K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6

Các từ in đậm có tác dụng liên kết câu đứng trước nó

1 tháng 6 2021
                 Phụ trước                  Trung tâm
                  Vốn đã rất                    Yên tĩnh
27 tháng 11 2017
Phụ trước Trung tâm Phụ sau
Vốn đã rất Yên tĩnh  
  sáng vằng vằng ở trên không
  Nhỏ lại
28 tháng 3 2017

Đáp án

Các từ tượng hình, tượng thanh:

dịu dàng, nặng nề, từ từ, lưng lẻo, lưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

1
4 tháng 10 2018

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

- Định: đánh giá sự việc chưa xảy ra.

- Phải: khẳng định tính tất yếu của sự việc.

- Thật sự: khẳng định tính chân thực của sự việc.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô...
Đọc tiếp

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô đơn , lạnh lùng của mùa đông ...... Nhớ đến những hạt tuyết rơi rơi lại cảm thấy phiền muộn , nhớ về những ngày tháng vui buồn đã qua ..Thời gian ơi !!!! Xin hãy ngừng trôi....để tôi có thể bắt đầu lại cuộc đời ....được không?Nỗi nhung nhớ ấy vẫn không ngừng khêu gợi trong tâm trí tôi - Cuộc tình năm xưa nhưng chúng ta không thể ở bên nhau .......Phải chăng , tuyết là sự bi thương trong cuộc đời???? Nguyệt là vẻ đẹp tĩnh mịch của trời đêm , là tâm tư giấu kín ,là sự vương vấn của một nỗi niềm riêng ...Trăng dù đẹp thuần khiết nhưng nó cũng mang một bản tình ca sầu bi ai, cô hoạnh ....Khi ngước nhìn trăng sáng , tròn đêm khuya chẳng ai là không nhớ đến những hẹn ước , hẹn thề sống chết có nhau.Trăng khiến chúng ta đồng cảm với nó, vì trăng cũng cô đơn ..... Suy cho cùng thế gian cũng chỉ khổ vì tình ái , Phong hoa tuyết nguyệt .... Tình đến rồi đi như cơn gió , như hoa nở rồi tàn phai , như năm tháng cô hoạnh bên trăng rằm vì ai..., Như sương tuyết thấu những nỗi lòng ai giấu kín.... Hỏi thế gian tình ái là chi ...mà đôi lứa thề nguyền sống chết???????

11
21 tháng 12 2018

this is feeling if you are thất tình

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

1
1 tháng 7 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt tè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.

1