Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”
(Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)
1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.
Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau
“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.