Nhận xét về hình thức trình bày của tờ quảng cáo.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết quảng cáo cho danh làm thắng cảnh:
TOUR DU LỊCH DANH THẮNG TRÀNG AN- NINH BÌNH
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Alpha HN
Tràng An là khu du lịch sinh thái đã được UNESCO công nhận di sản thế giới từ 2013. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi dày đặc, nhiều hang động cổ, hồ, đầm đẹp, huyền bí đã tạo nên một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước
Du lịch Alpha cam kết giá tour chất lượng và tốt nhất cho Qúy khách hàng! Chữ tín làm trọng!
Chọn C
+ Gọi thời lượng công ty đặt quảng cáo trên sóng phát thanh là x (phút), trên truyền hình là y (phút). Chi phí cho việc này là:800.000x + 4.000.000y (đồng)
Mức chi này không được phép vượt qúa mức chi tối đa, tức:
800.000x+ 4.000.000y ≤ 16.000.000 hay x+ 5y-20 ≤ 0
Do các điều kiện đài phát thanh, truyền hình đưa ra, ta có:x ≥ 5 và y ≤ 4
Đồng thời do x; y là thời lượng nên x; y ≥ 0
Hiệu quả chung của quảng cáo là x+ 6y.
Bài toán trở thành: Xác định x; y sao cho:
M( x; y) = x + 6y đạt giá trị lớn nhất.
Với các điều kiện :
Trước tiên ta xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình (*)
+Trong mặt phẳng tọa độ vẽ các đường thẳng
(d) : x + 5y - 20= 0 và (d’) ; x = 5; ( d’’) y = 4.
Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là phần mặt phẳng(tam giác) không tô màu trên hình vẽ
Giá trị lớn nhất của M( x; y) =x+ 6y đạt tại một trong các điểm (5;3) ; ( 5;0) và ( 20; 0).
Ta có M (5; 3) = 23; M( 5; 0) = 5 và M( 20; 0) = 20.
+ Suy ra giá trị lớn nhất của M( x; y) bằng 23 tại ( 5; 3) tức là nếu đặt thời lượng quảng cáo trên sóng phát thanh là 5 phút và trên truyền hình là 3 phút thì sẽ đạt hiệu quả nhất.
- Giống nhau: Đều cung cấp thông tin về lễ hội Đền Hùng
- Khác nhau
+ Nội dung:
(a): Giới thiệu về những sự kiện diễn ra trong lễ khai mạc
(b): Những điều cần lưu ý khi tham gia lễ hội
+ Hình thức
(a): văn bản
(b): Hình ảnh (Infographic)
- Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam :
Tư sản Việt Nam tổ chức phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.
Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.
Năm 1923, địa chủ và tư sản ở Nam Kì lập Đảng Lập hiến, đòi tự do, dân chủ.
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong nước :
Diễn ra sôi nổi :
Thành lập tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ...
Ra những tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng Dân. lập nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
Sự kiện nổi bật : đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926).
- Nhận xét về phong trào :
Tác động của hoàn cảnh quốc tế và những chuyển biến về kinh tế, giai cấp, xã hội ở Việt Nam đã thúc đẩy phong trào dân tộc có những điểm mới.
Lực lượng tham gia gồm có tư sản dân tộc (một số rất ít), tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, công nhân v.v...
Mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền chính trị.
Hình thức đấu tranh bằng báo chí, yêu sách chính trị, mít tinh, biểu tình, bãi công và đặc biệt về tổ chức đã xuất hiện các tổ chức hoạt động văn hoá yêu nước và dân chủ, hội, đảng chính trị.
refer
Sau thời gian cầm cự và tạm hoà hoãn, từ năm 1424, Lê Lợi đã chuyển sang thời kì tổng phản công. Đến cuối năm 1427, khi 15 vạn quân tiếp viện của giặc tan tành, buộc Vương Thông phải giảng hoà. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi. Đất nước ta bước vào thời kì mới. Trong không khí tưng bừng của toàn dân tộc đón mừng xuân chiến thắng, đầu năm 1428 Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi thảo bài Cáo này để tuyên bố với nhân dân cả nước biết: Cuộc kháng Minh đã thành công rực rỡ, đất nước trở lại thanh bình.
Mở đầu bài Cáo, tác giả khẳng định lập trường chính nghĩa của ta trên cơ sở đạo lý:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là quan niệm tư tưởng nhân sinh của Nho giáo. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí
Và cũng theo quan niệm của nho giáo, nhân nghĩa là cái gốc của sự việc. Trong thư số 8 trả lời Phương Chính, Nguyễn Trãi đã từng nói: “Phàm mưu đồ việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, làm nên công lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu”
Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến trong bài Cáo là “cốt ở yên dân”. Và vì thế muốn thực hiện được nó ta phải “trước lo trừ bạo”
Bằng hai câu mở đầu, không chỉ nêu nên tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh mục đích và phương tiện để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa đó. Nhân nghĩa phải biết tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho nhân dân.
Nhân nghĩa mà tác giả nói tới là nhân nghĩa chân chính, chứ không phải giả nhân giả nghĩa như bọn giặc vẫn huênh hoang
Và cũng bằng cách vào đề lý luận khái quát, tác giả đã gây được không khí trang trọng thích hợp cho bài cáo và đồng thời xác định rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến
Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa là phù hợp với đạo lí của thời đại thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam là một chân lí khách quan
Sau khi khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến về mặt đạo lý, Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định tính thực tế của đạo lí đó qua
Mà trước hết ông khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt như một chân lý khách quan:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Sông núi bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa Thăng Long được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử “đã lâu”, đã có “từ trước” đằng đẵng mấy nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền “sông núi bờ cõi”, mà còn có thuần phong mỹ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng “bao đời gây nền độc lập”, đã từng “xưng đế một phương, có nhiều nhân tài hào kiệt…”
Khác với ý trong bài Hịch, Tổ Quốc ở đây không phải được hình dung bằng thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợ con, tông miếu phần mộ…mà với Nguyễn Trãi, Tổ Quốc được định nghĩa bằng những khái niệm trừu tượng được rằng nước ta là một nước có cương vực lãnh thổ, có quá trình độc lập, có quốc hiệu, có văn hoá phong tục chứ không phải là một quận, một huyện của Trung Quốc, cũng không phải là một bộ lạc man di mọi rợ
Đến đây, giọng điệu câu văn ngắn gọn, khoẻ, chắc, cách lập luận chặt chẽ như một lời tuyên bố đanh thép, tác giả đã nêu bật được sự tồn tại của một quốc gia nhỏ bé bên cạnh một quốc gia lớn trong không gian, thời gian, với truyền thống đấu tranh anh dung của nó.
Từ xa xưa chính sách đồng hóa của phong kiến Trung Quốc nhất là bọn giặc Minh rất hiểm độc. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục Trung Quốc, ăn mặc kiểu Trung Quốc, để tóc kiểu Trung Quốc, bó chân kiểu Trung Quốc, hòng làm cho ý thức dân tộc ta bị tiêu vong. Nhưng dân tộc ta vẫn tồn tại vì
Truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc:
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Dân tộc ta có một lịch sử chiến đấu oanh liệt, có thể sánh ngang với Trung Quốc. Những chiến công của anh hùng dân tộc ta như Ngô Quyền, Hưng Đạo còn ghi trong sử sách, những trận Bạch Đằng, Hàm Tử được muôn đời ca ngợi. Hãy xem: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị giết tươi, Ô Mã bị bắt sống. Đâu có phải là lời nói suông. Đó là một thực tế khách quan.
Và với lối diễn đạt sóng đôi tương phản, tác giả đã khẳng định được truyền thống đấu tranh cũng như tư thế độc lập tự cường của dân tộc ta. Ta nói đến truyền thống dân tộc để ta tự tin, giặc nghe để chúng kinh hoàng. Quả vậy, dân tộc ta chẳng những đã phát huy thắng lợi trong việc đấu tranh chống phong kiến Trung Quốc, mà còn tiếp tục đấu tranh đánh đổ ách thực dân Pháp, Nhật, Mỹ xâm lược. Và trước sau, thời nào cũng vậy, toàn thắng ắt về ta.
Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian.
Cách trình bày quảng cáo có nhiều nét đặc biệt : lời vẫn thật ngắn gọn, được viết thành từng dòng riêng. Nội dung là thông báo những điều mà mọi người đều quan tâm : nhiều tiết mục hay, rạp được tu sửa, giá vé giảm, nhiều buổi diễn trong ngày, liên hệ thuận lợi. Cách trình bày đẹp dùng nhiều khổ chữ khác nhau. Những điều quan trọng được in đậm nét. Ngoài chữ viết còn có tranh minh họa.
- Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939
+ Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
Phong trào Đông Dương Đại hội
Năm 1936, Đảng phát động nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936).
Các ủy ban hành động thành lập, phát truyền đơn, ra báo chí, tổ chức mít tinh, hội họp, thảo luận những yêu cầu về dân chủ, dân sinh.... Tháng 9/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động. tịch thu các báo...
Qua phong trào, đông đảo quần chúng đã thức tỉnh, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
Phong trào đón Gô-đa và Brêviê : năm1937, lợi dụng sự kiện đón Gôđa và Brêviê, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng ; tranh thủ đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Nhận xét phong trào :
Phong trào đấu tranh diễn ra trên quy mô lớn, phạm vi cả nước. nhưng tiêu biểu nhất là những hoạt động ở thành thị, ở những thành phố lớn : Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Mục tiêu : chống bọn phản động thuộc điạ và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.
Lực lượng tham gia đông đảo bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, tiểu tư sản trí thức.
Hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, nhiều hình thức đấu tranh lần đầu tiên được Đảng ta áp dụng.
Hình thức trình bày của tờ quảng cáo: Sinh động, nhiều hoạt tiết và nhiều phông chữ, màu chữ bắt mắt. Các nội dung quan trọng được tô đậm màu, thay màu chữ, kiểu chữ.