K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

B

2 tháng 8 2021

Em tham khảo !

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

  

Tham khảo: 

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng

– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.

– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận

2. Hệ thống luận điểm

– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động

3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Mở bài nghị luận về lòng tự trọng

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thân bài nghị luận về lòng tự trọng

* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.

 

– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện

+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình

+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn

+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.

– Nói đi đôi với làm

– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.

– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.

– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.

– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.

– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.

 

– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.

– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.

– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời

– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng

– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.

 

+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động

– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.

– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.

– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.

– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.

* Bàn luận mở rộng

– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại

– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.

+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa

+ Học sinh vô lễ với thầy cô

+ Lười lao động, học tập

+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…

-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.

Kết bài nghị luận về lòng tự trọng

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.

– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

22 tháng 8 2016

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”:

“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... “


Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo; là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng. Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “Xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... ”
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).
Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

29 tháng 11 2017

Đáp án D

22 tháng 12 2016

- Ý nghĩa của tự tin: Tự tin làm cho những suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn, chủ động và tự giác hơn nên dẫn đến hiệu quả cao hơn.

- Ý nghĩa của tự trọng: Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh

28 tháng 12 2016

- Ý nghĩa của tự tin là :Giúp con người có thêm sức mạnh ,nghị lực ,sức sáng tạo để lam nên sự nghiệp lớn ,nếu không có tự tin con người sẽ yếu đuối rụt rè.

- Ý nghĩa của lòng tự trọng :Phẩm chất đạo đức cao quý ,giúp chúng ta có thêm nghị lực ,nâng cao phẩm giá uy tín ,làm đẹp các mối quan hệ xã hội.

 Tự lập có mấy ý nghĩa? A.3 B.1 C.2 D.42Ý nào dưới đây không phải nội dung khái niệm giữ chữ tín? A.Ba đáp án đều sai B.Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình C.Biết trọng lời hứa D.Biết tin tưởng nhau3Đâu không phải đặc điểm của người tự lập?  A.Có sự tự tin, bản lĩnh cá nhân B.Luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên C.Ngại khó, ngại khổ D.Dám đương đầu với...
Đọc tiếp

 

Tự lập có mấy ý nghĩa?

 A.

3

 B.

1

 C.

2

 D.

4

2

Ý nào dưới đây không phải nội dung khái niệm giữ chữ tín?

 A.

Ba đáp án đều sai

 B.

Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình

 C.

Biết trọng lời hứa

 D.

Biết tin tưởng nhau

3

Đâu không phải đặc điểm của người tự lập?

 

 A.

Có sự tự tin, bản lĩnh cá nhân

 B.

Luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên

 C.

Ngại khó, ngại khổ

 D.

Dám đương đầu với thử thách

4

Ý nghĩa của tôn trọng người khác là?

 A.

Giúp nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển

 B.

Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện

 C.

Giúp xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn

 D.

Giúp con người thanh thản, nhận được sự quý trọng 

5

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

 A.

Hai đáp án đều đúng

 B.

Hai đáp án đều sai

 C.

Cần phải tôn trọng mọi người mọi lúc, mọi nơi

 D.

Cần phải tôn trọng người khác trong cử chỉ, hành động, lời nói

6

….là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Trong “…” là?

 A.

Tôn trọng lẽ phải

 B.

Ba đáp án đều sai

 C.

Tôn trọng người khác

 D.

Cộng đồng dân cư

7

Đâu không phải nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín?

 A.

Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác 

 B.

Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc

 C.

Giúp mọi người đoàn kết với nhau

 D.

Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau

8

Để có được lòng tin của người khác, mỗi người cần?

 A.

Làm tốt chức trách, nhiệm vụ

 B.

Giữ đúng lời hứa với mọi người

 C.

Ba đáp án đều đúng

 D.

Đúng hẹn với người xung quanh

9

Từ nào là đúng khi nói về người thiếu tính tự lập?

 

 A.

Dựa dẫm

 B.

Tự làm lấy

 C.

Ba đáp án đều đúng

 D.

Không trông chờ

10

Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng P không làm và tìm cách đùn đẩy cho bạn khác làm phần việc của mình. Nhận xét nào về P dưới đây là đúng?

 A.

P chưa có tính tự lập trong học tập

 B.

P đã có tính tự lập trong công việc cá nhân

 C.

P đã có tính tự lập trong học tập

 D.

P đã có tính tự lập trong sinh hoạt hàng ngày

1
30 tháng 12 2021

Tự lập có mấy ý nghĩa?

 A.

3

 B.

1

 C.

2

 D.

4

2

Ý nào dưới đây không phải nội dung khái niệm giữ chữ tín?

 A.

Ba đáp án đều sai

 B.

Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình

 C.

Biết trọng lời hứa

 D.

Biết tin tưởng nhau

3

Đâu không phải đặc điểm của người tự lập?

 A.

Có sự tự tin, bản lĩnh cá nhân

 B.

Luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên

 C.

Ngại khó, ngại khổ

 D.

Dám đương đầu với thử thách

4

Ý nghĩa của tôn trọng người khác là?

 A.

Giúp nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển

 B.

Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện

 C.

Giúp xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn

 D.

Giúp con người thanh thản, nhận được sự quý trọng 

5

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

 A.

Hai đáp án đều đúng

 B.

Hai đáp án đều sai

 C.

Cần phải tôn trọng mọi người mọi lúc, mọi nơi

 D.

Cần phải tôn trọng người khác trong cử chỉ, hành động, lời nói

6

….là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Trong “…” là?

 A.

Tôn trọng lẽ phải

 B.

Ba đáp án đều sai

 C.

Tôn trọng người khác

 D.

Cộng đồng dân cư

7

Đâu không phải nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín?

 A.

Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác 

 B.

Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc

 C.

Giúp mọi người đoàn kết với nhau

 D.

Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau

8

Để có được lòng tin của người khác, mỗi người cần?

 A.

Làm tốt chức trách, nhiệm vụ

 B.

Giữ đúng lời hứa với mọi người

 C.

Ba đáp án đều đúng

 D.

Đúng hẹn với người xung quanh

9

Từ nào là đúng khi nói về người thiếu tính tự lập?

 

 A.

Dựa dẫm

 B.

Tự làm lấy

 C.

Ba đáp án đều đúng

 D.

Không trông chờ

10

Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng P không làm và tìm cách đùn đẩy cho bạn khác làm phần việc của mình. Nhận xét nào về P dưới đây là đúng?

 A.

P chưa có tính tự lập trong học tập

 B.

P đã có tính tự lập trong công việc cá nhân

 C.

P đã có tính tự lập trong học tập

 D.

P đã có tính tự lập trong sinh hoạt hàng ngày

4 tháng 8 2023

Em đồng ý với ý kiến trên.

Vì muốn để bản thân giỏi giang, tài năng, đạt đước ước mơ/ điều mình muốn chinh phục hay có được thì phải tin vào bản thân có thể làm được. Từ niềm tin bản thân ta mới hành động để đạt được thành công, còn nếu cứ tự ti trong lòng sợ hãi vấp ngã hay hèn nhát nghĩ mình yếu kém thì bản thân sẽ mãi thụt lùi đi chậm lại so với mọi người cố gắng nỗ lực hàng ngày ngoài kia. Nói chung điều quan trọng nhất là chúng ta phải có niềm tin, tin vào năng lực bản thân không sợ hãi sự thất bại thì cuối cùng ta mới đạt được giá trị thành quả mình mong muốn!

4 tháng 8 2023

xjhtcvkưbvyk uyb5.b ilunm7

mkeon5iopbu8byu8uybubyubygyubtgy

21 tháng 10 2021

Không chỉ là một phẩm chất tốt mà lòng tự trọng còn mang lại ý nghĩa tích cực cho cuộc sống:

Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người.Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.Lòng tự trọng giúp mỗi người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.Có được lòng tự trọng bạn sẽ nhận được sự quý trọng, yêu quý của mọi người.
21 tháng 10 2021

Không chỉ là một phẩm chất tốt mà lòng tự trọng còn mang lại ý nghĩa tích cực cho cuộc sống: Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi ngườiLòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Lòng tự trọng giúp mỗi người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.