Kể về 1 lần em mắc lỗi(sách ngữ văn 6)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
b. Thân bài:
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
c. Kết bài:
+ Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
+ Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Tham khảo
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý ...
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy, em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
- Chuyện xảy ra cách đây khoảng nửa năm, đầu đuôi là thế này. Em rất thích trò chơi điện tử, nhưng vì nhà không có máy vi tính nên thỉnh thoảng vào cuối tuần, em tranh thủ đến tụ điểm chơi độ một tiếng cho đỡ thèm rồi về. Bọn con trai chúng em khi đã ngồi trước màn hình lấp lánh đủ màu là thích thú, say sưa. Quên hết mọi sự. Hôm ấy mới là thứ năm. Buổi tối, ngồi làm bài tập Toán mà đầu óc em cứ mãi nghĩ về việc mình đã thua điểm Hùng trong trò chơi tấn công vào thành. Càng nghĩ càng tức vì em cho rằng mình chơi giỏi hơn bạn ấy. Không ! Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Hùng đỡ “kiêu”. Trong đó , em chợt nảy ra một ý. Em đứng lên, gấp sách lại rồi nói với mẹ : - Mẹ ơi ! Bài Toán này khó quá ! Mẹ cho con sang nhà Hùng để hỏi, mẹ nhé ! Mẹ đồng ý và dặn em về sớm. Như con chim sổ lồng, em chạy vụt đi. Nhà Hùng ở cuối phố cách nhà em chỉ vài trăm mét. Qua mấy điểm chơi điện tử, chỗ nào cũng lố nhố người . Lấm lét nhìn quanh, không thấy ai quen, em rẽ vội vào. Em chơi lại trò tấn công vào thành.Một lần, hai lần, ba lần…. Số điểm cứ tăng dần, tăng dần cho tới lúc hơn được điểm của Hùng mới thôi. Em say sưa và phấn chấn lạ lùng, quên cả thời gian. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến em giật mình : - Nghỉ thôi cháu ! Khuya rồi! Bác chủ nà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Đã hơn mười giờ rồi ư ?! Nguy quá! Em vội bảo bác: - Bác tính tiền cho cháu ! - Sáu ngàn. Cháu đã chơi hai tiếng rồi đấy!
- 2. Lục hết các túi chỉ có bốn ngàn, em bối rối không biết làm sao, đành năn nỉ : - Bác cho cháu nợ hai ngàn, mai cháu trả ! - Lần sau có tiền thì chơi không tiền thì thôi, đừng thế nữa nghe cu cậu ! Em nóng bừng mặt, vì ngượng nhưng đành chịu. Bác ấy đâu có nói sai. Bướ xuống lòng đường, cơn gió đêm mát lạnh làm cho em tỉnh hẳn. Niềm phấn khích lúc nãy chợt tan biến và nỗi lo ập đến. Trời ơi ! Biết ní với bố mẹ thế nào đây ?! Đầu óc rối bời , em vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra . Bớt chợt, có tiếng nhe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm khác của bố em cất lên: - Toàn ! Lên xe mau ! Hai đầu gói bủn rủn, em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp : - Bố ! Bố… đi tìm con ư ?! - Phải ! Mẹ bảo là con đến nhà Hùng làm Toán và bố đã đến đó để đón con. Giọng bố bình thản nhưng em biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ. Một nôi sợ hãi ghê gớm khiến em choáng váng. Như một cái máy, em leo lên xe để bố chở về nhà. Biết không thể nào biện bạch cho hành động dại dột của mình, em đã nói thật mọi chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe. Ông gọi em đến gần và nhẹ nhàng khuyên nhủ : - Tuổi trẻ thường hiếu thắng nhưng cháu đừng cay cú hơn thua với bạn như thế ! Chơi để giả trí thì được, chứ đam mê đến xao nhãng học hành thì không nên, cháu ạ ! Em xin lỗi gia đình và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Thời gian qua, em cố gắng giữ lời hứa, tập trung vào việc học hành. Do đó mà kết quả học tập khá lên nhiều. Bố mẹ vui vẻ cho phép em mỗi sáng chủ nhật được chơi trò chơi điện tử hai tiếng đồng hồ. Tất nhiên là em không quên rủ Hùng- người bạn thân thiết cùng đi. Câu chuyện ấy đã cho em một bài học nhớ đời. Sự dối trá chỉ đem lại những hậu quả xấu mà thôi.
Ai cũng có lần mắc lỗi và tôi cũng vậy. Lỗi lầm ấy đã trở thành một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Mấy hôm ấy, bố tôi đi công tác nên mẹ ở nhà chăm lo, yêu thương tôi hết mực. Một hôm, mẹ dẫn tôi đi chợ để sắm quần áo mới. Đi qua một quầy hàng bán đồ chơi, tôi thấy một bé gấu bông rất dễ thương. Tôi định xin tiền mẹ mua nhưng rất ngại. Về nhà,hình ảnh bé gấu lúc nào cũng ở trong tâm trí tôi. Tôi mơ thấy mình đang chơi với gấu, chải lông cho gấu, âu yếm gấu. Hai ngày sau, tôi quyết định lấy trộm tiền mẹ để mua bé gấu. Đã quyết thì làm, ngày hôm sau, khi mẹ đang nấu ăn, tôi lén lấy trộm của mẹ một trăm ngàn và chạy ra chợ mua bé gấu về. Lúc ấy, tôi vui sướng biết bao! Tan học, tôi chơi đùa vui vẻ với bé gấu. Còn trước khi đi học thì tôi cất gấu vào tủ quần áo và cắp sách đến trường. Bỗng nhiên một hôm tôi đi học về, mở tủ ra thì bé gấu không còn nữa. Tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi và khi vào bếp, tôi thấy bé gấu đang nằm trong tay mẹ. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng bỗng giật mình:”Trời ơi, mẹ phát hiện ra bé gấu rồi, làm sao bây giờ?” Mẹ hỏi tôi:
- Con gấu bông này ở đâu ra vậy con? Bạn con cho con hả? Hay là con ăn trộm của ai?
Tôi lúng túng trả lời:
- Dạ…dạ…vâng ạ! Bạn… bạn Lan cho con đó mẹ! Bạn ấy tốt quá nhỉ!
Mẹ trả gấu lại cho tôi rồi bảo tôi về phòng. Tôi gật đầu rồi chạy một mạch vào phòng. Từ đó, ngày nào, mắt mẹ cũng đỏ hoe cả lên. Một tối nọ, tôi bỗng giật mình thức giấc khi nghe tiếng ai đó khóc. Tôi nhìn ra cửa sổ thấy mẹ vừa khóc vừa than rằng:”Mình ơi, em có lỗi với mình quá! Khi mình đi vắng, ở nhà em đã dạy con không tốt. Cái Vân nó đã nói dối em, mình ơi!” Ôi trời, thì ra mẹ đã biết hết mọi chuyện rồi ư? Sao mẹ không trách mắng, đánh đập con mà lại cố gắng chịu đựng một mình? Mẹ có biết rằng khi nhìn mẹ rơi lệ, con đau xót lắm không! Ôi, tội nghiệp mẹ của con.
Hôm sau, tan học về, tôi chạy vào bếp và ôm chầm lấy mẹ. Tôi khóc, hai hàng nước mắt chảy dài và nói:
- Con xin lỗi mẹ. Con thật có lỗi với mẹ. Lẽ ra, con không nên lấy trộm tiền mẹ để mua con gấu bông ấy. Con xin lỗi mẹ. Mẹ tha thứ cho con nhé!
Mẹ gật đầu. Hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc.
Tôi rất yêu quý và biết ơn mẹ. Tôi sẽ không bao giờ lấy trộm tiền của mẹ nữa và sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Trong tâm trí tôi, tôi luôn biết rằng tình yêu mà mẹ dành cho tôi là vô bờ bến.
Bn tham khảo nhé !!!
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi.Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không.Tôi cũng đã từng chưa học bài.Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận,xấu hổ và cũng làm cho thầy cô,ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp.Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ.Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi.Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình.Chơi chán.tôi nghĩ:"Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi!"Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc.Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn.Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy.Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi.Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ.Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật.Tôi mở sách ra học.Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này.Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà.Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng
"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên.Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch.Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai.Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:
-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!
Sau khi nghe cô nói,tôi rất hoang mang và lo sợ.Cô bắt đầu chép đề lên bảng.Các bạn cặm cụi làm bài.Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài.Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.
Rồi ngày hôm sau,cô trả bài,tôi bị điểm 2.Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ đượ mỗi 2.Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi.Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng.Cô hỏi:
-Con đã ôn bài cũ chưa?
Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô.Tôi lấy hết can đảm trả lời:
-Dạ,con chưa học bài!
Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi.Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà.Cô lại ân cần:
-Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?
Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận.Hai chữ"lớp trưởng"Sao xa vời quá!Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ:con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...
Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe.Nét mặt cô thoáng buồn!Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ!Cô nói với tôi:
-Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!
Tôi trả lời:
-Con cảm ơn cô ạ.Con hứa sẽ cham chỉ hơn
Cô mỉm cười:
-Lần sau cô gỡ điểm con nhé!
Tôi"vâng ạ"tồi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo.ĐỨng ngoài cửa,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào.Tôi buồn bã bước vào nhà.Mẹ niềm nở ra đón:
-Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?
Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ.Cuối cùng,tôi lấy hết can đảm,nói:
-Dạ,con bị điểm 2 ạ!
Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình!Mẹ hỏi:
-Vì sao con lại bị điểm kém vậy?
Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:
-Dạ,do con mải chơi.Con xin lỗi mẹ ạ!
Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm!Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi-Tôi nghĩ.Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:
-Thôi,lần sau con gỡ điểm nhé!
Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!
Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ.Sau sự việc này,tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn.Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài.Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận.Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi,thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu,vừa học giỏi như tôi.Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lân nữa.
Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi lên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ…
Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn năm mơ thấy nó ở bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi ngờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi.
Chiều hôm sau đi học về, tôi quyết định sẽ nhận lỗi với mẹ. Bước chân vào phòng, tôi bắt gặp hình ành dáng mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như vào chốn vô định…Nhìn mẹ như vậy tôi suýt bật khóc. Bao nhiêu hồi hộp, sợ hãi trong tôi tan biến mất. Lúc này đây trong tôi chỉ còn tình yêu đối với mẹ và lòng dũng cảm mà thôi. Tôi tiến lại gần và gọi “Mẹ”. Mẹ đang khóc, lau vội nước mắt quay lại nhìn tôi. Mẹ kéo tôi lại gần, ôm tôi vào lòng và xoa đầu tôi như thuở bé. Tôi ôm chặt mẹ và không thể kìm nén cảm xúc của mình, tôi bật khóc “Mẹ ơi, con., con…. con xin lỗi mẹ. Con . Không để tôi nói hết câu, mẹ ngăn lại “Con yêu của mẹ. Con không phải nói gì nữa. Mẹ đã biết tất cả rồi. Con của mẹ mà mẹ không hiểu sao. Con nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa là tốt rồi. Mẹ sẽ không cho ba con biết chuyện này đâu, để ba con yên tâm công tác. Vì đây là lần đầu nên mẹ con mình xí xoá nhé. Mẹ cũng thật buồn vì không thể lo đủ cho con…”. “Không! Mẹ ơi, biết thế nào là đủ ạ. Con chỉ cần tình yêu mẹ dành cho con thôi”. Hai mẹ con tôi ôm nhau thật chặt.
Lần đầu nói dối và cũng là lần đầu tôi làm mẹ đau khổ. Dáng mẹ buồn như đã khắc sâu vào tâm khảm tôi mà mỗi lần nhớ lại tôi thấy lòng mình đau nhói. Nhờ có mẹ, tôi đã xác định được mục tiêu của mình là phải sống vững vàng và ngay thẳng giống như cha của tôi.
Con người không một ai lớn lên mà không mắc phải những sai lầm, những khuyết điểm. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi là một đứa con gái nhiều khuyết điểm. Năm học lớp sáu, tôi đã mắc một khuyết điểm rất lớn khiến cô giáo chủ nhiệm rất buồn. Đó là đánh bạn học cùng lớp. Mặc dù chuyện đã qua lâu, mọi người cũng đã tha thứ cho tôi, đã quên lỗi lầm năm ấy nhưng nó mãi là một kỉ niệm khó phai trong cuộc đời học sinh của tôi. Mọi người đều nhận xét rằng tôi giống cha từ ngoại hình đến tính cách. Tôi thừa hưởng từ cha đôi mắt, nụ cười,…và cả cái tính khí “nóng như Trương Phi”…Cha mẹ tôi đi làm xa để tôi sống với ông bà ngoại. Ông bà suốt ngày quần quật ngoài đồng từ sáng đến tối nên cũng không có thời gian dạy dỗ tôi đàng hoàng, nhắc nhở việc học của tôi…Có lẽ vì vậy mà tôi đâm ra lêu lỏng, ương ngạnh, coi trời bằng vung. Tôi còn nhớ như in hôm ấy là ngày thứ năm – ngày cô giáo trả bài kiểm tra môn Toán. Do lần kiểm tra đó tôi không học bài nên phải nhận điểm dưới trung bình. Thật đáng xấu hổ! Một đứa bạn cùng lớp, tên là Huy đã trêu tôi cả buổi học hôm đó chỉ vì con điểm 3 môn Toán. Nó còn bảo sẽ về mách bà tôi vì cái tội tôi ham chơi, lười học, bị điểm kém,…Là một đứa con gái nhưng tôi lớn hơn các bạn đồng trang lứa rất nhiều, lại còn không được dịu dàng, thùy mị mà cứ hổ báo như con trai vậy. Sau giờ học hôm đó, lúc tan trường tôi đã lôi xềnh xếch Huy ra ngoài cổng, đánh nó túi bụi và còn hâm dọa rằng: “Nếu mày dám mách mẹ tao, tao sẽ không để cho mày yên đâu”. Rồi tôi bỏ ra về với sự hả hê trong lòng nhưng đâu hay mọi chuyện sẽ tồi tệ biết chừng nào…Đúng là Huy rất nghe lời, Huy không mách bà tôi mà lại…nói với mẹ của bạn ấy. Vậy là hôm sau, mẹ Huy tìm gặp cô giáo chủ nhiệm và phàn nàn với cô về vụ việc trên.
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.
Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.
Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.
Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...
Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...
Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…
Thân bài
- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.
- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.
- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.
- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.
- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.
c) Kết bài
- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.
Mở bài:
- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.
- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.
b) Thân bài:
- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.
- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,
- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.
- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.
- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.
c) Kết bài:
- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Sáng nay, trước khi đi làm, bố dặn mình: “Ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.
Mình có nghịch ngợm gì đâu nào! Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàng lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi thôi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế mà không nặng nhỉ! Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bèn lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ồ, bụng nó cáng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì trong ấy?
Bụng gì mà kỳ thế này, sao mình vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ, đổ chơi cùa bố mau hư quá!
Chiều về, bố hỏi: “Ở nhà, ai nghịch cá của bố?”. Mẹ bảo: “Còn ai trồng khoai đất này?”. May quá, chỉ thê thôi, không ai nhắc gì đến mình.
Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bể bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm. Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá, cứ khóc mếu mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc. Bây giờ đồ chơi của bố bị mình làm hỏng mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không? Mình thấy tội nghiệp quá.
Mình ra đứng cạnh bên bố mà bố cũng chẳng nói gì.
– Bố ơi!
– Gì con?
– Con làm hỏng nó đây bố ạ!
– Hỏng gì?
– Con cá ấy mà! Con làm đấy…
– À…
– Bố ơi!…
– Bố đừng khóc bố ạ! Con mua kem cho bố ăn nhé! Con… Con xin lỗi!
Bố phì cười. A, thế là bố vui rồi đấy!
Bố không giận mình nữa. Bố cũng không bắt đền gì mình. Bố còn bê mình lên hôn vào má mình nữa cơ.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".