Cho biết tác hại của HIV/AIDS
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.
Bn tham khảo nha >>>>>>>
Lớp Cá xương là nhóm động vật có xương sống sống trong môi trong môi trường nước, có những đặc điểm sau:
-Bộ xương ít nhiều đã hóa xương. Cột sống có nhiều đốt. Dây sống có thể tồn tại ở một số loài.
-Da có nhiều tuyến nhầy, thường được bao phủ bởi vảy.
-Hệ thần kinh có hai thùy khứu giác nhỏ hai thùy thị giác lớn, tiểu não lớn, có 10 đôi dây thần kinh não.
- Hô hấp bằng mang. Mang được nâng đỡ bởi cung mang. Vách mang tiêu biến nên Các lá mang đích trực tiếp trên cung mang. Có xương nắp mang phủ ngoài tạo thành xoang ma-Tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn một tâm nhĩ, một tâm thất, chứa máu đỏ thẩm, xoang tĩnh mạch thông với tâm nhĩ.
- Là nhóm động vật phân tính, đa số là đồng hình chủng tính. Thụ tinh ngoài. Cơ quan sinh dục và bài tiết hoàn toàn tách biệt nhau. Ống dẫn trứng và ống dẫn tinh là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục.
*Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau .
-Mình có lông vũ bao phủ .
-Chi trước biến đổi thành cánh ? có mỏ sừng .
-Phổi có mạng ống khí , có túi khí tham gia vào sự
hô hấp .
-Tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể .
-Đẻ trứng lớn có vỏ đá vôi được ấp và nở ra con nhờ thân
nhiệt bố mẹ .
-Thân nhiệt ổn định, là động vật hằng nhiệt .
*Đặc điểm chung của lớp thú:
-Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
-Thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
-Có lông mao, bộ răng phân hóa thành ba loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
-Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
*Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư là:
-Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
-Da trần và ẩm ướt.
-Di chuyển bằng 4 chi.
-Hô hấp bằng da và phổi.
-Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
-Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt.
*Đặc điểm chung của lớp bò sát là:
Là động vật biến nhiệt
Thụ tinh trong
Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao dọc, giàu noãn hoàng
Có cơ quan giao cấu
Tim ba ngăn có vách hụt, hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ
thể là máu pha
Phổi nhiều vách ngăn
Chi yếu có vuốt sắc
Màng nhĩ nằm trong hốc tai
Cổ dài
Da khô có vảy sừng
Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Hẳn là người hút thuốc lá ko lăn đùng ra chết ngay tức thì, ko say bê bết như người uống rượu nhưng nó gặm nhấm sức khỏe con người từ từ và theo thời gian nó sẽ tàn phá sức khỏe của con người đến mức kinh ngạc. Chất hắc ín có trg thuốc lá làm tê liệt các lông mao khiến bụi và vi khuẩn tồn tại trg ko khí dễ dàng vào phổi của chúng ta, chất ôxitcacbon có trg thuốc lá thấm vào máu ngăn ko cho máu tiếp cận oxi nữa, chất nicôtin làm tăng khả năng gây ung thư và co thắt động mạch. Ko lạ j nếu như sức khỏe của người nghiện thuốc lá ngày càng suy yếu. Những người nghiện thuốc phải chịu những hậu quả như vậy nhưng những người làm việc sinh hoạt xung quanh người hút thuốc lá vẫn có thể bị mắc phải những bệnh mà người nghiện thuốc thường mắc phải như : ung thư phổi, huyết áp cao, co thắt động mạch, nhồi máu cơ tim... và sẽ tổn hao tuổi thọ. Tại sao lại như vậy , rõ ràng tôi ko hút thuốc mà vẫn có thể mắc phải bệnh mà người hút mắc phải. Lí do vì chúng ta vẫn phải hít vào những luồng khói độc mà thuốc là thải ra, người hút thuốc lá hút vào rồi phì ra lượng chất độc vào phổi vẫn ít hơn chúng ta khi hít vào và chất đọc được đưa vào phổi rát nhiều có thể gọi là hoàn toàn khói thuốc. CHo nên hút thuốc phải có khu vực cách li , đặc biệt ko nên hút thuốc cạnh người đàn bà đg có thai vì thứ khói thuốc độc hại ấy có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi sau này em be có thể bêbhj bẩm sinh , khó nuôi , yếu ớt , trí não kém phát triển so vs bạn bè cùng tuổi. Chưa kể thuốc lá dẫn đến con đường phạm pháp , ở tuỏi thanh thiếu niên để có điiéu thuốc hút thì phải coa tiền mà lạm dể có tiền mà ko phải lao động nặng nhọc chỉ có nước là trộm cướp từ điếu thuốc đến cốc bia đến ma túy ròi dẫn đén con đường phạm pháp . Vậy là con đường tương lai mờ mịt sẽ mở ra chỉ vs gói thuốc là. Từ đó ta có thể thấy thuốc lá ko những làm hao mòn sức khỏe của chúng ta mà còn đưa chúng ta vào con đường tội lỗi mà có muốn thoát thì cx chẳng có đường ra. Vì sức khỏe cộng đồng và một tương lai tươi sáng và đẹp đẽ mọi người nên nói ko vs thuốc lá
Tính tiện lợi và mối hiểm hoạ môi trường
Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau - túi ni-lông; Mua sách, vở - túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men - túi ni-lông... Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông.
Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Giải pháp hiện tại và các hạn chế
Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:
1 - Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
2 - Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
4 - Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
5 - Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Đề xuất hướng giải quyết:
1 - Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt:Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
2 - Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;
3 - Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý:Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
4 - Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;
5 - Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội.
Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Tham khảo:
Tác hại của châu chấu trong trồng trọt: châu chấu là động vật ăn tạp thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật (phần non của thực vật)
Vì vậy, châu chấu là động vật gây hại cho trồng trọt: chúng ăn lá cây và phá hoại mùa màng nghiêm trọng
→→ + cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém
+ Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch
+ Có thể làm mất mùa
tk
Do đặc điểm châu chấu phàm ăn nên, lại có hệ tiêu hóa phát triển chuyên ăn chồi non, chúng sinh sản phát triển mạnh nên châu chấu là đối tượng gây tác hại cho mùa màng của con người:
- Cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém.
- Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch.
- Có thể làm mất mùa.
Bạn tham khảo và chọn lọc
Trong cuộc sống mỗi con người ai cũng có những đức tính và cách biểu lộ bản thân khác nhau. Có những người thì quá tự ti về bản thân mình, còn có những người thì lại quá tự phụ. Tự ti là tự đánh giá thấp mình trong tất cả linh vực trong cuộc sống. Còn tự phụ là kiêu căng, ảo tưởng về bản thân mình. Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân. Họ luôn sợ sệt khi đứng trước đám đông. Còn những người tự phụ thì lại ngược lại. luôn chủ quan tự cho mình là đúng và là trung tâm của xã hội, con người. Họ luôn đề cao bản thân ở một mức thái quá. Cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu đến mỗi con người. Khiến họ khó hòa nhập với cộng đồng, conđường thăng tiến từ đó bị lu mờ. Tóm lại mỗi người cần phải rèn luyện để bản thân mình không mắc vào hai tính cách như trên.
Tự phụ là một thói xấu mà cần được loại bỏ sớm ở nhân cách của con người.Có nhiều người rất tự phụ họ luôn đề cao bản thân trước mặt người khác,họ luôn cai mình là trên hết và luôn phô trương về bản thân.Người tự phụ thường là những người không chịu lắng nghe,không chịu học hỏi mà luôn coi bản thân là trên hết.Tự phụ cũng có thể coi là một căn bệnh,người mắc bệnh này sẽ bị lạc hậu,dễ bị người khác khinh miệt.Tính tự phụ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của một con người văn minh.Mong rằng tính tự phụ sẽ được mọi người sửa chữa và khắc phục nó một cách kịp thời.
Nguyên nhân :
- Do tuyết tan, mưa lụt, gió bão,...
- Do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp,...
- Do hoạt động sinh hoạt của con người
- Do đô thị hóa
- Do yếu tố khách quan : sự gia tăng dân số, nhận thức của con người về môi trường chưa cao,...
Tác hại :
- Tỉ lệ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, ung thư tăng cao.
- Thiếu hụt về nguồn nước sạch cần thiết
- Làm hại đến cách sinh vật dưới nước.
Biện pháp :
- Tuyên truyền, cổ động những hiểu biết, tầm quan trọng của môi trường cho mọi người
- Không xả thải rác bừa bãi xuống sông, hồ,...
- Tố cáo những cơ sở hoạt động kinh doanh không tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Tham Khảo:Tác hại của HIV/AIDS là:
- Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.
- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến văn hóa, chính trị.