nêu đặc trưng của thể loại truyện, thơ,vb thông tin, nghị luận
giúp vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- thường nội dung truyện luôn hướng về cái kết đẹp, người tốt thắng kẻ xấu, thể hiện khát vọng của nhân dân, luôn có nhân vật và sự việc.
- là loại thơ một câu 6 chữ và một câu 8 chữ xen kẽ nhau, âm cuối của câu 6 trùng với âm của từ thứ 6 trong câu 8 và âm cuối trong câu 8 trùng với âm của từ cuối trong câu 6.
-
+ Hồi kí: là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua được tác giả hồi tưởng lại và tạo ra tác phẩm.
+ Du kí: là những trải nghiệm mà tác giả đang được cảm nhận và người trực tiếp ghi lại.
- là những bài, đoạn văn bàn luận về một tác phẩm nào đó.
- là những văn bản cung cấp những thông tin chính xác, khách quan cho người đọc.
Bạn tham khảo nha:
1. Truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.
- Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
- Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,..
2. Thơ lục bát
– Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
– Thứ hai: Về cách gieo vần+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.
– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bátCó sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.
3. Hồi kí, du kí
- Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. Nhân vật xưng “tôi” trong hồi kí là hình ảnh của tác giả.
- Thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm…
- “Ghi chép” hiểu theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.
4. Nghị luận văn học:
- Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả
- Tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
5. Văn bản thông tin:
- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
- Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu....
- Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
- Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,...Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản.
Những điểm cần chú ý khi đọc:
Thơ:
- Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
- Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt trình tự triển khai của người viết
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
https://tailieumoi.vn/bai-viet/30877/de-bai-nhung-dac-trung-cua-loai-van-ban-thong-tin-da-duoc-the-hien-nhu-the-nao-trong-van-ban-nay-mnqgw
- Lưu ý khi đọc truyện:
+ Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết;
+ Chú ý các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.
- Lưu ý khi đọc văn bản thơ:
+ Nhận biết được những đặc điểm về hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…).
+ Nhận biết được yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:
+ Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
+ Xác định nội dung về đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa của các văn bản nghị luận xã hội.
- Lưu ý khi đọc văn bản thông tin:
+ Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo.
+ Xác định hình thức trình bày các mục, sa pô của văn bản.
tham khảo
1.Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
2.Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin…
3.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng… + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
5.Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
8.Khái niệm Văn bản đa phương thức (multimodality texts) chỉ loại văn bản trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… lần này cũng được chú ý cả trong đọc hiểu và tạo lập.
mik chỉ lm đc mấy câu này thoi:)
Tham khảo!
- Đặc trưng của truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo
+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh
+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
- Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau
+ Cổ tích về loài vật
+ Cổ tích thần kì
+ Cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
Tham khảo:
- Đặc trưng của truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo
+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh
+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
- Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau
+ Cổ tích về loài vật
+ Cổ tích thần kì
+ Cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục
Phân loại:
- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học
- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)
- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận
+ Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận
+ Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả
+ Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm
+ Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm
+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế
tìm x,y,z
x=3y=27 và 2x -3y + 4z=48
1. Truyện