nan

2.Lửa thử lòng,gian nan thử sức

3.Tức nước vỡ bờ

4.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

5.Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài

6.Tránh vỏ dưa,gặp vỏ dừa

15 tháng 8 2023

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Lá lành đùm lá rách.

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc hiếu học. Vì vậy có rất nhiều những câu nói về lễ nghi, cũng như cách học sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Trong số đó thì hai câu nói quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ chính là “ không thầy đồ mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”.

Có rất nhiều người cho rằng hai câu nói trên mâu thuẫn với nhau. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng hai câu nói này bổ sung và hỗ trợ nhau chứ không hề mâu thuẫn với nhau. Riêng em thì cho rằng hai câu tục ngữ trên đều đúng, và chúng không hề mâu thuẫn với nhau.

Trước hết chúng hãy tìm hiểu từng câu một. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc học nên đối với những người truyền thụ kiến thức cho mình cũng được mọi người yêu quý và kinh nể. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Vậy là qua nhưng câu ca dao tục ngữ trên chúng ta có thể thấy thầy cô là những người giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với việc học của mỗi các nhân. Vì vậy mới nói “ Không thầy đó mày làm nên”, câu nói là lời đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy người cô trong việc truyền trải kiến. Đây là những người dẫn đường chỉ lối sao cho chúng ta tìm đến những kiến thức nhanh và tốt nhất. Họ cùng là những người dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải hay kinh nghiệm trong cuộc sống hay công việc. Vì vậy, chúng ta cần tôn sư trọng đạo.

Nhưng việc “thầy” ở đây có phải là những người ở trường ở lớp? không theo ông cha ta “thầy” có nghĩa rất rộng. Họ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng nhưng học dạy cho chúng ta dùng chỉ là một chữ thì họ cũng là thầy của chúng ta. Dù họ chỉ truyền cho chúng ta một chút kiến thức, thêm hiểu biết họ cũng xứng đáng để chúng ta tôn trọng và ghi nhớ công ơn.

Chính vì điều này mà chúng ta thấy rằng thầy cô giáo sáng ngang với cha mẹ. Vì vậy, câu nói “Học thầy không tày học bạn” không hề hạ thập vai trò của người thầy mà là câu nói chỉ ra phương pháp học tốt nhất. Thấy cô giáo là người dạy ta kiến thức, chỉ ra cho ta những con đường đi đến thành công còn chính chúng ta mới là người lựa chọn cách thức để hoàn thành con đường đi đó. Vì vậy, trên con đường đó thì những người đồng hành với chúng là những những người bạn. Và khi chúng ta học cùng bạn, chúng ta sẽ thấy dễ tiếp thu kiến thức hơn và gắt hái được nhiều thành công hơn. Nguyên nhân là vì sao vậy?

Đối với giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay những người thầy người cô luôn có một uy quyền đặc biệt như cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, học trò kinh nể thầy nên có nhiều kiến thức chưa hiểu chúng ta cũng ngần ngại chưa dám hỏi thấy. Hoặc là do số lượng học trò quá đông sức thầy cô có hạn nên không thể sâu sát đến từng cá nhân học trò. Từ đó dẫn đến những thiếu sót về kiến thức cả thầy và trò đều không hề nhận ra. Thêm nữa, cách học một chiều cũng dễ dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi cho người học vì vậy mà khả năng tiếp thu kém đi.

Ngược lại, học với bạn những người cùng trang lứa, cùng lối sống lối suy nghĩ tâm lý chúng ta thường thoải mái tự do. Trong học tập chúng ta không ai có kiến thức tuyệt đối nên dễ nảy sinh tranh luận, từ những tranh luận này chúng ta mới có những cách giải và sự sáng tạo mới. Đồng thời dễ dàng bổ sung những khuyến khuyết của mình thông qua bạn. Rõ ràng là việc học tập cùng với bạn sẽ là một cách học thông minh và hiệu quả hơn là chỉ học với thầy.

Nhưng vậy, đến đây chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng hai câu tục nhữ này không hề mâu thuẫn với nhau, vì về bản chất là chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau. Về thực thế chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau trong từ hoàn cảnh. Chúng ta học tập và tiếp thu kiến thức mới của thấy cô trên lớp trên trường còn ở nhà chúng ta rèn luyện bổ sung lại những kiến thức đó cũng với bạn bè để có thể năm chắc những kiến thức đã học. Những người “thầy” và những “bạn” của chúng ta đều đáng quý và đáng trân trọng vì đó đều là những người đưa chúng ta đi đến thành công.

16 tháng 1 2018

Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên" 

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa. 
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt. 

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn" 

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên. 
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên. 

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn. 

=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng. 

24 tháng 1 2018

1.

Ruộng ta, ta cấy ta cày, 
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây. 
Chúng mày lảng vảng tới đây, 
Rủ nhau gậy, cuốc, đuổi ngay khỏi làng. 
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai, 
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian. 
- Chúng ta chỉ có câu này : 
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao ! 
- Cho dù Mĩ nguỵ trăm tay 
Quyết không chia được đất này làm hai. 
Cho dù cạn nước Đồng Nai, 
Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng. 
- Lòng ta như giếng nước trong, 
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn. 
Giếng nước trong quyết không thể đục, 
Giặc Mĩ vào đánh gục chẳng tha. 
-Khu Đ đi dễ khó về, 
Lính đi mất mạng, quan về mất lon. 
- Sầu riêng ai khéo đặt tên 
Ai sầu không biết, riêng em không sầu ! 
Mỹ phun thuốc độc năm nào, 
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi 
Hiên ngang cây đứng giữa trời 
Một cành lá rụng, vạn chồi mọc lên 
Đất dày, rễ bám sâu thêm 
Bão lớn chẳng chuyển, bom lèn chẳng rung. 
Đất trời Nam Bộ mênh mông 
Người không khuất phục, cây không úa sầu. 
- Đạo vợ chồng trăm năm ghi tạc, 
Bởi vì ai én lạc nhạn bay. 
Lời thề ngày tập kết còn đây, 
Dù ai có kề gươm vào cổ cũng không đổi thay nghĩa chàng. 
- Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi 
Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao 
Dầu cho giặc Mĩ ngăn giậu, đón rào 
Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung.

14 tháng 4 2018

Chọn b

16 tháng 7 2018

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

“Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. 
 
Cơ sở của sự sắp xếp trong câu tục ngữ:

- Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
 
- Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.
 
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

29 tháng 3 2022

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc

20 tháng 10 2023

 "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta cố gắng làm việc chăm chỉ và kiên trì, thì sẽ đạt được thành công.
 "Không thầy đố mày làm nên"
- Ý nghĩa: Không có người thầy giỏi, thì học trò sẽ không thể thành công.
 "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta được hưởng lợi từ công sức của người khác, thì chúng ta nên biết ơn và tôn trọng họ.
 "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Ý nghĩa: Mỗi ngày chúng ta nên học hỏi thêm kiến thức mới để trở nên thông minh hơn.

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

Câu hỏi: Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng?

2
5 tháng 5 2020

Biện pháp liệt kê

6 tháng 5 2020

Biện pháp tu từ : liệt kê 

Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

TD: biện pháp liệt kê đã thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam dân dã , mộc mạc , chân thật qua các câu ca dao tục ngữ ,cùng với đó ,đồng thời biện pháp liệt kê cũng gợi tả được hình ảnh hoàn hùng của các danh địa Việt Nam : núi Trường Sơn , hồ Hoàn Kiếm, Đồng Tháp Mười

5 tháng 10 2017

   Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

   - Tôn sư trọng đạo

   - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

   - Đi thưa, về gửi

   - Trên kính, dưới nhường

   - Tiên học lễ, hậu học văn

   Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

4 tháng 5 2022

Tham khảo

Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.Bầu ơi thương lấy bí cùng, ...Anh đi anh nhớ quê nhà, ...Tới đây xứ sở lạ lùng, ...Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, ...Ruộng đồng mặc sức chim bay, ...Rủ nhau ra tắm hồ sen, ...Rừng thiêng nước độc thú bầy,
4 tháng 5 2022

ko bt, thấy mạng nó bảo đou bucminh