K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7

\(A\left(x\right)=3x^2\left(4x^3-2x+\dfrac{1}{3}\right)\\ =3x^2\cdot4x^3-3x^2\cdot2x+3x^2\cdot\dfrac{1}{3}\\ =12x^5-6x^3+x^2\\ B\left(x\right)=4x^3-\dfrac{1}{5}x\left(2x^2-x+5\right)\\ =4x^3-\dfrac{1}{5}x\cdot2x^2+\dfrac{1}{5}x\cdot x-\dfrac{1}{5}x\cdot5\\ =4x^3-\dfrac{2}{5}x^3+\dfrac{1}{5}x^2-x\\ =\dfrac{18}{5}x^3+\dfrac{1}{2}x^5-x\\ C\left(x\right)=\left(x^2-x+1\right)\left(x+1\right)-x\left(x^2+3\right)-15\\ =x^3+1-x^3-3x-15\\ =\left(x^3-x^3\right)-3x+\left(1-15\right)\\ =-3x-14\\ D\left(x\right)=-15x+5x\left(x^2-7x+3\right)-x^2\left(5x-8\right)+27x^2\\ =-15x+5x^3-35x^2+15x-5x^3+8x^2+27x^2\\ =\left(-15x+15x\right)+\left(5x^3-5x^3\right)+\left(8x^2-35x^2+27x^2\right)\\ =0\)

27 tháng 3 2018

mk lớp 6

27 tháng 3 2018

trang6 27trang7 29 trang8 40 trang9 77 trang10 67

18 tháng 3 2018

Đa thức P đâu ak

8 tháng 4 2022

Tập 2    undefined

18 tháng 3 2018

Đa thức P đâu?

18 tháng 3 2018

Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại x = 0,5 và y = 1:

Giải bài 27 trang 38 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

2 tháng 9 2019

\(\left(\frac{1}{2}xy-1\right).\left(x^3-2x-6\right)=\frac{1}{2}xy.\left(x^3-2x-6\right)+\left(-1\right).\left(x^3-2x-6\right)\)

\(\frac{1}{2}xy.x^3+\frac{1}{2}xy.\left(-2x\right)+\frac{1}{2xy}.\left(-6\right)+\left(-1\right).x^3+\left(-1\right).\left(-2x\right)+\left(-1\right).\left(-6\right)\)

\(\frac{1}{2}x^{\left(1+3\right)}y-x^{\left(1+1\right)}y-3xy-x^3+2x+6\)

\(\frac{1}{2}x^4y-x^2y-3xy-x^3+2x+6\)

\(\frac{1}{2}x^4y-x^3-x^2y-3xy+2x+6\)

Chúc bạn học tốt !!!

Bài làm

Ta có: ( xy - 1 )( x3 - 2x - 6 )

= ( xy . x3 ) + [ xy . ( -2x ) ] + [ xy . ( - 6 ) ] + [ ( -1 ) . x3 ] + [ ( -1 ) . ( -2x ) ] + [ ( -1 ) . ( -6 ) ]  ( * chỗ này nếu thầnh thạo phép nnhân đa thức r thì k cần pk ghi đâu )

= x4y - 2x2y - 6xy - x3 + 2x + 6

# Học tốt #

22 tháng 2 2016

CẢM XÚC MÙA THU

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh phiêu bạt, cơ cực. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.

2. Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương l­u lạc.

3. Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đ­ường như ­: nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình", nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Có thể chia bài thơ thành hai phần (4 câu trên và 4 câu d­ới). Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, 4 câu dư­ới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Nội dung của bốn câu thơ trên là miêu tả cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt (cũng có một chút dữ dội nhưng chỉ làm cho cảnh thêm sâu thẳm, hoang vu). Bốn câu thơ ở phần hai lại chủ yếu miêu tả cái tình của nhà thơ : nỗi nhớ quê và nỗi niềm "dân nước".

2. Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,...). Thế nhưng đến bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó "lặn" vào tâm hồn của nhà thơ. Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).

3. Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu - vừa tiêu điều, hiu hắt (S­ương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong ; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trư­ờng Giang ; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Cảnh ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).

Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng d­ường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Thế nhưng bên cạnh đó nó còn là nỗi lo vì đất nước ch­a yên, là niềm cảm thông đối với những người lính thú đang phải trấn giữ ở những nơi rét m­ướt xa xôi.

Bài thơ khởi hứng bằng "thu" và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là "thu tình" và đâu là "thu cảnh". Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu - hứng).

4. Câu thơ Tùng cúc l­ưỡng khai tha nhật lệ (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý. Chữ "lệ" ở trong câu thơ này quả thực rất khó phân biệt đó là lệ của người hay "lệ" của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu : mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng cứ tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc "nở rồi lại nở" vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.

5. Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:

- Ưu điểm : Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

- Nh­ược điểm : Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm :

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương" - đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

 

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ "l­ỡng khai" - là một từ quan trọng của bản phiên âm - nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ "cô" ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương. 

 

22 tháng 2 2016

 

BÀI TOÁN DÂN SỐ

(Thái An)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...

c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

 

Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.

15 tháng 12 2017
Soạn bài: Bài toán dân số Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt :

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

Bố cục :

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.

- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.

Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.

- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.

Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :

- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.

- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.

- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.

Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.

Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người

⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.

NV
15 tháng 4 2022

Đề bài yêu cầu điều gì em nhỉ?

15 tháng 4 2022

dạ là rút gọn biểu thức ạ