K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quả, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tưởng rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi..." Ngay cái ngày đầu tiên đó...
Đọc tiếp

“Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt
đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quả, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tưởng
rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn
bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi..." Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới
đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê...". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi,
phải ở dưới quê, mình nẩu cá rõ với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ
kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can,
người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm.". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư
như vậy là nuôi được mấy con heo..."
(...)Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc
sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ
vỡ trước cô giúp việc ...
"
(Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích?
Câu 2. Đoạn trích trên gợi lên trong em cảm x

1
2 tháng 7

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích?

`-` Thể loại:tự sự
Câu 2. Đoạn trích trên gợi lên trong em cảm xúc:về cuộc sống hiện đại và cuộc sống nông thôn, sự đối lập giữa phong cách sống, giá trị và chuẩn mực của các nhân vật

Em hãy kể tóm tắt lại? xin mn giúp ạ Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê), cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm re nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu...
Đọc tiếp

Em hãy kể tóm tắt lại? xin mn giúp ạ bucminh

Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê), cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm re nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau : đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất ; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc ; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục... không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào !

0
Viết tiếp câu chuyện của @ trần gia đạoNhà bác học bị cận nặng phải đeo kính, không kính ông không nhin rõ được moi vật xung quanh. Một hôm, ông mất kính, tìm nhiều giờ cũng không thấy, ông nghĩ : "Trong phòng chỉ có ông và cô giúp việc được vào ... không lẽ ..." Nghĩ vậy ông gọi cô giúp việc vào và hỏi :- Cố có lấy kính của tôi không ?Cô giúp việc là một cô gái đẹp, chu đáo nghe...
Đọc tiếp

Viết tiếp câu chuyện của @ trần gia đạo

Nhà bác học bị cận nặng phải đeo kính, không kính ông không nhin rõ được moi vật xung quanh. Một hôm, ông mất kính, tìm nhiều giờ cũng không thấy, ông nghĩ : "Trong phòng chỉ có ông và cô giúp việc được vào ... không lẽ ..." Nghĩ vậy ông gọi cô giúp việc vào và hỏi :

- Cố có lấy kính của tôi không ?

Cô giúp việc là một cô gái đẹp, chu đáo nghe nhà bác học hỏi thế tự ái, trả lời :

- Tôi chỉ làm việc của mình chưa bao giờ lấy gì của ông, hơn nữa cái kính của ông chẳng có ý nghĩa gì với tôi.

Bất ngờ trước câu trả lời của cô giúp việc, nhà bác học nhin thẳng vào cô. Lúc này ông nhận ra người giúp việc của mình là một cô gái rất đep. 

-ông liền nói cô đã có chồng chưa?

cô gái đỏ mặt nói. tôi chưa. 

Thế cô có đồng ý lấy tôi không?

Hỏi ai lấy kính nhà bác học, và nhà bác học đó tên gì, cô gái có lấy nhà bác học không?

4
4 tháng 11 2016

...phòng

...cô ấy lấy

6 tháng 11 2016

1 phòng

2 không lẽ là cô ấy lấy

3 cô gái có lấy nhà bác học

12 tháng 12 2017

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

14 tháng 12 2017

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.



 

9 tháng 12 2016

lên google bạn nhévui

10 tháng 12 2016

Mình ko tìm dc ms nhờ moi ng giúp

Ở xóm quê cô Cúc có 1 câu chuyện lạ về 2 cô gái ma báo oán . Chuyện như sau :Có hôm rảnh , cô Cúc về thăm Bà Tư và ở lại chơi vài ngày . Nhà Bà Tư ở cuối xóm . Bà vừa hiền , vừa tốt bụng nên xóm làng ai cũng nể Bà .Nhưng cô Cúc vừa về cách mấy ngày thì lại có chuyện . Hai cô gái ở phố mới chuyển về đây mướn phòng trọ ở nhà bác Lý thì đột nhiên 2 hôm sau người ta tìm thấy xác...
Đọc tiếp

Ở xóm quê cô Cúc có 1 câu chuyện lạ về 2 cô gái ma báo oán . Chuyện như sau :

Có hôm rảnh , cô Cúc về thăm Bà Tư và ở lại chơi vài ngày . Nhà Bà Tư ở cuối xóm . Bà vừa hiền , vừa tốt bụng nên xóm làng ai cũng nể Bà .
Nhưng cô Cúc vừa về cách mấy ngày thì lại có chuyện . Hai cô gái ở phố mới chuyển về đây mướn phòng trọ ở nhà bác Lý thì đột nhiên 2 hôm sau người ta tìm thấy xác 2 cô trôi trên sông sau nhà bác Lý . Được biết cô gái nhỏ tên Liễu , năm nay cô 16 tuổi , học hành rất giỏi , nhưng vì nhà quá nghèo cô phải bỏ học năm 14 tuổi , năm cô 15 tuổi cha mẹ cô mất , bỏ lại cô và người chị ruột của cô . Còn cô gái lớn thì đương nhiên là chị của Liễu , cô tên Thuỷ , cô vừa tròn 21 tuổi , sau khi cha mẹ mất cô bán căn nhà cũ để nuôi em mình , rồi dọn về đây sống vì nghe nói tiền thuê ở đây rất rẻ , sau đó tìm công việc gì đó để làm kiếm sống . Nhưng sự việc đáng tiếc đã xảy ra , không ai biết lí do vì sao 2 cô chết .
Tối hôm đó , cô Cúc nằm mơ thấy 2 cô gái hiện về . Tóc xoã dài , mượt mà một màu đen. Mặc đồ trắng ,toàn thân đầy máu . Liễu cúi xuống vang lên tiếng khóc than , Thuỷ lẩm bẩm các câu trong miệng :” Giúp chúng tôi , chúng tôi bị hại !! Giúp chúng tôi , chúng tôi bị hại !! ….” Lúc này cô Cúc giật mình tỉnh giấc , cô kể cho Bà Tư nghe giấc mơ kì lạ . Nghe xong , Bà Tư bảo :” con hãy thử nghe nó xem , có thể nó muốn nói với con điều gì đó ” Cô Cúc lại ngủ , lại gặp 2 cô gái .Lần này cô Cúc nói :” có phải các cô muốn nói với tôi chuyện gì không ?” Thuỷ đưa cho cô Cúc 1 cái đĩa và dặn :” cô hãy cho mọi người xem cái này ” Cô Cúc lại tỉnh giấc , trên tay cô còn cầm cái đĩa đó . Trời vừa sáng , cô đã mở đĩa lên . Trời ơi !! Chính bác Lý đã bỏ độc vào canh đem biếu 2 cô rồi tới cảnh trúng độc , bác Lý lại đem xác 2 cô vứt xuống sông !!! Thật độc ác !!!
Về công an điều tra , bác đã khai chính bác đã giết 2 cô vì cha mẹ họ không trả đủ tiền nợ mà mất sớm . Bác đã đòi nợ với họ mà họ không có tiền , bác tức đến mức giết người . Còn về phần 2 cô gái , từ ngày đó cô không còn hiện về nữa . Hôm sau cô Cúc về phố , khi nhìn trong ngôi nhà trọ, cô thấy 2 bóng thiếu nữ đang cười vẫy tay tạm biệt cô rồi cúi đầu như cảm ơn cô đã giúp họ .

0
25 tháng 10 2021

sự việc chính là em đi học về gặp một người có bầu nên em cầm giúp đồ và đưa người đó về nhà

25 tháng 10 2021

Hôm nay, sau khi tan học em cùng các bạn cùng lớp nô nức cùng nhau trở về nhà. Trên con đường làng, các bạn nhộn nhịp ra về, người trước người sau vô cùng huyên náo, vui vẻ. Khi em và các bạn đang trò chuyện vui vẻ thì bỗng thấy bên kia đường là một người phụ nữ trẻ đang bế con, tay bên kia thì xách lỉnh kỉnh rất nhiều đồ đạc. Dưới trời nắng nhìn bộ dạng của cô ấy đầy khó khăn, mệt mỏi. Em đã được cô giáo dạy phải biết giúp đỡ những người gặp khó khăn nên em đã quyết định cầm đồ giúp cô ấy.

Trời mùa hè nắng như đổ lửa, chúng em trở về nhà mà đứa nào đứa nấy đều nhễ nhại mồ hôi. Tuy nhiên, chúng em về cùng nhau và tự tưởng tượng ra những món ăn ngon lành trong mâm cơm của mẹ, cốc nước chanh mát lạnh của bố thì em vẫn rất vui vẻ, tung tăng vừa chạy vừa nô đùa cùng các bạn về nhà. Nhưng đang trên đường thì xuất hiện trước mắt em đó chính là hình ảnh của một người phụ nữ trẻ đang bế một em nhỏ, đặc biệt là tay bên chia của cô xách theo đủ thứ đồ từ quần áo của em bé đến một chiếc túi xách lớn. Trời nắng nóng nên khuôn mặt của cô ấy đỏ bừng, em bé cũng vì quá nóng mà khóc ré lên.

Không kịp suy nghĩ gì, em vội chia tay các bạn và chạy đến chỗ của cô ấy, em đã nói với cô “Để cháu giúp cô xách đồ nhé?” . Cô ấy hơi ngạc nhiên về sự xuất hiện bất ngờ của em, rất nhanh sau đó cô ấy đã mỉm cười đầy dịu dàng và nói với em “Vậy cô cảm ơn. Giúp cô xách túi đồ này nhé”. Em dạ một tiếng đầy hào hứng. Cô giáo luôn dạy chúng em phải luôn giúp đỡ mọi người nên khi có thể giúp được cô thì em đã rất vui. Vì em xách đồ giúp nên cô có thể dỗ cho em bé hết khóc, lúc này đôi mắt to đen long lanh ngập nước của em bé nhìn tôi đầy tò mò, khuôn miệng cười to lên đầy thích thú. Cô thấy vậy nên cũng vui vẻ theo và bắt chuyện với tôi “Em bé rất thích cháu đấy. Cô cảm ơn cháu vì đã xách đồ cho cô nhé, nếu mệt thì nói cho cô nghen”.

Sau vài câu nói chuyện tôi đã biết cô ở cùng làng với tôi, vì cô sống ở thành phố nên tôi không biết mặt cô, lần này được nghỉ phép nên cô về thăm quê. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng em đã rất vui vì đã làm được một việc có ích, dù là nhỏ thôi nhưng cũng khiến em tự hào lắm, em tự hứa sẽ thường xuyên giúp đỡ người khác hơn nữa để làm một người con ngoan, trò giỏi.

Câu 14: Chủ ngữ trong câu văn sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”a. Cô giáob. Cô giáo đã giúp tôic. TôiCâu 15: Từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động.”a. truyền thốngb. truyền hìnhc. truyền cảmCâu 16: Các câu trong đoạn văn sau: “Một họa sĩ vừa về một làng quê có mấy ngày mà...
Đọc tiếp

Câu 14: Chủ ngữ trong câu văn sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”

a. Cô giáo

b. Cô giáo đã giúp tôi

c. Tôi

Câu 15: Từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động.”

a. truyền thống

b. truyền hình

c. truyền cảm

Câu 16: Các câu trong đoạn văn sau: “Một họa sĩ vừa về một làng quê có mấy ngày mà đã vẽ được bao nhiêu là tranh phong cảnh. Ông ở bao nhiêu ngày thì vẽ được chừng ấy bức tranh.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ

b. Thay thế từ ngữ.

c. Cả thay thế từ ngữ lặp từ và.

Câu 17: Tên người nào viết đúng chính tả?

a. Tho-mas-Ê-di-son

b. An- đéc- xen

c. Lu-i pa-xtơ

giúp em với

 

1
18 tháng 3 2022

c14; a

c15;c

c16;b

c17;c

5 tháng 9 2016

Kate is an Australian student. She lives far from city. She doesn't go to school. She studies on the Internet. After breakfast, she helps her parents with their works. In the afternoon, she works with her teacher on the internet. In the evening, she does her homework. Before sleeping, she mails for her teachers. She meets her friends once a week and she plays sports with them on Sunday. She usually chats with her friend, Mai, who lives in Vietnam.

5 tháng 9 2016

Kate is an Australian student. She lives far from the city. She doesn't go to school. She studies online. After having breakfast, she helps her parent with their works. In the afternoon, she works with her online teacher. In the evening, she does her homework. Before goes to bed, she writes an email to her teachers. She meets friends once a week and plays sport with them on Sunday. She often chats online with her friend - Mai at Viet Nam.

13 tháng 5 2019

Em gặp người phụ nữ ấy trên đường đi học về.

- Một tay cô ấy bồng một đứa trẻ chừng một tuổi, một tay cô ấy xách một túi xách nhỏ nhưng xem chừng khá nặng.

- Em đề nghị giúp đỡ cô ấy.

- Cô ấy đồng ý và cảm ơn em.

- Em xách đồ giúp cô ấy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện.

- Lúc chia tay cô ấy cảm ơn em rất nhiều và khen em là một đứa bé ngoan.

25 tháng 12 2021

bạn tham khảo :

Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thương. Mỗi khi chiều xuống, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật vô tình, tôi đã tận mắt chứng kiến toàn vẹn câu truyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời. Ông giáo làm nghề dạy học đã lâu nhưng đời sống cũng chẳng khá giả gì. Ổng cùng vợ con sống trong một căn nhà đơn sơ nhỏ bé. Trong nhà chỉ giản dị và đơn giản một cái chõng tre, một cái giường cũ, mấy bộ quần áo, một tủ sách nhỏ và mấy bộ bàn và ghế cũ để dạy học cho lũ trẻ trong làng. Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa lại rất nhân hậu nên thường dạy học trò không lấy tiền. Vì vậy, đời sống của ông cũng chả khá hơn những người nông dân chúng tôi là mấy. Như thường lệ, thấy tôi sang, ông rót nước mời tôi. Đặt bát chè tươi xuống bàn, ông giáo lại nói về chuyện lão Hạc. Lão Hạc là hàng xóm liền kề với hai mái ấm gia đình chúng tôi. Lão thân và kính trọng ông giáo lắm. Có chuyện gì lão cũng kể cho ông giáo nghe, xin quan điểm của ông. Tuy cũng là nông dân nhưng lão khổ hơn chúng tôi gấp bội phần. Nhà lão nghèo lắm, vợ lão mất sớm, được thằng con trai khỏe mạnh thì lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ. Cả mái ấm gia đình chỉ còn mỗi lão Hạc thui thủi sống một mình cùng con chó vàng trong túp lều mục nát. Ngày nào lão cũng phải đi làm thuê kiếm miếng ăn khiến tôi không tránh khỏi thương cảm. Lão vừa ốm hơn hai tháng trời, có bao nhiêu tiền tích góp đều tiêu hết cả. Nhiều lúc, tôi cũng muốn giúp lão nhưng nhà nghèo, cố gắng nỗ lực lắm, thi thoảng tôi cũng chỉ giúp lão được củ khoai, bát gạo. Buổi chiều hôm ấy, tôi và ông giáo đang ngồi trò chuyện thì lão Hạc sang. Dạo này chắc không có gì ăn nên lão gầy quá. Hôm nay trông lão có vẻ như buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi. Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à? ”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui tươi, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão khởi đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều nỗ lực an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ như đồng ý chấp thuận với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút ít. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như kiếp tôi ví dụ điển hình”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu truyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khó, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng quá bất ngờ khi có người bần hàn đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong ước sao cho lão bớt khổ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc khiến tôi cảm động rơi nước mắt và in sâu vào tâm lý tôi. Một con người lương thiện, nhân hậu như vậy mà vẫn phải chịu khổ đau. Ước sao cho số phận của lão Hạc sẽ bớt đi những cay đắng và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn để không ai phải khổ như lão Hạc.