gạch chân dưới đại từ xưng hô,đại từ nghi vấn,đại từ thay thế trong bài ko chép hết(các bạn có thể đọc trên mạng)giúp mình với mình đang cần gấp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gửi Nhi,
Nhi còn nhớ mình không? Mình là Yến đây. Giờ đây hai chúng ta không còn là "đôi chim sẻ" như hồi tiểu học đi đâu cũng như hình với bóng nữa rồi. Học tại ngôi trường cấp 2 mới mình thật sự rất nhớ Nhi.
Nhưng may sao, mình đã quen được một người bạn mới tên Linh. Bạn ấy có vẻ ngoài rất xinh xắn. Bạn có khuôn mặt hình trái xoan đáng yêu và có nước da trắng trẻo, mịn màng. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi mắt. to tròn đen láy lúc nào cũng long lanh. Đặc biệt là nụ cười cùng má lúm đồng tiền ai nhìn vào cũng thấy dễ mến. Vốn là người thành tích học tập không tốt nhưng Linh giúp mình rất nhiều. Có chỗ nào mình không hiểu bạn đều giải thích cặn kẽ, kĩ càng và còn thường xuyên động viên mình cố gắng nữa. Nhờ vậy mà mình đã tiến bộ từng ngày. Ngoài ra bạn còn thường xuyên giới thiệu mình tham gia các hoạt động của đoàn, đội. Điều ấy giúp mình hòa nhập với mọi người nhanh hơn.
Cuộc sống của Nhi thế nảo? Đã làm quen được với bạn mới chưa. Nhớ giữ sức khỏe nhé, mùa hè này mình sẽ về thăm cậu.
Yến
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy.Tình yêu quê hương có ở đâu ? Tình yêu quê hương luôn có ở mỗi chúng ta , nó đã được Tế Hanh chứng tỏ.Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Tham khảo:
Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà “Thơ mới" đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.
Bài thơ được mở đầu với đoạn:
Gậm một khối căm hờn trong củi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự,
Tôi sẽ lầm tưởng rằng chúa sơn lâm đã bị khuất phục, đã trở nên hiền lành, không còn lồng lộn dữ tợn nữa, nếu chỉ thoáng qua bề ngoài của con hổ.
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.
Từ ngục tù cũi sắt, con hổ đang thả hồn theo nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng xa vời vợi
Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú lại hiện lên ở khổ 4
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Với: "hoa chăm, có xén, lối phẳng, cây trồng"
Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Qua đó ta hiểu được tâm trạng của con hổ lúc này là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.
Khinh bạc, căm tức với hiện tại, nó lại khao khát trở về với "núi non hùng vĩ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa" trở về với cuộc sống tự do. Nhưng sự thật nó đang bị giam cầm trong cũi sắt, chúa sơn lâm đang thả hồn mình theo giấc mộng ngàn" để được sống lại những giờ phút huy hoàng thuở xưa, cố xua đi những ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình.
Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang chán ngán trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Tâm trạng con hổ, vì khát vọng tự do, cũng chính là của nhà thơ, của cả một xã hội, một thời đại bay giờ, đang bực tức, đang chán ngán cuộc sống thực tại mất tự do. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Vậy làm sao để hấm dứt việc này? Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mất muôn trùng nước non”
ok bạn nha
Tham Khảo
Hình ảnh con hổ trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ để lại cho em nhiều suy nghĩ "Có phải bài thơ đã mượn lời con hổ để diễn tả tâm trạng của người dân mất nước thở ấy hay không?" . Con hổ bị cầm tù, bị bắt sống xa nơi ở của nó là núi rừng. Con hổ từng là chúa sơn lâm, vậy mà nay chúa sơn lâm lại phải chịu cảnh tù hãm. Con hổ uất ức, căm thù cay đắng kẻ đã đưa nó vào đây. Sống trong cái lồng sắt nhỏ bé, con hổ ngày đêm nhớ rừng, nhớ nơi ở trước kia của nó. Nó nhớ những ngày tháng tung hoành, làm chúa sơn lâm của một khu rừng rộng lớn, nó nhớ những tiếng gào thét trong huy hoàng. Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ảnh.
Tham khảo:
Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vậy học tập để làm gì? Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập.Ôi! Sẽ thế nào đây nếu tất cả mọi người ko có tri thức? Nếu như không học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải chú tâm vào học tập ngay!
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! (Câu cảm). Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân (Câu trần thuật). Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? (Câu nghi vấn)
Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này (Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)...
Ở mạng là ở đâu bạn
đọc trên google có bài này đó bạn