K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2024
                  Vượt Qua Áp Lực Từ Bố Mẹ và Học Tập

Trong quá trình trưởng thành, nhiều bạn trẻ thường phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía: bố mẹ và học tập. Áp lực này có thể đến từ việc kỳ vọng của gia đình, sự yêu cầu về thành tích học tập, hoặc áp lực tự đặt ra cho bản thân để đạt được những mục tiêu cao. Tuy nhiên, việc học cách vượt qua những áp lực này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả học tập mà còn góp phần vào sự phát triển cá nhân toàn diện. Dưới đây là một số suy nghĩ và cách thức giúp giải quyết vấn đề này.

1. Hiểu Rõ Kỳ Vọng và Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân

Đầu tiên, để vượt qua áp lực từ bố mẹ và học tập, điều quan trọng là phải hiểu rõ những kỳ vọng của gia đình. Có thể đôi khi, những yêu cầu từ bố mẹ là quá cao hoặc không thực tế so với khả năng của bạn. Việc trò chuyện cởi mở và trung thực với bố mẹ về những khó khăn và áp lực bạn đang trải qua có thể giúp họ hiểu và điều chỉnh kỳ vọng của mình. Đồng thời, việc thiết lập mục tiêu cá nhân rõ ràng và khả thi sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn trong học tập và cuộc sống. Mục tiêu cá nhân không chỉ giúp bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng mà còn giúp bạn duy trì động lực và sự tự tin.

2. Quản Lý Thời Gian và Kỹ Năng Học Tập

Một yếu tố quan trọng khác trong việc vượt qua áp lực học tập là quản lý thời gian hiệu quả. Lên kế hoạch học tập hợp lý và cân đối giữa học tập và nghỉ ngơi giúp giảm thiểu căng thẳng. Sử dụng các kỹ thuật quản lý thời gian như lập danh sách công việc, phân bổ thời gian cho từng môn học và tạo thói quen học tập đều đặn có thể cải thiện hiệu quả học tập và giảm bớt áp lực. Bên cạnh đó, việc phát triển các kỹ năng học tập như ghi chú, đọc hiểu và giải quyết vấn đề cũng góp phần làm cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn.

3. Tìm Kiếm Hỗ Trợ và Giải Quyết Stress

Đối diện với áp lực là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống học đường, nhưng điều quan trọng là biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ và giải quyết stress một cách tích cực. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao hoặc sở thích cá nhân không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn tạo ra cơ hội để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè. Hãy thường xuyên chia sẻ những cảm xúc và khó khăn của mình với bạn bè, thầy cô hoặc người thân để nhận được sự động viên và lời khuyên hữu ích. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc, cũng góp phần làm giảm mức độ căng thẳng và nâng cao tinh thần.

4. Phát Triển Tinh Thần Tự Tôn và Sự Kiên Nhẫn

Cuối cùng, việc phát triển tinh thần tự tôn và sự kiên nhẫn là rất quan trọng. Hãy nhớ rằng thất bại là một phần của quá trình học tập và trưởng thành. Thay vì chán nản hoặc cảm thấy áp lực quá lớn, hãy xem đó là cơ hội để học hỏi và cải thiện bản thân. Tinh thần tự tôn giúp bạn duy trì niềm tin vào khả năng của mình, trong khi sự kiên nhẫn giúp bạn kiên trì vượt qua những thử thách và khó khăn.

Kết Luận

Vượt qua áp lực từ bố mẹ và học tập là một thử thách lớn, nhưng không phải là không thể. Bằng cách hiểu rõ kỳ vọng, quản lý thời gian hiệu quả, tìm kiếm sự hỗ trợ và phát triển tinh thần tự tôn, bạn có thể đối mặt với áp lực một cách bình tĩnh và hiệu quả. Điều quan trọng là luôn giữ cho mình một thái độ tích cực và tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống. Chỉ khi bạn biết cách làm chủ bản thân và các tình huống xung quanh, bạn mới có thể vượt qua áp lực và đạt được thành công trong học tập cũng như cuộc sống.

13 tháng 9 2019
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều.Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳng mọi câu trả lời đều là: "Không". Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là "Áp lực về học tập ".
Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghĩ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi.Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
 
Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình.Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “ con người ta ” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình.Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “ Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”…Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập ” nhưng “trái ngược lại ” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.
 
Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh.Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới "tự tử ". Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.
Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.
4 tháng 10 2023

Cuộc sống luôn đầy những áp lực tiêu cực và thách thức. Đôi khi, chúng có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ. Tuy nhiên, để vượt qua những áp lực này, chúng ta cần có một tư duy tích cực và một số phương pháp hiệu quả.

 

Đầu tiên, quan trọng nhất là thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Thay vì nhìn vào những khó khăn và thất bại, hãy tìm cách nhìn vào những cơ hội và học hỏi từ những thử thách. Điều này giúp chúng ta nhận ra rằng mọi khó khăn đều có thể trở thành bước đệm để phát triển và trưởng thành.

 

Thứ hai, hãy tạo ra một kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và phân chia chúng thành những bước nhỏ hơn để dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, hãy lập lịch và quản lý thời gian một cách hợp lý để đảm bảo tiến triển theo kế hoạch.

 

Thứ ba, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và gắn kết với những người xung quanh. Chia sẻ những khó khăn và suy nghĩ của mình với gia đình, bạn bè hoặc người thân. Họ có thể cung cấp sự khích lệ, lời khuyên và giúp đỡ để giúp chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn.

Cuối cùng, hãy tìm kiếm niềm vui và thư giãn trong cuộc sống hàng ngày. Dành thời gian cho những hoạt động yêu thích, như đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục hoặc đi dạo cùng bạn bè. Điều này giúp giảm căng thẳng và tạo ra một tâm trạng tích cực.

 

Vượt qua những áp lực tiêu cực của cuộc sống không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu chúng ta có tư duy tích cực và áp dụng những phương pháp trên, chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách và đạt được thành công. Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và không bao giờ từ bỏ.

31 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Không ngại thất bại. ...Biết cách đặt niềm tin đúng chỗ ...Suy nghĩ tích cực. ...Sáng tạo. ...Không bằng lòng với những điều đã đạt được. ...Biết thừa nhận sai lầm. ...Không ngừng học hỏi. ...Quan tâm đến những người xung quanh.
2 tháng 2 2017

 a) Không tán thành.

   - Bởi vì dù giàu hay nghèo thì học tập là điều cơ bản của mỗi học sinh. Nếu không chịu học tập để hiểu biết thì sự giàu có sẽ không được bảo tồn và phát triển.

 b) Tán thành.

   - Bởi bố mẹ nào cũng mong con mình học tập thật tốt. Việc vượt khó trong học tập sẽ làm cho bố mẹ cảm thấy được vui vẻ và làm cho bố mẹ vui cũng chính là giúp đỡ bố mẹ.

 c) Tán thành.

   - Nhiệm vụ của người học sinh là phải cố gắng học tập. Khi gặp khó khăn phải nỗ lực vượt qua để hoàn thành bổn phận của học sinh.

2 tháng 10 2021

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

2 tháng 3 2022

Hành động của bố mẹ H là phân biệt nam và nữ, bố mẹ H cho rằng chỉ có con trai mới được đi học, còn con gái thì học cũng không cần thiết và cho rằng con gái học cũng không để làm gì.

Nếu là H em sẽ khuyên bố mẹ nên bỏ suy nghĩ " đối xử thiếu công bằng " , con trai hay con gái vẫn có quyền như nhau cả, bổn phận cũng như nhau. Bố mẹ không nên bắt con nghỉ học để đi làm. chỉ vì muốn cho em trai học tiếp.Bố mẹ thử đặt hoàn cảnh như con xem , " có thấy rằng bố mẹ quá thiên vị, chỉ nghiêng về em trai thôi sao ! " 

=> Rút gọn lại : Không nên " đối xử chỉ với con trai mà nên đối xử với con gái một cách công bằng nhất ". Hành động của bố mẹ , có thể gây nên tinh thần cho con cái sau này.

 

hihi, bố mẹ mình thì không có quan niệm đó, vẫn chiều mình và rất yêu quý mình. Nhưng chị mình vẫn được yêu quý nhiều hơn mình mà thôi. ( Nhà mình không có em trai hay anh trai ruột gì cả, nhưng bố mẹ vẫn yêu quý hai chị em mình , dành điều tốt nhất cho hai chị em )

Suy nghĩ của em: Bố mẹ H không nên có thái độ trọng nam khinh nữ mà nên công bằng, cố gắng cho 2 con cùng đi học

 

Nếu là H em sẽ: Khuyên bảo bố mẹ để họ thấy được xã hội ngày nay đã phát triển tiến bộ, nam nữ nên được đối sử công bằng, có như vậy gia đình mới êm ấm, xã hội mới phát triển,..

20 tháng 10 2018

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

20 tháng 10 2018

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

1: Hồng là 1 học sinh ngoan có tinh thần vượt khó và ham học hỏi, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng hồng vẫn " luôn vượt khó để họctập"

Điều đó đã nói lên phẩm chất đáng quý mà bao học sinh nên có - một tấm gương đáng để noi theo

2: Thái đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của 1 học sinh và 1 người con - điều đó dẫn đến kết cục " lưu ban " của Thái - ảnh hưởng đến tương lai sau này ,ảnh hưởng đến gia đình , cộng đồng và xã hội - là hành vi đáng để loại bỏ