K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8

1d - 2b - 3a - 4d - 5c

Mình làm phần gạch dưới có phát âm khác nhé! Mấy bài dưới thì mình không thấy được hết đề

3 tháng 8

1 D

2 B

3 A

4 D

5 C

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

10 tháng 4 2016

Bài 2. a) Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự: Quốc hiệu tiêu ngữ; địa điểm, thời gian; người gửi( tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ); lí do viết đơn; nguyện vọng; cam kết; chữ ký.

b) Giống nhau: Đều có quốc hiệu, tiêu ngữ; có ngày, tháng, năm, có tên đơn, có kính gửi, người nhận, có họ và tên, tuổi tác, nơi ở hiện nay, đều có lí do để viết đơn, có nguyện vọng, có lời cam đoan, có chữ ký.

Khác nhau: Nội dung của bức thư

c) Các mục trong một lá đơn là không thể thiếu và phải viết đúng một trình tự.

- Phần bắt buộc phải có: nơi nhận, nơi gửi, nguyện vọng.

Bài 3.

a) Đà Lạt có trăm nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc.

b) Tháng Tám có đêm Trung thu thật thú vị.

c) Miền Bắc có những đợt rét rậm kéo dài.

d) Quê em có nhiều trái ngọt hoa thơm.

Bài 4. 

a) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất hối hận.

b) Vào những ngày hè, học sinh được đi chơi rất vui vẻ.

c) Buổi sáng, mặt hồ không một gợn sóng.

d) Khi gió đồng ngát hương, chim én lượn khắp bầu trời.

Bài 5.

a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1.

Bước tới Đèo Ngang/, bóng/xế tà,

             TN                /   CN / VN

Cỏ cây/ chen đá/, lá /chen hoa.

    CN/ VN        /    CN / VN

Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,

              VN          /           CN

Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.

             VN         /           CN

Đây chỉ là ý kiến của riêng mình thui nhưng cũng nhớ tick mình nhahaha

10 tháng 4 2016

và trả lời câu hỏi trang 123 giùm mình lun nhé

12 tháng 4 2016

làm zì có ngữ văn thí điểm

5 tháng 3 2023

- Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin:

+ Những mốc địa điểm có thể đi xe/ đặt xe tới lễ hội

+ Những con đường khác nhau có thể dẫn tới lễ hội

+ Cách nhanh nhất để đến địa điểm lễ hội

26 tháng 9 2023

75 + 23 =98

4 tháng 7 2018

loi gai hay 

hoc tot nha

4 tháng 7 2018

sách vnen là chương trình ms ra làm gì có wed nào dành riêng cho nó 

27 tháng 3 2018

mk lớp 6

27 tháng 3 2018

trang6 27trang7 29 trang8 40 trang9 77 trang10 67

26 tháng 11 2021

 

1 cách

Chia 3 giảng viên cho 3 sinh viên mỗi người 1 giảng viên hướng dẫn 1 sinh viên.

Mk nghĩ v

26 tháng 11 2021

không đúng rồi bạn có 9c cơ :(

29 tháng 2 2016

CÔ TÔ

              (Nguyễn Tuân)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).


- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo)

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.